Có nên bắt trẻ học tư duy lô-ghích sớm không?


Tôn Phi.

Tôn Phi.

Lô-ghích, tiếng Anh: logic, tiếng Pháp: logique.

Đây là cháu gái, con trẻ của bà chủ quán tôi. Cháu đi học về là ngồi vào bàn và vẽ.
Ở Việt Nam hiện nay, lớn lên, con trẻ mới vào lớp 1, 2, 3 sẽ bị làm toán lô-ghích. Bố mẹ cho con đi học trung tâm, tưởng là mình yêu con, mà không biết mình đang giết hại đứa con.

Tuổi thơ học thuộc lòng, tuổi trung học là phân tích, lên đại học là sáng tạo.

Việt Nam đang làm ngược lại, bắt con trẻ học phân tích khi nó còn là tuổi thơ. Tuổi thơ, chỉ cần học các bài thơ đồng dao, đồng thoại của dân tộc. Tác dụng học thuộc lòng trong giai đoạn này rất quan trọng. Tuổi thơ là tuổi chưa bị tạp nhiễm, do đó cần phải thuộc lòng điều gì thì phải thuộc lòng trong giai đoạn tuổi thơ, lớn lên chút rồi khi não đã cứng, không thể bắt các em học thuộc lòng được nữa.

Học ngoại ngữ cũng học thuộc lòng. Cô giáo Hồng Hiếu dạy tiếng Pháp của chúng tôi phản đối lối học ngữ pháp. Cho trẻ học ngữ pháp, nó đâm ra gian lận. Lối học ngoại ngữ vững bền nhất là học thuộc lòng.

Ngày nay, con trẻ Việt Nam dán mắt vào cái Ipad, biết làm toán, nhưng hỏi thì không đứa nào biết một câu lục bát, một câu ca dao. Thủ tướng Trần Trọng Kim từ lối năm 1930 đã nói rằng, nền giáo dục này là một nền giáo dục giả dối. Nền giáo dục hiện nay là tiếp nối nền giáo dục Pháp thuộc, và cũng thất bại nặng nề, để lại một tương lai vô cùng tăm tối cho thế hệ Việt Nam mai hậu, đúng như lời tổng thống Mỹ Ronald Reagan.

Người Do Thái cho trẻ em độ 3-4 tuổi học thuộc lòng các bài Thi Thiên (Thánh Vịnh), là những bài thơ do vua Đa-vit và vua Sa-lô-môn (con vua Đa-vit) sáng tác và san định. Cho đến nay nền giáo dục Do Thái không mấy chú trọng đến kỹ thuật, vì nó là chuyện của bậc đại học, còn tiểu học và trung học họ để trẻ phát triển hồn nhiên.

Đừng bắt nó làm toán lô-ghíc làm chi. Thần đồng toán học Mã Lai 7 tuổi được mời sang Anh học, sang đó em không thích nghi được môi trường mới, cuối cùng thành gái điếm. Câu chuyện này cho thấy, đừng cắt những cơ năng của đứa trẻ để phục vụ một cơ năng duy nhất. Cô bé người Mã Lai nọ, không hề có đồng dao dân tộc trong tâm hồn, một mình ở tỏng ký túc xá ở đại học Anh, thì làm sao chống chọi nổi với cuộc đời ở xứ Anh? Người lớn ở Anh làm gì, thì cô bé Mã Lai sang làm theo như thế.

Hoa Kỳ, xứ sở từng ca ngợi toán lô-ghích dành cho trẻ nhỏ, những đứa trẻ đó lớn lên và tham gia Black Lives Matter. Họ đang rất đau đầu khi không có kinh điển dân tộc để dạy cho trẻ. Bên Tàu -Việt may mắn có Kinh Thi, là những bài thơ đúng cho mọi thời và mọi nơi, lại giàu thiên nhiên, dễ nhớ, có tác dụng tưới tắm cho hồn người. Mỹ không kiếm đâu ra những vần thơ như vậy.

Có môn bắt học thuộc lòng, tôi là người phản đối. Môn đáng học thuộc lòng thì lại không học. Ví dụ, bài thơ Bàn Cổ đáng để học thuộc lòng. Giờ đây, hỏi bài thơ Bàn Cổ thì sinh viên Văn Khoa không ai thuộc, mặc dù đó là những trang sơ nguyên quan trọng nhất mà cử nhân văn chương phải thuộc. Còn phần nhành, lá thì không thuộc có can chi. Bắt thuộc nhành lá. Kết quả: 100 đứa đi thi thì 95 đứa nhét tài liệu trong túi quần. Con người bị ép đâm ra gian dối. Tôi tức quá, hết buổi nhưng không làm bài thi. Tuổi đại học quan trọng nhất là sáng tạo.

Nói chung, đứa trẻ khi nhỏ hồn nhiên và đáng yêu là thế, lớn lên nó trở thành thảm họa, là do người lớn đặt ra những quan niệm về đứa con, mà thường là quan niệm sai.

Xã hội chạy theo loghich nên không còn tình người. Chiếm đoạt hay là chết? Cá chưa đến tuổi để bắt, phải bắt sạch. Người sau không có cá nữa. Năng suất lao động cao hơn trước nhưng xã hội lại thiếu thốn hơn trước.

Tô Thùy Yên, chàng sinh viên tài hoa nhất trường Văn Khoa về thi ca có viết đôi câu thơ rất ẩn ý thế này:
“Như mặt trời con nhỏ bé thật dễ thương
Sẽ rơi rụng dọc đường lên dốc tuổi”.

Ai làm cho bé con rụng? Thưa, chính người lớn.

Một ngành, nếu không có nhà tư tưởng, thì sẽ tha hóa. Trong ngành giáo dục Việt Nam, trong nước, đã xuất hiện một số nhà tư tưởng: cô Lã Minh Luận ở Hà Nội, thầy Lê Trọng Hùng ở Hà Nội, thầy Đặng Đăng Phước ở Đăk Lăk. Sớm hơn chút nữa là bác sĩ Nguyễn Đan Quế ở trường y dược Sài Gòn.

Ngày 27 tháng 08 năm 2020.
Tôn Phi.

3 bình luận về “Có nên bắt trẻ học tư duy lô-ghích sớm không?

  1. Trên thế gian này không có điều gì độc ác cho bằng bắt ép não bộ của một trẻ thơ phải suy nghĩ, tư duy thuộc dạng thức tư duy của người lớn.

    Thích

  2. Về nguyên tắc giáo dục, tuổi mẫu giáo và lớp 1, lớp 2, lớp 3 bậc tiểu học trẻ con học qua tư duy trực quan hình tượng, mức độ nhận thức chỉ là: nhắc lại được, kể tên được… Vì vậy, tuổi này chỉ cần học thuộc lòng,
    Có một điều cần lưu ý, lứa tuổi này rất nhanh thuộc lòng, không cần rẽ phải giải thích được, đến khoảng từ lớp 4 trở lên dần dần những bài thuộc lòng đó sẽ được trẻ chiêm nghiệm và giải thích, lúc bây giờ nhưng thức trẻ lên bậc hai đó là hiểu được: tức là, Trình bày được, giải thích được..
    Nếu bỏ qua hai bậc nhận thức này, bắt trẻ con học tư duy lôgic sẽ bị phá vỡ đặc điểm nhận thức của trẻ, học mệt não sẽ lười biếng tư duy kéo theo cả một hệ lụy về sau này.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s