Vì sao dân gian có câu: “Cha làm thầy đồ, con đốt sách?”

Ông thầy đồ Việt Nam và các trò vào khoảng thế kỷ XIX. Ảnh tư liệu.

Qua thời gian, thầy đồ Nho mất dần vị thế. Khoa thi chữ Nho cuối cùng của Việt Nam đầu thế kỷ XX báo hiệu một sự suy thoái mà không ai nhìn ra các hệ lụy về sau. Chẳng còn ai thích thú gì thầy Khổng. Thầy ấy cũ rích và hay nói đạo đức. Lần lại bằng phương pháp khoa học và triết học, ta còn thấy ở đó những giá trị có thể ứng dụng cho đời sống mới, đời sống tân tiến.

Thầy đồ là hướng đạo sư trong làng Việt Nam. Địa vị của người thầy không phải là thực quyền, không dọa dẫm được như lý trưởng, cai lậy, nhưng được dân làng ngầm tôn trọng và bảo vệ xuyên suốt dòng lịch sử.

Anh đồ có gì hơn người mà người trong làng mến anh đến như vậy?

Lớp của thầy đồ Nho không có nạn nam sinh đánh nhau, học trò của bà đồ Nho Đoàn Thị Điểm cũng không có nữ sinh giật tóc nhau. Thà cho con đi học thầy đồ, dù không được chữ thì cũng không lêu lổng ngoài đường hư hỏng. Thầy đồ Nho duy trì được tình thống nhất trong làng. Có thầy đồ Nho thì quân phân ruộng đất, không có thầy đồ Nho thì đất trong làng phân lô bán nền. Vì vậy, lý trưởng, cai lậy cực kỳ ghét anh, nhưng không tìm ra sơ hở để trị tội anh. Giữa hai thế lực luôn luôn kình nhau, một bên là lý trưởng trong làng luôn muốn sưu cao thuế nặng, một bên là anh đồ bảo vệ dân giảm thiểu các thuế má, cho nên có thế cân bằng, dân làng được an vui sinh sống.

Thầy đồ Nho không dùng bằng cấp hay hứa hẹn chỗ làm mà sinh viên vẫn đến theo học. Hệ thống tín chỉ dùng mét lít thước thốn để đo con người ngày nay lại bộc lộ những sai lầm. Nó có tác dụng như cái cân mẫu dùng cho nước nào nơi nào cũng được, khỏi dùng hệ thống cân đo lộn xộn. Nhưng nó có tác hại ở chỗ, con người không phải là mét lít thước thốn, nếu dùng mét lít thước thốn để đếm con người thì mười phần hết tám, chín phần rơi rớt ra ngoài. Nho dùng lối “đào tạo liên tục”, ai nấy vào trường đều được, không cần sơ yếu lí lịch, cho nên có thể thấy được, so với thời nay thì thời trước đã là thành tựu lớn lao và ơn ích.

Trải qua thời gian quá dài, không có ai giải quyết các chỗ bế tắc, sự học, gắn nhãn Nho gia, ngày càng sa sút. Người cha, làm thầy dạy học, không giải nghĩa được các công án (các khúc mắc về lý thuyết), cho nên người con không phục, và bỏ học. Cho nên dân gian có câu: “Cha làm thầy đồ, con đốt sách”. Khi người cha- cũng không hiểu được tinh túy của Nho-thì công việc chỉ có giỏi về mặt chữ, bắt con trai học chữ, đương nhiên nó ghét nó đốt. Trong Papillon, người tù khổ sai, thằng ăn trộm giỏi nhất nước Pháp là con trai của hai nhà giáo. Làng cạnh làng tôi, chung lũy tre, cha làm trưởng phòng giáo dục, con bỏ học sang Mã Lai làm thuê. Thầy Khổng cũng không truyền được đạo Nho cho con trai, mà phải đợi đến cháu trai mới nối lại được là vậy.

Thầy Khổng thuộc phiên bản thầy đồ thứ hai. Thầy chuyển sinh, đến và làm được rất nhiều công việc, cô đọng tư tưởng dài dòng và hoang dã lại thành những câu cách ngôn ngắn gọn. Nhưng đời thầy ngắn quá, có những câu đang dang dở, chẳng hạn như câu “Lộc tại kỳ trung hỹ” thì sau khi thầy mất, người đời không ai hiểu. Chẳng hạn, Chu Hy hiểu sai câu trên, rằng, người sĩ tử đi thi đỗ đạt và làm quan thì có lộc, thì sinh ra nạn gian lận thi cử. Những nhà sư phạm sau Chu Hy nói theo ông. Phải đến lúc thầy Kim Định, thế hệ thầy đồ phiên bản 3.0 chuyển sinh, thì Nho gia mới giải nghĩa được câu “Lộc tại kỳ trung hỹ”. Chuyện đó về triết lý vẫn hơi khó hiểu, chuyện toán học phép tính sau đây dễ hiểu hơn về tài năng của thầy Kim Định. Nhà giáo Trần Trọng Kim thắc mắc mãi: Tại sao 18 đời Hùng Vương lại kéo dài đến những 4500 năm, không lẽ một vua Hùng sống thọ được 250 năm? Như đã nói, một vấn đề được phát biểu lên thì phải mất một thời gian sau mới có người giải.Trần Trọng Kim là giáo sư sử học đào tạo từ trường Tây, chắc không phải người mê tín. Không giải được thì nhận mình không giải được, ấy là người trí thức, như thủ tướng Trần Trọng Kim. Còn những người không giải được rồi bảo triết Nho huyễn hoặc, ngoài đường có đầy loại người này. Một câu trả lời hợp lý được kiểm chứng bởi các tiêu chí khoa học thì được coi là hợp lý. Thầy Kim Định đã giải được công án trên, rồi mất.

Thế hệ thầy đồ Nho đầu tiên là mẹ Nữ Oa-bố Phục Hy. Lý tưởng về thầy đồ đầu tiên vẫn còn trong Nghiêu, Thuấn. May mà thầy Kim Định đến, có bằng cấp (tiến sĩ triết học, giáo sư thần học). Ngài đến và khai mở ngành triết văn (philo-lettres). Chẳng may binh lửa triền miên. Công trình của ngài còn dang dở. Chúng tôi là thế hệ tiếp nối ông, vẫn thuộc thế hệ thứ ba. Thầy Kim Định đã làm cho hết, chẳng hạn như, giải nghĩa hết 15 truyện trong Lĩnh nam trích quái, giải được vụ án 18 vua Hùng, từ kinh hùng làm thành khải triết. Chúng tôi chỉ làm bước còn lại, là đem ra “đốc hành”. Tôi đã theo học hết sách của ngài, hiểu được khoảng 70%, cho nên phải đọc đi đọc lại nhiều lần.

Trong suốt một thời gian dài, từ lúc thầy Tử Tư (cháu 3 đời của Khổng Tử), cho đến thầy Kim Định, là suốt hơn 2000 năm không có người giải nghĩa kinh điển. Thế thì, việc học chỉ có một mục đích duy nhất là ra làm quan. Nhật Bản biết tác hại của việc này, cho nên Nhật Bản không áp dụng khoa thi để tuyển lựa quan chức. Mặc dù, nếu duy trì khoa thi thì có thể bơm thêm được dòng máu lạ vào tầng lớp cầm quyền.

Vai trò của thầy đồ làng giảm sút từ khi các tôn giáo ngoại lai xâm nhập vào Việt Nam. Các tôn giáo lén lút lên núi, mở một cái am, không ai làm gì được. Thầy đồ phải bỏ tiền ra mua đất, cất nhà thì mới dạy học được. Các tôn giáo mua đất 1 đồng, dạng ưu đãi, còn thầy đồ nho thì mua đất với giá như dân thường, khó khăn trùng trùng không sao kể xiết. Ngày nay, Nho gia đang trở lại thế giới. Ví dụ, mô hình các bang ở Mỹ sử dụng luật khác nhau là ứng dụng của tư tưởng tự trị làng xã thôn quê nơi Việt Nam ta truyền sang.

Nho gia rất hiền, sống vắng lặng, nhưng không phải là không có anh hùng. Một khi quốc gia cần thì chỉ sau một đêm anh thầy đồ Nho Lã Mông bên Đông Ngô hàng ngày gõ đầu trẻ sáng mai đã thành tổng chỉ huy tài ba đánh cho quân đội Lưu Bị thua sấp mặt. Trần Hưng Đạo là một Nho gia, chỉ qua bài văn đủ thấy trình độ. Căn cứ vào văn chương của Đức Quốc Công Trần Hưng Đạo thì đo được hằng số Nho trong đấy. Làm thầy đồ Nho không nhất thiết phải giỏi đấm đá hay giỏi chữ Nho. Một người có phải là thầy đồ Nho hay không, nằm ở thái độ sống. Dân làng không khen ông thầy đồ Nho vì ông lắm chữ, ông lý trưởng hay ông cai lậy cũng biết chữ, thầy đồ cũng không có của cải để bố thi cho ai trong làng, mà người làng vẫn yêu mến ông, là vì ông đồ Nho giỏi dàn xếp các mâu thuẫn trong làng. Cuộc đấu tranh của Hồng Kông có đủ tăng lữ, từ linh mục Công giáo, mục sư Tin Lành, căng nhất là có cả giáo sĩ Pháp Luân Công tham gia, nhưng gần như đã hỏng, vì thiếu vắng thầy đồ Nho. “Nếu có quân tử thì nước không loạn”- Khổng Tử. Làng của thầy đồ Nho không có “mã tặc”. Lớp của không có nạn nam sinh đánh nhau, học trò của bà Đoàn Thị Điểm cũng không có nữ sinh giật tóc nhau, chứng tỏ nền giáo dục Nho là một thành tựu to lớn. Thầy đồ Nho không dùng bằng cấp hay hứa hẹn chỗ làm mà sinh viên vẫn đến theo học. Cho nên có thể thấy được, so với thời nay thì thời trước đã là thành tựu lớn lao và ơn ích.


Cho nên, con gái đồng quê vẫn thường nói:

“Không tham ruộng cả ao liền,
Tham vì cái bút, cái nghiên anh đồ.”

Con trai của thầy đồ đốt sách, vì đó là sách hiểu sai và giải sai lệch ý nghĩa của kinh. Khi đã có người giải nghĩa lại kinh, thì các con trai sẽ tìm lại sách, phục hồi Việt Đạo, như dự đoán càng ngày càng trúng mà 50 năm trước triết gia Lương Kim Định đã đưa ra.

Bài viết đã được đưa vào sách Triết lý giáo dục của nhà văn Tôn Phi.

Viết tại Đà Lạt, ngày 02 tháng 09 năm 2020.

Tôn Phi.
Góp ý tác giả: Tonphi2021@hotmail.com
Phone, Zalo, Whatsapp, Signal: +84344331741.

Trợ lý: tonthanck@gmail.com

Tác giả Tôn Phi hiện đồng thời là chủ nhân của Tập đoàn xuất bản Charlie Sài Gòn.

Advertisement

1 bình luận về “Vì sao dân gian có câu: “Cha làm thầy đồ, con đốt sách?”

  1. Mỹ từ đô thị hóa chỉ che mắt đa số người dân lao động thôi… không có lệ làng thì xã hội đó không bao giờ phát triển… nhìn thử mô hình các bang ở Mỹ sử dụng luật khác nhau mới thấy rõ ông cha ta đã thấy được sức mạnh. Phép Vua thua lệ làng từ lâu để góp phần giữ nước là vậy… ngoài luật chung thì tất cả các làng đều có khế ước riêng là vậy.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s