
Mới đây, lên đọc mấy báo nặc danh, thấy người ta chửi Trương Châu Hữu Danh. Anh Danh thuộc thế hệ “nhà báo oan”. Dù chửi Trương Châu Hữu Danh là “nhà báo bất lương” thì trước đó, bạn cũng đã phải công nhận anh ta là một “nhà báo”.
Ví dụ: người bố đi làm nuôi gia đình, không đủ tiền nộp BOT, thế là về nhà trút giận lên vợ con. Gia đình tan vỡ. Hỏi, ai gây ra tan vỡ các gia đình Việt Nam. Không thể không nói đó là đám chủ BOT. Lưu ý: đó chỉ là một phần, còn có những yếu tố khác. Chỉ bấy nhiêu thôi đủ để biết công ơn của nhà báo Trương Châu Hữu Danh đối với dân tộc Việt. Anh chấp nhận nguy hiểm, hy sinh thời gian sức lực và cả an toàn để giữ gìn hạnh phúc cho bao nhiêu gia đình.
Hai thế hệ nhà báo làm tên tuổi trên mạng. Một là thế hệ nhà báo Lê Phú Khải, nặng về lý thuyết, ít có chương trình hành động làm nên cốt lõi. Hai là thế hệ nhà báo Trương Châu Hữu Danh, hành động ào ào nhưng rất ít có lý thuyết. Điều này không nằm ngoài dự đoán của tiền nhân: Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi. 學而不思則罔,思而不學則殆. Học mà không làm không nghĩ thì mờ tối không hiểu gì, làm và nghĩ mà không học thì khó nhọc, mất công không. Nhà báo cũng cần có tiền để sống, và đôi khi phải làm thuật. Ví dụ, vụ giải cứu asanzo 1 doanh nghiệp mà cộng đồng chửi là “bẩn”, nhiều người không ưng anh Danh cứu doanh nghiệp đó, họ nói “Em có biết Danh nhận bao nhiêu tiền không?”. Vì không học kỹ mà làm ào ạt nên khi thiếu lý thuyết phải làm liều. Chưa kể, một số người đi theo anh Danh gặp nạn mà anh không chữa được. Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi.
Đối với các chủ BOT, người dân Việt Nam cần thương lượng với họ, chỉ dùng biện pháp với họ khi không còn nói chuyện được nữa. Sinh viên Hồng Kông đẩy một cuộc nói chuyện triết lý thành một cuộc cách mạng. Điều này ví như trái cây chín ty. Chín ty là chín trước tuổi. Ví dụ, những trái khế chín trước đồng bọn gọi là khế chín ty, nhìn vẹo tôn rất đẹp nhưng ăn thì không ngon. Cái gì cũng phải đúng thời của nó. Bài hát “Hỏi anh, hỏi em” nhận thức về chữ Thời rất hay. Trương Châu Hữu Danh hành động phải nhìn thời, mà thầy Khổng đã khuyên rằng “Quân tử thời trung”. Chúng tôi cũng có một người bạn, người bạn này chửi mạnh quá, không nhà mạng FPT, Viettel, VNPT nào lắp Internet cho anh. Chúng tôi góp ý với anh rằng, đừng chửi nhà mạng làm gì, nói chuyện với họ tử tế, trên cơ sở công pháp quốc tế. Cuối cùng, cả ba nhà mạng gặp anh, năn nỉ xin được lắp Internet cho anh.
Trở lại chuyện giới chủ BOT. Dân tộc Việt Nam nên đối xử với chủ BOT như thế nào? Chỉ có 3 hình thức đối xử với họ.
Nếu lấy ân báo oán thì chúng sẽ càng thu nhiều hơn. Vì vậy dĩ ân báo oán 以 恩 報怨 là đạo đức giả. Điều này hay thấy ở các chính trị gia sa-lông quen diễn thuyết trong phòng trà.
Còn nếu lấy oán báo oán 以 怨 報 怨 (dĩ oán báo oán) thì sau một ngày ai nấy đều sắm dao sắm súng để thi hành công lý tự phát.
Thầy Khổng dạy: 以 直報 怨. Lấy sự chính trực để đối đãi với oán thù, dĩ trực báo oán. Thật không có gì đúng hơn. Cho nên, Viễn Đông tình nguyện tôn đức Khổng Tử lên làm vạn thế sư biểu của cả một khối dân.
Thừa nhận là chúng tôi không làm được như nhà báo Hữu Danh. Cứu cho dân khỏi mất tiền tỷ vào tay bọn tư bản, tự xưng là chính quyền trong khi chẳng có văn bản nào cho thấy ấn tín của “chính quyền”. Chủ BOT mượn tay “chính quyền” để dập Trương Châu Hữu Danh, mặc dù họ không phải là “chính quyền”, trần gian quen lừa dối điêu ngoa. Đối với chủ BOT, tôi gửi lời khuyên như sau: “Các bạn mượn tay chính quyền để hại Trương Châu Hữu Danh được, thì người ta cũng mượn tay Trời để xử các bạn được. Cần đối thoại để hai bên đều được lợi. Chúng ta cần bảo vệ nhà báo Trương Châu Hữu Danh. Chúng tôi không nói rằng anh đúng hoàn toàn. Vấn đề cũng không nằm ở đòi lại một, hai tỷ bạc. Vấn đề nằm ở chỗ đang đi đòi lại nhân phẩm cho con người.
Thế nên, tuy chúng tôi không có kết giao gì với nhà báo Trương Châu Hữu Danh nhưng có nghĩa vụ phải lên tiếng cho đồng bào ấy. Đối với ông Danh, chúng tôi giữ thái độ “Kính nhi viễn chi.” Xã hội này cần có cần đủ loại người, mọi tính cách, không một ai là tội phạm, không một ai bị gạt ra ngoài dòng đời cả. Đất nước Việt Nam cần nhiều nhà báo như Trương Châu Hữu Danh.
Việt Nam, ngày 04 tháng 09 năm 2020.
Tôn Phi, một con người.
Liên đoàn ký giả Á châu – Asian Journalists Confederation.
Email: tonphi2021@gmail.com
Dân cần nhưng quan căm. Khg biết danh có toàn mạng khg nữa
ThíchThích
Hết thuốc chữa.
ThíchThích
Mong sao nhà báo luôn bình an.
ThíchThích
NHÂN VÔ THẬP TOÀN. MIỄN SAO LÀM VIỆC CÓ TÂM CÓ ĐỨC. K NÊN CẦU TOÀN DIỆN . BỞI AI CŨNG PHẢI MANG THÂN CON NGƯỜI.
ThíchThích
Anh danh bị sao vậy tôn phi
ThíchThích
Báo sạch nhưng chắc gì đã sạch!?
ThíchThích
Tôi cũng công nhận TCHD là nhà báo. Vì vậy, phải thừa nhận TCHD với tư cách 1 phóng viên là trách nhiệm đối với xã hội. Không thể dùng chữ “biết ơn”. Chính vì cách ca ngợi như vậy làm cho câu chuyện mất đi ý nghĩa mang tính BỔN PHẬN. Điều này đúng với cả những người mang danh “đấu tranh dân chủ” cũng như những ai đang ca ngợi Hải Cẩu, tức là ca ngợi tầm bậy (vì Hải Cẩu là đảng viên => bổn phận đảng viên là phải hy sinh, phục vụ, cống hiến cho dân => ko có biết ơn gì ráo trọi!)
ThíchThích
Việc tốt như Danh làm cứ nên khen. Nhưng phía sau nó lại là câu chuyện khác.
ThíchThích