
Chủ nhật vừa rồi (06/09/2020), chúng tôi nhận được một thư mời tham dự một hội nghị bàn tròn về trưng cầu dân ý và biển Đông, các hội đoàn hừng hực khí thế. Đọc thư, chúng tôi rất buồn cho chất lượng các hội đoàn. Đa số các tòa soạn báo chí và nhà hoạt động hội đoàn không hiểu cặn kẽ về thủ tục trưng cầu dân ý, khi nào một trưng cầu dân ý có giá trị pháp lý, khi nào không, trước mặt Liên Hiệp Quốc.
Có hai giá trị mà chúng tôi tạm phân chia cho bạn đọc của Văn Bút dễ hình dung: Giá trị tham khảo và giá trị pháp lý.
Động chuyện một cái là có kẻ làm dự án ngắn hạn, dụ dân lên change.org ký tên. Change.org có giá trị pháp lý chăng? Change.org cũng như vaaz.org chỉ có giá trị tham khảo, không có giá trị pháp lý. Các cuộc trưng cầu dân ý do hội đoàn xã hội dân sự tổ chức thường chỉ có giá trị tham khảo. Ví dụ, quỹ học bổng Nguyễn Thái Học mở trưng cầu dân ý để thay tên biển từ South China Sea (biển Nam Trung Hoa) thành biển Đông (East Sea), thu được hàng chục ngàn chữ ký. Cuộc trưng cầu dân ý đó có thể đưa kết quả lên trình Liên Hiệp Quốc, song, chỉ có giá trị tham khảo.
Ví dụ, ở Libya, có hai chính thể cùng tranh nhau rằng mình đại diện cho dân tộc này. Cả hai đều nói với dân rằng mình được Liên Hiệp Quốc công nhận. Mỗi chính thể đi gom phiếu trong dân. Liên Hiệp Quốc tới kiểm phiếu xem, chính thể nào trưng cầu dân ý thật, chính thể nào ép dân bỏ phiếu miễn cưỡng. Sau đó, Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, tên gọi của liên quân do Hoa Kỳ dẫn đầu cho lịch sự, sẽ đến quốc gia đó để giải giáp các binh đoàn, công nhận một chính phủ lâm thời rồi đổi màu cờ của quốc gia đó trên đại hội đồng công khai. Khi ấy, cuộc trưng cầu dân ý có giá trị pháp lý. Lưu ý, trên đây chỉ là ví dụ để bạn dễ hình dung cách làm việc của Liên Hiệp Quốc.
Liên Hiệp Quốc gọi điện hỏi những cái tên có đi bầu xem, có phải bạn đã bỏ phiếu không. Những cuộc trưng cầu dân ý mà không biết số điện thoại, địa chỉ của người bỏ phiếu thì Liên Hiệp Quốc không kiểm chứng được và do đó không làm việc với. Trở lại chuyện change.org, mỗi người tham gia điền một email, làm sao Liên Hiệp Quốc gọi để kiểm chứng được? Có nhà hoạt động hội đoàn còn đòi cứu xét Hiệp định Paris 1973 lên change.org và dụ dân vào ký, nực cười hết sức. Change.org không hề có giá trị pháp lý. Đa số người không hiểu về hiến chương Liên Hiệp Quốc, công pháp quốc tế và nghi thức ngoại giao. Nhưng không sao, đọc các ví dụ rồi dần dần sẽ hiểu.
Ví dụ: đại sứ Bùi Viện của nhà Nguyễn sang được đến Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Ngày đó, nếu Bùi Viện vận động được Hoa Kỳ đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt thì sau này không ai dám động đến nước ta, vì là một nước được Hoa Kỳ công nhận và bảo trợ. Tướng Mỹ George Washington, khi ấy đã lên chức tổng thống, tiếp đại ông Bùi Viện rất nồng hậu. Xong, Washington hỏi quốc thư vua nhà Nguyễn trao cho Bùi Viện đâu để cấp công hàm, hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Lúc này mới tá hoảng ra là quên không mang theo quốc thư. Chuyện ông Bùi Viện là chuyện số phận, cho thấy tình ngay lý gian trên đời. Chuyện nhiều hội đoàn đi làm trưng cầu dân ý cũng vậy, chỉ có giá trị tham khảo, không có giá trị pháp lý. Liên Hiệp Quốc không làm việc với các bạn đâu, hoặc có làm việc thì làm việc xã giao. Tình của các bạn ngay, nhưng lý của người ta thì gian. Mình phải biết mình là ai trên đời. Thứ tự ưu tiên làm việc của Liên Hiệp Quốc: chính nghĩa quốc gia trên hết, xong mới đến dân chủ và nhân quyền. 111 điều Hiến chương Liên Hiệp Quốc, 70 điều Công pháp quốc tế cần phải biết, nếu không sẽ mò mẫm, bá vơ.
Vừa rồi, chúng tôi có bài về tòa hình sự quốc tế ICC triệu tập ông Tập Cận Bình-lãnh tụ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Có bạn nữ con lai Việt-Nga không nắm được vấn đề, cãi rằng: “Mỹ không phê duyệt tòa án này”. Nói vậy là không hiểu về các định ước quốc tế. Nếu Mỹ đặt bút ký vào văn bản nào thì bằng mọi giá họ bảo vệ văn bản đó. Tòa hình sự quốc tế ICC là tòa của Liên Hiệp Quốc, mà Mỹ là một thành viên. Người Mỹ rất tôn trọng giao ước và muốn mọi quốc gia cũng tôn trọng giao ước như vậy. Vì vậy người ta nói, trí thông minh của người phụ nữ và trí thông minh của người đàn ông là khác nhau. Phụ nữ vì thương người nên hay bị lừa. Họ sẽ dùng phần lương thiện của các chị em để chống lại các chị em. Tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn có Nghiêu, Thuấn trong đám đàn bà. Trên mạng xã hội, người gian rất nhiều. Những người ngay mặt mũi xinh đẹp, có tư chất đôi chút thông minh bị người gian lừa còn nhiều hơn. Thành ra lắm lúc cần có những bài biên khảo chi tiết để cắt nghĩa vấn đề một cách tường tận cho quý vị khán thính giả khỏi sai lầm.
Liên Hiệp Quốc cũng gặp nhiều khó khăn vì trình độ và lương tâm của các nhà nước thành viên tham gia không đồng đều. Liên Hiệp Quốc dễ dàng công nhận một cuộc trưng cầu dân ý là có giá trị từ khi quốc hội đang quản trị một nước ban hành luật trưng cầu dân ý và có hiệu lực rồi. Sau đó họ mới tổ chức kiểm phiếu cuộc trưng cầu dân ý tiếp theo được.
Trưng cầu dân ý phải là phiếu kín. Sau khoảng 10 giây, màn hình trên thiết bị người bỏ phiếu phải được xóa trắng. Các mạng điện toán thông dụng hiện nay như Google, WordPress không đáp ứng được yêu cầu này. Chế tạo hệ thống trưng cầu dân ý khó hơn chế tạo tên lửa hay bảng mạch. Chương trình đào tạo kỹ sư điện toán khắp thế giới không có phần dạy cho sinh viên làm hệ thống trưng cầu dân ý, bởi chưa có trường IT nào làm được. Nói thế để biết, tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý, chi phí hết sức tốn kém và không hề đơn giản. Trên thế giới mới chỉ có một hệ thống trưng cầu dân ý đạt tiêu chuẩn mà Liên Hiệp Quốc mong muốn. Hệ thống này do một kỹ sư người Việt là ông Nguyễn Gia Trí thiết kế nên.
Ngày 07 tháng 09 năm 2020.
Tôn Phi.
Email: tonphi2021@gmail.com
Whatsapp: +84344331741
Bài viết quá hay … cần đọc và tham khảo
ThíchThích
Tuyệt vời. Cám ơn tác giả và người chia sẻ bài 🌺🌺🌺
ThíchThích