
Tôn Phi.
Trong đời, người ta nên tìm một cuốn sách hay nói về kinh tế.
Nói đến kinh tế là đau đầu, vì hai lý do. Đối với một tác giả không có chuyên ngành kinh tế học như Tôn Phi, lại càng khó.
Thứ nhất, cần phải là nhà kinh tế học biết làm toán trên dòng tiền.
Thứ hai, anh ta biết mình đang sống trong một thế giới mạnh sống yếu chết, nên càng không muốn bàn đến lối tổ chức kinh tế này.
Đây là ảnh bìa cuốn sách Chiến tranh tiền tệ của kinh tế gia Song Hongbing- cuốn sách đầu tiên tôi mua khi trở lại Sài Gòn vào năm 2014.
Hôm ấy nốt công đi thăm thằng bạn học Bách Khoa nên rảnh ghé hiệu sách mua về đọc. Đọc hết, từ đầu đến cuối. Ở đó, tôi đã gặp một bạn nữ dễ thương, rồi không liên lạc gì về sau.
Lần đầu tiên đọc cuốn sách, mình thấy những dữ liệu lạ. Những câu chuyện hiếu kỳ về các tổ chức tài phiệt Tây phương.
Khỏi phải nói lần ấy mình thích thú cuốn sách như thế nào. Sách có những tình huống giật gân, phân tích các trò ảo thuật, gây đến chiến tranh giữa nhiều nước và ngay cả khi trong một đất nước vĩ đại như Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ.
Hệ thống siêu quyền lực, cũng có thể giật sập nền kinh tế một quốc gia. Ở đây không phải do hệ thống siêu quyền lực mạnh, mà là do quốc gia đó tổ chức tốt hay lỏng lẻo. Ví dụ, hệ thống siêu quyền lực của Geoge Soros có thể giật sập được nền kinh tế của Thái Lan, nhưng chúng không thể giật sập được đất nước Nê-pan. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có thể xâm lược được Tây Tạng, nhưng không thể xâm lược được Nê-pan. Không phải vì Nê-pan giàu hay nghèo, không phải vì ít vũ khí hay nhiều vũ khí, mà là do văn hóa.
Do Thái không dám đòi nợ Hoa Kỳ. Vì, nếu Do Thái đòi nợ Hoa Kỳ, Hoa Kỳ rút sứ quán khỏi Israel là cả khối Ả-rập bao vây Do Thái tứ phía. Vì vậy, đừng đánh giá quá cao vai trò của các tài phiệt Do Thái. Mặc dù, họ cũng có thể gây ra một số vụ lộn xộn nọ kia.
Đất đai trở thành một loại hàng hóa. Bây giờ, nghe đến những từ như “dự án” là đau hết cả đầu. Đầu sỏ tài chính dối Trời lừa dân, đủ muôn ngàn kế (thơ Nguyễn Trãi-Bình Ngô Đại Cáo). Nước nào để tài phiệt vào nhiều thì thanh niên nước đó không có đất ở. Gia đình nghèo, vợ chồng dễ bỏ nhau, cha con dễ quát nạt nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng là nạn nhân. Các gia đình yếu thì chắc chắn không sống nổi. Còn các gia đình vững, sống có đạo thì chắc chắn không hề hấn gì. Các dòng họ tổ chức tốt thì con cháu ít bị tha hóa hơn những dòng họ mặc con cháu tự do.
Tác giả Song Hong Bing không đề xuất được một mô hình tổ chức kinh tế. Nói rằng tích trữ cho nhiều, xây tường cao hào sâu thì ai cũng nói được, lời phát ra từ miệng một nhà kinh tế như Song Hongbing thì trang trọng hơn đôi chút. Từ rất lâu, các bậc tổ tiên người Việt đã làm phép quân phân ruộng đất, nên bên Việt ta không xảy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế đã rất sớm xảy ra bên Tây. So với các dự án của tuổi trẻ thì các cụ thông minh hơn rất nhiều và rất xa.
Dù sao, vẫn phải khen Song Hong Bing biết được nhiều chuyện. Tôi đã thử tìm liên lạc để kết nối với Song Hong Bing, song không tìm ra được. Thời nay, ai cũng sợ trả thù, người nào người nấy đều giấu bặt danh tính. Ước gì gặp được Song Hong Bing để giải đáp mấy thắc mắc cuối sách.
Thế kỷ trước, bố mẹ dạy con đọc sách nhiều là tốt. Ngày nay, sách vở đã thừa mứa rồi. Tôi chẳng dám đọc sách mới nữa, nếu không có người so sánh cho trước. Người có nhiều nhiệt tình mà đọc sách dễ rơi vào Hố thẳm của tư tưởng (Nietzche). Sách vở văn hóa hậu trường, mua vui cũng được một vài trống canh. Sách khác với kinh. Một cuốn sách tác oai tác quái lắm cũng được vài ba chục năm thì hết. Còn kinh thì xuyên thời gian, nó có giá trị vĩnh cửu. Con người thời nay hay mệt mỏi vì không được tiếp sức bằng suối nguồn dân tộc mỗi ngày.
Song HongBing là kinh tế gia xuất sắc, dẫn chứng tư liệu trong sách gây hứng thú bất ngờ, với các chàng trai cô gái tuổi hai mươi. Giống như, một cậu trai chưa bao giờ có máy tính thì trốn nhà đi chơi Half-Life, còn khi mẹ mua chiếc máy tính về nhà cho rồi thì Half-Life mời cũng không chơi nữa.
Trong tác phẩm sách hài hước “Đại hội đảo điên” của nhà báo Nguyễn Đình Nhân, ông có kể về một nhân vật nhà báo tên là Đại Luận. Trên đất Pháp tự do, ông Đại Luận dạy đời cho người ta cách cho doanh nghiệp phát triển, kinh tế phồn vinh. Ấy thế mà, tòa soạn của ông phải đóng cửa vì không đủ tiền nuôi. Ra đường sợ nhất câu hỏi: Anh lý luận về kinh tế học hay như thế, tại sao anh nghèo? Tất nhiên, ta không nên lấy thành bại để luận anh hùng.
Tôi đã tặng lại cuốn sách cho một người bạn của mình cũng vào cuối năm mua cuốn sách. Hy vọng, một ngày nào đó, Việt Nam có một tác giả xuất sắc hơn Song Hong Bing.
Viết tại Đà Lạt, ngày 10 tháng Chín năm 2020. Sửa tại Sài Gòn, 04 tháng Sáu năm 2022.
Liên lạc và góp ý cho tác giả: tonphi2021@hotmail.com
Trợ lý: doanh@dslextreme.com
Trân trọng cám ơn quý vị đã đọc bài.
Bài viết đã được đưa vào sách Quản trị kinh tế vĩ mô của tác giả Tôn Phi.
Đã đọc và đang đọc
ThíchThích
Em chưa đọc cuốn này bao giờ.Nhưng lời thuyết minh của anh rất thú vị.Em sẽ mua hoặc xem online.Chúc anh ngủ ngon.
ThíchThích
Một nửa sự thật không phải là sự thật. Cuốn này chỉ để đọc chơi cho vui thôi chứ nó là một thuyết âm mưu của tàu cộng.
Mỹ là xứ tư bản, ngân hàng tư nhân sở hữu cổ phần của ngân hàng trung ương cũng là chuyện dễ hiểu. Mà cha Song Hongbing viết ra, viện dẫn một số trích dẫn khác làm như là một phát kiến vĩ đại nào đó. Nhiều bạn đọc phấn khích vì cuốn sách nói những điều mà họ chưa từng được biết.
Tôi thấy Fed đang làm rất tốt nhiệm vụ của họ. Ví dụ như vụ khủng hoảng tài chính 2007- 2008, hệ thống tài chính Mỹ xém chút sập. May mà có Fed in tiền ra cứu.
Fed còn làm tốt hơn mấy cai ngân hàng trung ương cộng sản Tàu và Việt gấp vạn lần.
Lê Duẩn từng tuyên bố: “Tư bản mới có lạm phát. Nước ta là nước XHCN làm gì có lạm phát mà sợ. Cần tiền thì cứ in ra mà dùng. In ra, in ra.” Nói như vậy là đủ hiểu đỉnh cao trí tuệ là như thế nào. Lãnh đạo dốt nát như vậy dân không nghèo, không khổ, mới lạ.
Tóm lại là “đừng chống lại Fed.”
ThíchThích