
Ngày 8 tháng 10 năm 2020, nhà giáo Lê Trọng Hùng- Hà Nội viết thư trả lời chúng tôi về vấn đề văn hiến (1).
Trong bài, anh Trọng Hùng thử đưa ra một định nghĩa về văn hiến như sau, trích nguyên văn: <<Văn là vẻ đẹp. Ví dụ “văn hóa” là những gì đẹp đẽ đã được phổ biến rộng vào trong cộng đồng và hình thành nên nếp sống (tạo thành giá trị), Hiến là sự cho đi một các tự nguyện với một mong ước rằng sẽ mang lại những giá trị lớn hơn (nghĩa là một sự đầu tư vị lợi nhưng không hoàn toàn vì bản thân).>>
Về chữ “hiến” thì anh Trọng Hùng định nghĩa đúng, chấp nhận được, trình độ hàn lâm cũng chấp nhận. Về chữ “văn” thì không ổn. Văn không phải là vẻ đẹp. Trong sách giáo khoa lớp 8 hay lớp 9 bây giờ (hệ 12 năm, tôi không còn nhớ rõ, bổ sung sau) định nghĩa văn là vẻ đẹp, cho nên học sinh, sinh viên, giáo viên cả nước cùng chép theo. Vẻ đẹp là mỹ, Chữ Nho 羙. Vẫn chưa có định nghĩa về chữ “văn” cho đúng. Vậy “văn” là gì, tại sao chỉ một danh từ ấy thôi mà khiến cho tranh cãi nhiều như vậy?
Thời Việt Nam Cộng Hòa, nền giáo dục đệ nhất và đệ nhị Cộng Hòa đều tránh không đưa vào chương trình giáo dục tiểu học và trung học định nghĩa chữ văn. Bởi, thời này chưa thống nhất. Định nghĩa chữ “Văn” đúng đắn nhất hiện nay được cho là của nhóm giáo sư đại học Văn Khoa Sài Gòn, nhưng đó là trình độ đại học, đâu có dễ định nghĩa cho học sinh đệ tứ, đệ thất hiểu được?
Chữ Nho 文 giải thích thế nào cho đúng? Văn gồm một nét sổ, một nét mác, giao nhau, ý chỉ về con người là tinh hoa của trời đất: “Nhân giả kỳ thiên địa chi đức, âm dương chi giao, quỷ thần chi hội”. Tránh cho sa vào hàn lâm trường ốc, ứng dụng chữ văn vào cuộc sống như thế nào đây? Đây là nét sổ (丿) , giới trẻ quen gọi là nét xiên trái. Đây là nét mác (乀), giới trẻ quen gọi là nét xiên phải. Phải hiểu rằng nét sổ và nét mác giao nhau thì mới tạo ra con người (văn). Phải hiểu chữ Nho thì mới viết đúng chữ Nho. Điều này lý giải vì sao họa sĩ Pháp vẽ con hổ, con đại bàng hay con gì cũng giống hệt nhưng nhái chữ Nho trên cờ thì không thể vẽ nổi vì đó là linh tự, người ngoại tộc không thể thành tựu. Việt tộc là tộc mà con trai nào cũng có tên đệm (middle name) là “Văn” trên tên khai sinh hoặc ít nhất là trong tiềm thức. Ví dụ, thủ tướng Trần Văn Hữu, nhà giáo Trần Văn Hương, giáo sư văn học Nguyễn Văn Trung, nhà giáo khoa chính trị Nguyễn Văn Bông…tất cả đều có chữ “Văn” làm đệm cho các bước đi của cuộc đời làm nên một dũng tộc, linh tộc. Văn là nơi trời đất giao hội nơi người. Mà cũng đúng, về vị trí địa lý, Việt Nam-Văn Hiến Chi Bang- nằm đúng ngay giao nhau giữa Đông và Tây, Nam và Bắc. Khó có thể nói là ngẫu nhiên.
Nước Văn Lang cuối cùng trên quả địa cầu sụp đổ hồi thế kỷ XX rồi. Nền văn hiến chết rồi. Nhiều gia đình người Việt tìm cách bỏ nước ra đi. Nhưng chúng tôi khẳng định, nền văn hiến chôn nhưng chưa chết. Có những cơ sở để kiện chứng cho điều đó. Vì vậy chúng tôi nỗ lực làm sống lại Việt Đạo, mời các bậc bô lão giảng dạy cho trẻ, thời Internet này việc đó rất dễ dàng, chúng tôi mở lớp online. Vấn đề là có duy trì được không. Trở lại bài toán xây nhà trên đá và xây nhà trên cát. Xây nhà trên cát, nhà nom có vẻ đẹp đẽ, gặp một trận gió là sụp đổ. Xây nhà trên đá, nhà sẽ vững bền. Phong trào sinh viên Việt Nam đã chọn Việt Đạo (triết Việt) làm nền tảng tức là đã xây nhà trên đá. Thầy giáo Lê Trọng Hùng đã đồng tình với quyết định này của chúng tôi. Nay, anh là một trụ cột gây dựng lại nền văn hiến, hiến pháp. Một người có tên đệm là Văn, đã nhắc tới ở đầu bài, giáo sư Nguyễn Văn Bông, được cộng đồng chính trị học khoa học (chứ không phải chính trị học nghị quyết) quốc tế ngưỡng mộ. Bạn đọc của thể tìm cuốn “Luật hiến pháp và chính trị học” để thưởng thức. Chẳng may, giáo sư Nguyễn Văn Bông bị Nguyễn Hữu Thái- kiến trúc sư, một trong các thủ lĩnh phong trào sinh viên ở Sài Gòn hồi đệ nhị Cộng Hòa ám sát. Niềm nuối tiếc vô bờ bến. Nếu giáo sư Nguyễn Văn Bông còn sống, các nước ở châu Phi, châu Mỹ, Trung Đông sẽ tránh được nhiều cuộc chiến tranh, nhờ vào lý thuyết và uy tín của giáo sư Nguyễn Văn Bông được giới khoa bảng làng địa cầu ngưỡng mộ. Thôi, đó là chuyện số phận. Bộ đầu (亠) trong chữ Văn 文 không phải là không có nghĩa gì. Bộ đầu có nghĩa là có một Thượng Đế làm chủ quản cho số phận. Cơ đốc giáo chân chính gặp gỡ Nho giáo chân chính trong việc tin tưởng vào ông Trời cũng như sự sắp xếp khó hiểu tưởng chừng như vô lý của ổng. Tin lành Mát-thêu chương 6 câu 9 có ghi một đề nghị rất khó chấp nhận nhưng vẫn con người phải chấp nhận: “Ý Cha được nên, ở đất như trời!” Bản King James: “Thy will be done in earth, as it is in heaven.” Ngồi yên chấp nhận cho những bất công xảy ra sao? Vâng,mình hành hiệp trượng nghĩa có khi mình chết trước. Thầy Khổng dạy rất kín đáo rằng: “Quân tử tùy thời chi nghĩa.”- Bậc quân tử tùy theo thời mà hành động và thao thủ.
Giáo sư Nguyễn Văn Bông chết đi, nền luật học của Việt Nam không đào tạo nổi một luật sư có khả năng tranh tụng quốc tế. Giáo sư Nguyễn Văn Bông chết đi, nền luật học của Việt Nam không đào tạo nổi một luật sư có khả năng tranh tụng quốc tế. Được luật sư Lê Công Định (Sài Gòn) nhưng đó là tranh tụng vài con cá tra, cá ba sa chứ không phải tranh tụng tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải quốc tế. Lứa học trò của giáo sư Nguyễn Văn Bông còn sống, có những người đang làm rất to tại Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc. Nền văn hiến chưa chết. Lưu ý: Nếu trường Văn Khoa không có thành tựu thì trường Luật khoa không thể có thêm bất kỳ một bước tiến nào. Trong lứa trẻ dưới 30 tuổi, tôi là người duy nhất hiểu được lịch sử, quá khứ và vị lai của trường Văn Khoa. Hai cô giáo trong khoa nói tôi về rồi ở lại lãnh đạo trường. Tôi rất vui nhưng không trả lời. Bốn năm, bốn năm rưỡi tại trường là quá đủ. Tôi đã học hành đủ các môn và phải rời trường để làm việc khác. Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái không nhận thức được hành động của mình. Một phát đạn ở hòn ngọc Viễn Đông không chỉ giết chết một người Viễn Đông, mà còn giết thêm mấy triệu người bên châu Mỹ.
Tôi rất hạnh phúc khi đương viết bài này, thư hồi âm nhà giáo Lê Trọng Hùng về vấn đề văn hiến. Trong lớp học Việt Đạo của chúng tôi, có học viên là chủ sự tòa hòa giải quốc tế. Thầy giáo là một sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa chỉ có bằng tú tài 1, nhưng giảng dạy rất chuẩn mực nên chúng tôi đến học và cũng mời bạn bè đến học đông. Thầy dạy chúng tôi, trước khi là người Công giáo hay Phật giáo hay vân vân, một người Việt sinh ra đã là người Lương giáo. Lương có nghĩa là mát, không nóng không lạnh. Thầy thuốc Việt Nam xưa gặp con bệnh đang nóng hoặc đang lạnh thì làm cho nó trở về trạng thái mát, cho nên mới gọi hắn là “lương y”. Người làm hồi sinh Việt Đạo, đạo Thái Hòa của mẹ Âu Cơ và bố Lạc Long Quân là một người họ Lương (Kim Định). Đây thực là sự tình cờ nằm trong dự tính. Chúng tôi tin tưởng rằng nền văn hiến sẽ sống lại. Lê Trọng Hùng không có chuyên ngành văn chương, nói chệch chút về văn cũng không sao. Khi anh làm chệch về sinh học-chuyên ngành của anh, thì mới là đáng trách. Nỗ lực làm cho chuẩn mực ngôn từ của nhà giáo Lê Trọng Hùng xứng đáng chứng nhận cho anh danh từ “văn hiến”, tinh thần học hỏi của anh rất đáng khen.
Việt Nam, ngày 10 tháng 9 năm 2020.
Tôn Phi.
tonphi2021@gmail.com
Whatsapp: +84344331741
Cảm ơn đồng nghiệp Tôn Phi
ThíchThích
Ai đã giết Giáo sư Nguyễn Văn Bông?
ThíchThích