Phân tích bài hát “Papa don’t preach” của Madona.

Hãy viết cùng tôi bài văn này.
Hai ngày qua, nhiều người nói về luật sư Phạm Thị Hồng Thêu. Ai nấy đều mến chị vô cùng.

Gọi chị là nhảy cầu để “chứng minh nhân dân Đồng Tâm vô tội “ ( trích từ ngữ của luật sư Thêu) thì đúng hơn là “tự tử”. Có nên nói luật sư Phạm Thị Hồng Thêu nhảy cầu mới chứng minh được cho dân Đồng Tâm oan không? Dân Đồng Tâm oan hay không thì thảy mọi người đều hiểu, có điều không nói ra thôi. Do đó, căn nguyên nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu nhảy lầu là vì lý do khác mà ta phải tìm ra cho được, hầu mang đến niềm an ủi cho những người sau.

“Khi con người tìm đến cái chết là lúc họ cảm thấy bất lực trước sự sống mà lương tâm luôn dày vò bởi khả năng của mình không thể đem đến mục đích sống mà họ đã hết sức cố gắng để gầy dựng, đó là chân lý là lý tưởng thiêng liêng như một võ sĩ đạo.”– Lâm Viễn Phương.

Ảnh 1: Nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu.

Lý do cô Hồng Thêu nhảy sông không phải là vì ai dọa giết. Cũng có, nhưng không phải là nguyên nhân chính. Nguyên nhân chính cô chết là do gia đình tan vỡ. Một kết quả nghiên cứu xã hội học ở Mỹ, lý giải vì sao trẻ em Việt Nam vượt biên thường học hành rất thành công trên đất Mỹ hơn các tộc ngoại bang khác, thường là do gia đình vững. Gia đình vững không được hiểu là gia đình bố mẹ làm nhiều tiền nộp học, mua sách vở, bút mực cho đứa con, mà là gia đình mà người bố người mẹ động viên con những lúc cần thiết, làm bạn với con. Gia đình chị Thêu này không vững. Chỉ cần cho các bà ngồi lê đôi mách đi gieo vài tin đồn thôi là đủ để gia đình người ta tan nát.

Trong hai câu nói: “Con gái à. Xã hội như thế, mình chẳng thể thay đổi được đâu. Con làm gì cũng cần vừa sức. Bố mẹ thì luôn ở bên con” với câu nói ” Mày làm những chuyện làm nguy hiểm cho gia đình” thì người bố đã chọn câu thứ hai. Muốn phá sự nghiệp của một người, cách đơn giản, hiệu quả, nhưng bỉ ổi nhất mà kẻ thù nghĩ ra được là phá tan gia đình của người đó.

Quan hệ của Hồng Thêu và bố đã là rất xấu. Tôi không muốn nói là trong các cuộc tranh cãi trong gia đình, Hồng Thêu đúng hay bố đúng. Người bố không động viên con gái đi đường chính nghĩa, cho nên nó chết. Bên Hồng Kông, bố mẹ không ngăn cản con cái để chúng xuống đường không mục đích, nên cũng chết. Nói chung, kiểu gì thì cũng chết, nếu đẩy sự việc vào một trong hai thái cực. Do đó, bố-mẹ là người thầy đầu tiên của đứa con. Nếu bạn có bố mẹ tồi thì bạn có một tuổi thơ bất hạnh.

Giới trẻ Mỹ, thế hệ 1970 không ai là không biết ca khúc Papa don’t preach. Trong Papa don’t preach, cô ca sĩ Madona kể về một câu chuyện một gia đình người Mỹ nọ, một cô con gái sống với bố. Cô muốn đi với một anh thợ máy mà bố không cho. “Papa don’t preach!” dịch ra là: “Bố ơi, đừng có giảng đạo”. Nghe thì có vẻ hỗn, nhưng lời bài hát là biết bao tình yêu thương mà cô gái dành cho bố, nhiều hơn cả cô gái dành cho người tình.

Ảnh 2: Screenshot Papa don’t preach.

Hồng Thêu ăn trái này, mà bố thì lại cấm đoán những việc làm của cô, cho nên cô nhảy cầu. Tôi chỉ muốn giữ lại cho bạn đọc xem những hình ảnh đẹp nhất của cô. Hồng Thêu đã ăn trái cấm, ăn trái cấm là ăn trái cấm ăn (thầy Nguyễn Hòe). Thà cô sống như bao luật sư khác, chạy giấy tờ, lấy một tấm chồng, thực hiện các nhu cầu của cuộc sống, cười khà khà nhậu bụng bia như người ta thì cô đâu có chết. Nhất là, Hồng Thêu không có bạn, chị rất cô độc, chết vì các định kiến xã hội. Trái tim của người đàn bà rất yếu, dù có bằng cấp, địa vị hay tài sản. Con rắn rót vào tai người đàn bà để hại người, chứ không thể rót vào tai người đàn ông. Rình cho lúc A-đam lờ đi chỗ khác, con rắn liền tiếp cận Eva và nói mấy câu đủ để bà liều chết. Cũng vậy, chỉ cần tác động nghiệp vụ tâm lý lên Hồng Thêu mấy câu thì người con gái không chịu nổi, và phải quyên sinh. Người càng thương người thì càng dễ bị sai khiến để đi hại người. Người càng thương người cũng là người dễ bị người hại, như chị Thêu.

Trong giới luật sư Việt Nam bây giờ, có nhiều nhà chuyên môn giỏi. Song, tất cả vẫn đang còn chờ một nhà tư tưởng xuất hiện để liên hiệp tất cả các luật sư. Tôi không phải là người có thể cứu được vấn đề. Thà thắp lên một ngọn nến, còn hơn ngồi đó nguyền rủa bóng đêm.

Nho gia là lực lượng thâm trầm và sâu sắc, đã tọng vào mồm vua ở Trung Hoa câu nói: Mọi đất đai đều là của vua. Quan muốn lấy đất cuả dân, dân nói, đất là của vua, ông có ấn tín của vua thì tôi giao đất này lại cho. Thầy Khổng đã bảo vệ tư hữu đất đai cho mọi người dân Đông Á.

Chị Thêu chết, không phải là do kẻ thù mạnh, mà là do chị yếu.

Mọi người có lương tri đều thương tiếc Hồng Thêu.

Đất nước này, vũ trụ này sắp sửa có một cuộc đoàn tụ rất lớn. Tôi viết bài này tặng chị Hồng Thêu, không biết có đến được chị không? Bài này còn tặng những người đang tuyệt vọng trong cuộc sống. Gia đình là nền tảng của quý bạn.

Việt Nam, ngày 11 tháng 9 năm 2020.
Tôn Phi.
email: tonphi2021@gmail.com

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s