
Định nghĩa một nền luân lý độc lập.
Nền luân lý độc lập là nền luân lý không dựa trên tôn giáo mà dựa trên nhân bản. Tất cả những người học triết và giỏi về chữ Nho đều công nhận rằng nước Tàu đã thành công trong việc đề xuất một nền luân lý thỏa mãn định nghĩa đó. Trong số này, có những linh mục dòng Tên là những người làm khoa học hết sức kỹ lưỡng.
Linh mục Simon Faucher có thể được kể là một trong những đại diện trong số này, khi quyển Lettre sur la Morale de Confucius philosophe de la Chine của dòng Tên vừa được công bố, ông liền chộp lấy, trích ra một số triết ngôn của Khổng để làm lợi khíc đả kích những người theo Descartes hay Malebranche, tức là những người thuộc hàn lâm. Ông viết trong đoạn kết rằng: “Phần nhiều khi người ta nghe nói đến triết lý là phải tưởng tượng ra những lý luận về vật lý, những nhận xét cầu kỳ về những hiện tượng thiên nhiên, thay vì đáng lẽ không phải những chuyện đó mà là việc phát kiến ra những chân lý tối thượng để soi sáng trí thức của ta và hướng dẫn ta trong việc phán đoán. Thế mà người ta không thể hồ nghi được sự tối quan trọng ta cần phải nhận ra về những chân lý đó để tránh những sai lầm có thể mắc phải trong khi phán đoán về điều thiện, điều ác. Và một trật về những nghĩa vụ quan trọng nhất của con người, bởi vì Minh triết chính tại ở chỗ đó.” La Chine et la formation de l’esprit philo, en France 1640-1740. Virgil Pinot (Giethner) trang 372.
Dòng Tên thế kỷ XXI có dấu hiệu suy thoái so với dòng Tên thế kỷ XVII, XVIII, XIX, XX. Càng về sau chất lượng càng giảm. Điều này cũng dễ hiểu. Đầu thế kỷ XX, có một sự kiện quá đỗi lớn lao đã xảy ra tại Hàn Quốc.
Brunetière (1849-1906), một phê bình gia kiêm triết học gia chính trị rất oán thù cách mạng, có viết về hệ thống giáo dục mới rằng: “Không còn gì Tàu cho bằng Cách mạng đã tổ chức nên hệ thống, nhưng nguyên tắc hoàn toàn của triết lý Tàu do những triết học gia thán phục và ca ngợi Tàu đưa ra. Cái gì cũng phải thi cử sát hạch không còn gì để làm ân huệ, nhưng nhất là không còn gì cho kế thừa. Cái óc ghen tuông của họ đã bị quyến rũ bởi ý niệm quan lại bên Tàu” (Etudes Critiques sur l’histoire de la litterature Francaise, 8è série (Paris 1907))
Voltaire tuyên bố về Trung Hoa còn hơn thế nữa: “Trí khôn loài người không thể tưởng tượng ra được một chính phủ tốt hơn…bởi vì các phần tử quan lại chỉ được thâu nhận sau nhiều đợt khảo thí nghiêm nghị” (Dict. Philos). Voltaire có cuộc đời thật đáng thương. Ông đã ký giao ước với quỷ Satan, cho nên mới được nổi tiếng nhanh và giàu có nhanh. Còn nhận xét của Voltaire về Trung Hoa thì có thật và ông không được lợi lộc gì khi nêu ra những nhận xét đó.
Trong khi nước Tàu giáo dục cho con nít từ sớm, thì 1840 nước Mỹ mới có giáo dục phổ thông. Nước Tàu tổ chức thi cử để tuyển lựa quan lại, đang khi Pháp, Anh, Mỹ cử người dựa trên dòng tộc. Ít ai biết rằng, một trong những người đặt nền tảng hiến pháp cho Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ là ông Thomas Jefferson thừa hưởng thành quả nhóm Quesnay bên Pháp đã phải thán phục như sau: ”Tôi đồng ý với ông để nhận rằng có một gia cấp quý tộc thiên nhiên giữa loài người mà nền móng của nó là đức độ và tài ba. Cũng có một giai cấp quý tộc nhân vi (artificiel) y cứ trên giàu sáng và dòng họ. Tôi cho rằng giai cấp quý tộc thiên nhiên kia là ân huệ quý hóa trời ban để giúp cho những người có học thức được dịp ra đảm nhiệm trọng trách trong việc cai trị, và tại sao ta lại không được phép coi lối tuyển lựa này là đường lối tốt nhất, nó hiến cho ta phương pháp hữu hiệu nhất để chọn lựa những người quý tộc thiên nhiên và giao cho họ gánh vác việc nước.” Tủ sách trong nhà jefferson có hai quyển: một là Du Halte: The General history of VChina by Brooks 1736; hai là sách của Le Compte: Memoirs and oversvations…made in a late Journey through empire of China from Paris, ed.London 1679..
Năm 1779, Thomas Jefferson đưa ra dự án luật 3 điểm:
1. Chính phủ phải coi việc giáo dục là một mối quan tâm công cộng của nhà nước.
2. Các học sinh có tài đặc biệt được lựa chọn bằng lối thi cử theo ba cấp: thị xã, hàng tỉnh và toàn quốc.
3. Mục phiêu cốt yếu của giáo dục phải là đào luyện cho nước nhà những công dân có tài năng bất kỳ xuất thân giàu-nghèo, sang-hèn.
Sau cuộc vận động của Thomas Jefferson, nguyên tắc chọn nhân tài qua thi cử như Trung Hoa được các nền dân chủ Tây phương công nhận và đặt thành thể chế.
Trên đời này, dường như không có câu nói nào về triết lý là mới nữa. Ví dụ, chúng ta thường nghe câu nói của tổng thống Mỹ: Chúng ta sinh ra tự do và sẽ sống trong tự do. “We were born free and we will stay free.” Tổng thống Mỹ sáng tạo ra câu nói đó chăng? Thưa ông không chế, mà lấy câu đó ra từ Kinh Thánh sách Ga-la-ti chương 4 câu 26: “Nhưng thành Giê-ru-sa-lem ở trên cao là tự do và là mẹ của chúng ta.” Câu nói: “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc” cũng không phải là câu nói của tổng thống Mỹ Bill Clinton, mà Bill đã mượn câu văn trong tác phẩm văn chương lớn của văn học Ả-rập: : “Đừng hỏi thành bang đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho thành bang”. Nhiệm vụ của triết văn là lùng cho ra nguồn gốc của mọi bài văn trên đời.
Đến đây, bạn đọc tinh ý sẽ thắc mắc, câu văn trong bản Nhân quyền Pháp này ở đâu ra: “Con người sinh ra tự do và tiếp tục là tự do bình đẳng trong quyền lợi. Vì thế những sự cách biệt do xã hội thiết lập ra chỉ được căn cứ trên công ích.” Cốt lõi của sáng kiến đó không là độc đáo mới mẻ gì, vì đã từ 100 năm trước bên Pháp, đã nói rất nhiều đến việc đó được thực hiện bên Viễn Đông. Ngay từ năm 1602 trong quyển Nouveau Advis du Grand Royaume de la Chine của Nicolas Lombard đã có nói đến và tiếp tục về sau trong mấy năm không có sách đề cập, nhất là năm 1745 quyển Histoire générale de la Chine của Le Comte có thuật lại việc bên Trung Hoa rằng: “Quyền quý không bao giờ mang tính cách kế thừa và không có sự phân biệt nào khác giữa dân chúng, ngoài sự phân biệt do chức vụ mà họ đang thi hành”. ( Ví dụ: Đại thi hào Nguyễn Du thời trẻ thi rất nhiều lần nhưng không đỗ cử nhân. Nếu làm đúng luật thì lối thi cử của Nho giáo không cho phép Nguyễn Du ra làm quan, không thể được làm chức vụ nào. Nhờ nhận cha nuôi ở trên miền núi nên được hưởng ngoại lệ, gọi là tập ấm (hưởng gia thế), Nguyễn Du mới được ra làm quan và đi sứ sang Tàu, sau này có nhiều đóng góp cho quốc gia.) Và
“Một khóa sinh dẫu là con một người nhà thường dân cũng có thể nuôi hy vọng lên đến chức Khâm sai hay cả đến chức Tể tướng (ví dụ Tể tướng Lưu Gù) như những sinh viên con nhà thế lực vậy.” ..Những điều nhận xét trên kia đã nhiều lần được tranh luận trên các báo chí, có khi cả sách vở như quyển Anatomy of Melancoly 1621 của Robert Burton nhiệt liệt hoan nghênh thể chế đó của Trung Hoa.
Tác giả: Tôn Phi.
Ảnh: Đại học Văn khoa Sài Gòn, niềm nuối tiếc vô bờ bến.
Viết theo yêu cầu của bạn Nghiêm Sỹ Cường.
60% thời gian thức của tôi là là làm việc cho Việt Đạo. Trong bài này, thể theo yêu cầu của quý bạn, chúng tôi trích dẫn những tác giả có uy tín nhất, tức là các tác giả đầu bảng, để bạn hiểu cho đến nơi đến chốn vấn đề, chứ không nghe theo các dư luận nông cạn ngoài khơi.
Vì sao nuối tiếc mái trường Văn Khoa Sài Gòn vô bờ bến? Khi lứa trẻ 9x đến trường này học, năm 2014, khi giáo sư Kim Định và các thầy giỏi nhất đã không còn. Ngôi trường yêu dấu “Văn khoa Sài Gòn” thì đã bị đổi tên thành “Đại học Khoa học xã hội và nhân văn”.
Hi, người Bạn trẻ Tôn Phi!
Sorry, tôi — từ bé — dứt khoát là không ưa mấy ông bà Tàu (ngoại trừ người Tàu sống lâu tại Chợ Lớn VN!) cho nên không đọc bất cứ điều gì về Tàu.
Cái văn hóa của Tàu đã dìm cuộc đời của không biết bao nhiêu phụ nữ Tàu và VN vào tận cùng của sự đau khổ! Và cũng cái văn hóa của Tàu cổ xúy cho thù hận: Như Cha or Mẹ sắp chết vì kẻ nào ám hại thì trước khi chết, người Cha/Mẹ này kêu gào con cái phải trả mối thù này! Và điều tàn tệ nhất là — trong cuộc chiến vừa qua — chiến thuật biển người của TC được áp dụng triệt để trên mọi chiến trường miền Nam.
Sorry, là 1 phụ nữ, nhưng tôi rất trực tính.
Chú Bạn và cháu bé Chủ Nhật Tươi Đẹp. (Tựa bài hát Beautiful Sunday)
Quý mến,
ĐML
ThíchThích
Trung Hoa là một nền văn minh lớn, rất Tinh Hoa. Thời thế Thịnh Suy không đế chế nào tồn tại mãi. Cái còn lại là Tư Tưởng, không ai có thể diệt được Tư Tưởng. Trụ mà không Trụ, cái này Tầu vô địch thiên hạ.
ThíchThích