Lời nguyền của nhân viên tập đoàn Facebook.

Ảnh minh họa: Internet

Keith Utley, 42 tuổi, nhân viên kiểm duyệt nội dung của Facebook đã chết tại bàn làm việc sau một cơn trụy tim hồi tháng 6, bỏ lại người vợ Joni và hai cô con gái nhỏ (1). Ngoài ra, còn có nhiều nhân viên Facebook bị chết đột ngột, tự tử, và vân vân chi khoản hiểm họa khác. Cái chết của Keith Utley làm nhiều người thương tiếc. Chúng ta thử đi tìm hiểu vì sao Keith Utley lại chết, để đi đến tận cùng của vấn đề.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Keith Utley chết là do chịu ảnh hưởng của lời nguyền. Độc giả đã tức giận và nguyền lên các nhân viên Facebook. Ví dụ, ông nhà văn An Tôn viết một bài văn, nhân viên Facebook tên là Gio-an không cho đăng, vì Facebook đã thỏa thuận với chính phủ Palestin là không cho đăng các bài của ông An Tôn. Ông An-tôn nhờ tin tặc tìm kiếm và không khó gì để biết biên tập viên của mình là ông Gio-an. Qúa tức giận, ông An-tôn chửi ông Gio-an: “đ.m mày.” Ông Gio-an nghe được và ốm suốt một tháng. Người dùng thì chưa đọc điều khoản sử dụng Facebook bao giờ. Không phải riêng ông Gio-an mà ông An-Tôn, tức là cả hai đầu của lời nguyền, đều phải chịu lời nguyền đó. Tránh lời nguyền thì phải phá luật Facebook, mà phá luật Facebook thì bị đuổi việc, mất lương ăn. Vì vậy, nhiều người chọn giữ luật Facebook, thà chấp nhận lời nguyền, vì xin việc thời nay không có dễ. Người làm kiểm duyệt viên (biên tập viên) dù có thông thạo điều khoản sử dụng thì cũng bó tay trước những trò chơi chữ của dân chúng. Đôi khi, một câu chửi của người chồng lên người vợ, người cha lên người con, đã có thể gây ra án mạng rồi. Mặc dù, chồng rất thương vợ, cha rất thương con. Vì vậy, những người học giỏi về lý (viết hoa) thì thường hay nhịn nhục. Người ta chửi mình “đ.m” thì được, mình không dám chửi lại người ta, sợ người ta chết. Văn hào Đức Goethe, tác giả kịch Fauste vĩ đại, viết: “Khởi thủy là lời, kết thúc cũng là lời.” Câu châm ngôn “hối nhân bất quyện” (hối thúc người không tiếc lời, không mệt mỏi) là như vậy.

Lời nguyền rất nặng. Tôn Trung Sơn ở nước ngoài, xua lính đi rủa, nhà Thanh đủ sập. Các đồng chí của An-Sang-Suki ngồi ở Thái Lan nói mấy câu, thì chính phủ quân phiệt của Miến Điện cũng phải giải tán. Một lời nguyền-lời thề thì không bao giờ mất đi. Vì vậy, con nhà gia giáo thì thận độc, kể cả một mình, cũng không nói bừa làm bừa. Không phải là họ ít nói, mà nói vừa đủ, không thiếu không thừa, cho người nghe cũng muốn nói lại với mình. Không cần nhìn vào học bạ, điểm số, chỉ cần nghe lời ăn tiếng nói của một người là biết được học lực của người đó. Người hạnh phúc không phải là người giỏi hơn, giàu hơn những người xung quanh. Người hạnh phúc là người sống được hài hòa với những người xung quanh.

Khi mà người dùng-một cách có lý do chính đáng- nguyền rủa người biên tập Facebook, thì cho dù người khách ngồi ở Việt Nam, biên tập viên ngồi ở Mã Lai, thì người biên tập viên đó vẫn chịu ảnh hưởng “từ trường” của lời nguyền. Tôi tạm dùng chữ “từ trường” ở đây cho dễ hiểu. Đáng lẽ tiêu đề của bài viết này phải là “Lời thề đặt lên nhân viên tập đoàn Facebook” thì đúng hơn.

Đầu não Facebook đá quả bóng trách nhiệm sang các cô cậu người Việt ở Singapore. Các cô cậu người Việt lãnh trách nhiệm kiểm duyệt nội dung, đăng hay không đăng một bài. Người dùng chửi: “đ.m thằng kiểm duyệt viên facebook”. Gỉa sử bạn là người nghe câu đó hàng ngày, hàng giờ, bạn không bị trụy tim mới lạ. Vì vậy, thà đi bốc vác còn hơn làm cho Facebook ngồi lì suốt máy tính mỗi ngày 8-10 giờ, hấp thụ hết cái độc của thiên hạ mà không xả ra được.

Một người bạn của tôi, học kỹ sư IT ra, trường đó đầu vào lấy 14 điểm. Cô bạn ra trường với bằng giỏi. Làm trong FPT hay công ty hãng xưởng đều chán. Thế là, cô bạn đậu đơn sang New Zealand, làm nông dân hái trồng rau. Bảo cô bạn trở lại với nghề máy tính, không bao giờ cô làm. Những gia đình có đất ruộng để làm là những người cực kỳ may mắn, đừng bán đất ruộng đi.

Chỉ những người có lý vững thì mới đứng được sau những phát chửi thề từ những người xung quanh như vậy. Về điểm này, mẫu người quân tử mà mái trường thầy Khổng đào luyện cho sinh viên ưu việt hơn.


Vì vậy, trong một số ngành nghề bắt người xin việc phải thề, nhất là những ngành sử dụng súng đạn. Các ngoại vi của Satan luôn luôn bắt thành viên mới phải thề, vào thì dễ, ra thì khó. Người Nhật Bản hạn chế cho con học nghề IT. Chữ nghĩa là nghề tay trái. Ở Việt Nam ai coi nghề chữ nghĩa là nghề chính thì rất bất hạnh.

Truyện Sex, được viết, chủ yếu bởi những người chưa từng quan hệ tình dục với bạn đời khác giới bao giờ. Tôi từng là nạn nhân đọc nó, các anh lớn lớp 12 đem cho đọc. Nhiều người khác cũng vậy. Vì vậy, đi lên Facebook hay mạng xã hội rồi lang thang, rất dễ mất linh hồn. “Cần phải có một sự cứu rỗi vô hạn. Nếu không, sẽ có một sự bất công đến vô hạn.”-sách Mặc Môn.

Dù muốn hay không, ta vẫn phải sống chung với nó. Bố mẹ không thể cấm con cái không được dùng Facebook, mà cần thỏa thuận với con, rằng mỗi ngày cho nó 1-2 tiếng. Tôi có một ông bạn (hân hạnh được gọi như vậy) ở Anh là tiến sĩ Lê Trung Tĩnh, chủ mạng xã hội Livenguide. Anh Tĩnh có ý hướng cho người sử dụng ra khỏi nhà gặp mặt, anh phản đối Facebook lấy hết thời gian của người dùng, mà lại làm cho người dùng mỗi ngày một cô độc. Người mà thỉnh thoảng không có bạn đến nhà chơi là người có vấn đề. Tôi và bạn bè ai nấy đều có tài khoản Livenguide. Dầu sao, cũng phải thừa nhận, Livenguide rất khó địch lại Facebook vì khoảnh khắc chập choạng Facebook đã hút hết thị phần.  

Ông phó tổng thư ký của Tổng liên đoàn lao động thế giới dạy tôi rằng: “Một lãnh đạo nghiệp đoàn phải có thân thể khỏe mạnh và tâm hồn trong sáng.” Tùy từng loại người mà Facebook khóa nick. Chẳng hạn, ở Việt Nam, Facebook thường xuyên khóa nick của nhà giáo Lê Trọng Hùng ở Hà Nội, nhà báo Chu Vĩnh Hải ở Vũng Tàu, nhưng chưa nghe nói Facebook khóa Facebook của cậu sinh viên bao giờ. Họ biết ta là ai và trình độ của ta thì mới không khóa Facebook của ta. Không phải vì tôi làm chức gì đó trong Liên đoàn ký giả Á châu, mà là do thái độ sống, thái độ viết.

Vì vậy, ta phải cẩn trọng với cái miệng của mình. Tiên Nho có dạy: “nhất nhơn chi tâm tức thiên địa chi tâm, nhất vật chi lý tức vạn vật chi lý.” Tâm của một người cũng là tâm của thiên địa, lý của một vật cũng là lý của vạn vật. Nhờ đọc cuốn sách nhỏ Tâm Tư của giáo sư Kim Định, tôi mới biết được điều này.

Tài sản của thế giới bị hút vào một ít thiểu số tập đoàn như Facebook. Nếu Facebook không xả ra được thì nhân viên tập đoàn này cũng chết. Cổ nhân dạy: “Nhục tự sinh trùng, nhân tự sinh họa”, không hề sai. Xả ra như thế nào lại là bài toán khó. Nhân viên Facebook người Việt, nếu không được học hành căn bản, thì chẳng khác nào sinh ra làm con lợn con bò chết thay cho các ông trùm Facebook da trắng bên Mỹ.

Nho gia Việt Nam hàng tuần họp nhau tối thứ Năm hàng tuần trên Google Meeting (mọi người đều nhất trí bầu tôi làm lãnh đạo). Gặp nhau không phải vì một cái lợi thế tục, cũng có, nhưng vì cái lợi lớn hơn là niềm vui gặp nhau, duy trì hằng tuần để sống hứng thú. Mời bạn yêu Việt Đạo vào chung vui, vào cửa miễn phí, không điều tra lý lịch, không điểm danh. Ngồi họp với nhau để sửa lỗi cho nhau và tiếp sức cho nhau trong cuộc tồn sinh này.

Việt Nam, ngày 14 tháng 09 năm 2020.

Tôn Phi.
email: tonphi2021@gmail.com
Whatsapp: +84344331741

Chú thích:

(1) Vụ án cái chết của nhân viên Facebook Keith Utley: https://hieutruyenthong.com/03-10-2019-nghien-ngap-tinh-duc-va-cai-chet-tai-cong-ty-kiem-duyet-facebook/

Advertisement

7 bình luận về “Lời nguyền của nhân viên tập đoàn Facebook.

  1. Ông Tôn Phi chưa chuẩn về việc khoá tài khoản của Fb ở VN nó liên quan đến lũ an ninh mạng và dlv nó lập tài khoản giả mạo báo cáo rồi kiếm cớ “lẵng quên” ko xem xét xác minh! Đó là một âm mưu thông đồng giữa Việt cộng và độc tài Fb! Việc bạn ít có í kiến trên fb, sức mạnh của bạn trên mạng này ít thì đương nhiên nó chưa động đến thôi!

    Thích

  2. Bài viết dí dỏm, ý tại ngôn ngoại, ai muốn hiểu thế nào thì hiểu .. . Nhưng tóm lại chuyện nhân quả báo oán là sẽ có thật , chỉ là sớm muộn mà thôi !

    Thích

  3. Bạn Tôn Phi thân mến.
    1. Mình nhất trí với bạn về thông điệp nhân văn của bài viết này. Hơn nữa, bài viết rất dí dỏm đọc cũng vui lắm. Tóm lại thông điệp của bài viết này có ích cho cuộc sống hiện thực.
    2. Tuy nhiên, hạn chế của bài viết là bạn vẫn thiếu các tài liệu, dẫn chứng thực tế cụ thể để minh chứng cho kết luận của mình. Nhiều lúc mình cảm giác như bạn tự suy diễn rồi gán ghép nó cho những thực tế mà chưa chắc đã xảy ra như thế…
    Rất mong bạn khắc phục những hạn chế này để các bài viết sẽ ngày càng tốt hơn.
    Chúc bạn luôn khỏe, luôn vui !

    Thích

  4. Tôn Phi !
    Cái gì cũng là con dao hai lưỡi
    Nếu có những kẻ không thể bỏ việc, chết vì lời nguyên của kẻ khác. thì NGƯỢC LẠI cũng có những kẻ sẵn sang bỏ việc vì không nguyền rủa được người khác !
    Sau đây là toàn văn câu chuyện trên VOA :
    Kỹ sư Facebook bỏ việc, nói công ty ‘đứng nhầm bên trong lịch sử’
    Kỹ sư phần mềm của Facebook, Ashok Chandwaney, bấy lâu nay khó chịu khi thấy mạng xã hội này ngày càng trở thành mảnh đất màu mỡ cho sự thù ghét. Vào sáng thứ Ba 8/9, kỹ sư này thể hiện thái độ với một hành động dứt khoá, theo các bản tin của Washington Post và Business Insider.
    Chandwaney viết trong một bức thư được đăng trên mạng nội bộ của Facebook: “Tôi quyết định nghỉ việc vì tôi không còn có bụng dạ nào đóng góp cho một tổ chức đang kiếm lợi từ sự thù ghét ở Mỹ và trên toàn cầu”, Washington Post và Business Insider tường thuật.
    Người phát ngôn của Facebook, Liz Bourgeois, được Washington Post dẫn lời cho biết: “Chúng tôi không thu lợi từ sự thù ghét. Chúng tôi đầu tư hàng tỷ đô la mỗi năm để giữ cho cộng đồng chúng ta được an toàn, và hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia bên ngoài để rà soát và cập nhật các chính sách của chúng tôi. Mùa hè này, chúng tôi đã ra mắt chính sách đi tiên phong trong ngành này để truy đuổi QAnon, chúng tôi phát triển chương trình kiểm chứng và xóa hàng triệu bài đăng gắn với các tổ chức cổ súy cho sự thù ghét – hơn 96% trong phần việc đó là chúng tôi tự phát hiện ra trước khi bất kỳ ai báo cáo cho chúng tôi biết”.
    Khi từ chức hôm 8/9, Chandwaney trở thành nhân viên nghỉ việc gần đây nhất của Facebook trong bối cảnh sự bất mãn ngày càng gia tăng ở một công ty mà chỉ vài năm trước còn được coi là một chủ sử dụng lao động lý tưởng.
    Mức độ thất vọng của nhân viên về các chính sách của Facebook đối với phát ngôn thù ghét và phân biệt chủng tộc đã tăng lên khi các cuộc biểu tình phản đối bất công chủng tộc lan tràn khắp nước Mỹ, khi hàng nghìn nhân viên yêu cầu Zuckerberg, người kiểm soát phần lớn cổ phiếu có quyền biểu quyết của Facebook, phải thay đổi lập trường của ông ấy.
    Mặc dù Facebook không tiết lộ số lượng kỹ sư mà hãng này thuê, nhưng các kỹ sư thuộc diện những nhân viên được săn đón nhiều nhất và có mức lương cao nhất tại công ty, theo những người nắm thông tin về Facebook, Washington Post và Business Insider cho hay.
    Chandwaney, 28 tuổi, nói rằng qua thời gian làm việc, kỹ sư này nhận ra rằng ban lãnh đạo của công ty tập trung vào lợi nhuận hơn là thúc đẩy lợi ích xã hội. Công ty đã làm quá ít ỏi để ngăn tình trạng phân biệt chủng tộc, thông tin sai lệch và kích động bạo lực gia tăng trên mạng xã hội này, Chandwaney nói.
    Cụ thể, Chandwaney nêu ra vai trò của công ty trong việc đổ thêm dầu vào lửa khi có nạn diệt chủng ở Myanmar, và gần đây là vụ bạo lực ở Kenosha, bang Wisconsin, Mỹ. Facebook đã không loại bỏ thông tin về cuộc tụ họp của một nhóm dân quân khuyến khích mọi người mang theo súng tới các cuộc biểu tình trước khi xảy ra các vụ xả súng chết người vào tháng trước, bất chấp hàng trăm ý kiến đề nghị loại bỏ thông tin này. Zuckerberg đã gọi đây là một “sai lầm trong hoạt động”.
    Bức thư của Chandwaney cũng dẫn ra việc Facebook từ chối xóa một bài đăng của Tổng thống Trump vào tháng 5 nói rằng “khi hôi của bắt đầu xảy ra, súng cũng bắt đầu nổ”, và thư cũng cho rằng việc công ty ứng phó về các vấn đề dân quyền chỉ là động thái đánh bóng hình ảnh.
    Facebook gần đây đã có lập trường mềm dẻo để đáp lại sự bức xúc của nhân viên và nhóm dân quyền. Hãng bổ sung việc gắn nhãn cho các bài đăng gây hiểu lầm của các chính trị gia và hướng người đọc đến các trang web của chính phủ với thông tin chính xác về bỏ phiếu và đại dịch virus corona – mặc dù vậy, họ không đưa ra lập trường cho dù là thông tin kia đúng hay sai. Những người chỉ trích nói rằng việc gắn các nhãn đó quá trung dung nên cũng dễ gây hiểu lầm chẳng kém.
    Chandwaney, người gốc Nam Á và sống ở khu vực Seattle, đã viết trong thư từ chức rằng: “Tôi thấy rõ là bất chấp những nỗ lực hết mình của nhiều người trong số chúng tôi, những người làm việc ở đây, và những nhà hoạt động bên ngoài như Color Of Change, song Facebook đang chọn việc đứng nhầm bên trong lịch sử ”, Washington Post tường thuật.
    Color of Change [Sắc màu của sự đổi thay] là nhóm dân quyền cũng thường xuyên chỉ trích Facebook.
    Theo Washington Post, tâm lý nội bộ nhân viên Facebook bắt đầu xấu đi cách đây gần 4 năm, khi mọi chuyện trở nên rõ ràng là công ty đóng vai trò quan trọng trong việc ông Trump được bầu làm tổng thổng hồi năm 2016, với việc mạng xã hội này khuếch đại các bản tin sai sự thật và thông tin sai lệch của Nga trong khi cho phép ban vận động của ông Trump đưa ra các thông điệp có chủ đích nhắm đến các cử tri dao động. Kể từ đó, tình trạng bức xúc cứ thế tăng lên trong số hơn 52.000 nhân viên của công ty.
    Tâm trạng nội bộ đã trở nên tồi tệ hơn trong bối cảnh có hàng loạt thông tin bị lật tẩy về vai trò của Facebook và công ty con Instagram trong việc truyền bá thông tin sai lệch của nước ngoài, chủ nghĩa bài Do Thái và chủ nghĩa dân tộc đề cao người da trắng, đồng thời cho phép lan truyền thuyết âm mưu của QAnon và những kẻ cực đoan bạo lực như “Boogaloo Bois” trước khi ra tay dẹp các thông tin đó trong thời gian gần đây.
    Khi Zuckerberg từ chối gỡ bài đăng của ông Trump nói về “hôi của và nổ súng”, một số nhân viên, những người làm việc tại nhà, đã tổ chức đình công trên mạng. Một số ít đã nghỉ việc và hàng nghìn người khác yêu cầu công ty thay đổi chính sách về phát ngôn thù ghét và không kiểm chứng lời nói của các chính trị gia, vẫn bản tin của Washington Post cho biết.
    Cách tiếp cận của công ty đối với quyền dân sự cũng khiến các nhà quảng cáo lớn tẩy chay. Color of Change cho biết Washington Post biết họ không nắm số lượng công ty hiện tại vẫn tham gia vào cuộc tẩy chay đã được kêu gọi từ tháng 7, nhưng một số công ty chi nhiều cho quảng cáo, bao gồm cả hãng Verizon và Merck, tiếp tục tạm dừng quảng cáo của họ.”

    https://www.voatiengviet.com/a/ky-su-facebook-bo-viec-noi-cong-ty-dung-nham-ben-trong-lich-su/

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s