Bên Do Thái, có câu chuyện kinh Talmud: Mẹ mới sinh em bé. Em bé là quái thai, hai cái đầu cùng một cơ thể. Vậy, chúng là một đứa hay là hai đứa? Sách Talmud bày cho cách, cầm cây thước gõ vào một cái đầu, nếu cái đầu kia cũng kêu đau thì hai cái là một, còn nếu một cái đau, một cái cười, thì là hai đứa khác nhau.
Đứa trẻ Do Thái nào cũng biết câu chuyện này. Khi lớn lên, chúng thành những người rất giỏi. Đứa bét lắm cũng rất khá. Đến nay, kỹ sư tin học của Do Thái là giỏi nhất thế giới. Do Thái là nước duy nhất dám bảo hành phần mềm. Ngoài kỹ sư phần mềm, kỹ sư các ngành khác cũng giỏi nhất thế giới. Chỉ cần đưa một cái sân vận động cho kỹ sư nông nghiệp của Do Thái, y sẽ cung cấp đủ rau nuôi sống cả thành phố.
Lý giải nguyên nhân vì sao dân Do Thái thành công, có người bảo đó là do dân riêng được Chúa chọn. Điều đó cũng đúng. Dưới nhãn quan khoa học, Do Thái thành công là do bên xứ này dạy kinh điển dân tộc từ sớm. Bên Do Thái, trẻ lên 4, lên 5 thuộc cả quyển Kinh Thánh, từ Genesis (Sáng thế ký) đến Malachi. Cái khôn kinh điển khác với cái khôn thường nghiệm. Chuyện “Trí khôn của ta đây” kể về chuyện anh nông dân bội ước với con hổ, đốt nó sắp mất mạng là chuyện khôn lỏi.
Việc dạy kinh điển dân tộc đảm bảo một sự liên tục. Ở các xứ không có kinh điển dân tộc, đường học và đường đời của con người bị đứt quãng. Nước Mỹ rất khổ sở, vì không có kinh điển dân tộc. Đứa trẻ lớn lên theo các băng đảng như Black Lives Matters. Không có nền tảng, hoặc nền tảng yếu, thiếu trung thực, thì không thể đứng vững được.
Có những người thuộc lứa học sinh đệ nhất, đệ nhị Cộng Hòa bảo rằng, bây giờ, tức là khi đã 60-80 tuổi, vẫn còn nhớ các bài thơ trong Quốc Văn giáo khoa thư và Luân lý giáo khoa thư.
Các nhà biên soạn sách đã rất tinh vi, đến nỗi, cuốn Quốc Văn giáo khoa thư và Luân lý giáo khoa thư, đứa trẻ lên lớp học hăng say, về nhà cho bố mẹ mượn để đọc, bố mẹ cũng thích thú.
Bên Nhật, không có bài kiểm tra đến lớp 3. Vì sao không có bài kiểm tra? Để tâm hồn cuả các em được “nguyên vẹn” và hấp thụ kinh điển dân tộc khi còn có thể. Bài kiểm tra làm phát sinh gian lận, quay cóp, đôi khi làm hư con người.
Tôi về quê, em trai út lớp 3 thôi phải giải các bài toán mẹo. Thương em, và thương cả mình ngày trước.
Khối nước Á Đông có thể coi Kinh Thi làm kinh điển dân tộc không? Nếu dạy Kinh Thi thì mặt chữ là chữ Nho, bị gán thành kiến là chữ của riêng tộc Tàu, cho nên các cụ thử chế Kinh Thi bằng tiếng Việt. Thử nghiệm Kinh Thi Việt Nam đã thất bại trong thế kỷ XX. Thực ra vẫn có thể coi Kinh Thi do Khổng Tử san định làm kinh điển cho Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Tàu…Vì các bài thơ trong Kinh Thi nguyên bản là của cả cõi Đông Á. Tuy thất bại trong việc làm cuốn Kinh Thi Việt Nam, nhưng bộ Quốc gia Giáo dục đã thành công trong Quốc Văn giáo khoa thư và Luân lý giáo khoa thư. Đứa trẻ, dừng lại ở bậc học nào, vì lý do gì, thì vẫn có nền tảng tinh thần để sống tiếp trong đời, không như ngày nay.
Việt Nam và Do Thái là hai quốc gia duy nhất có kinh điển dân tộc để mà dạy. Do Thái là xứ văn minh lệnh, cuốn nào là kinh điển dân tộc, cuốn nào không, thì rất rõ ràng. Ví dụ, kinh Talmud.
Một nhà báo, nhà văn có được học kinh điển dân tộc hay không, đọc một chương thôi sẽ biết liền. Ví dụ, Việt Nam Quốc Sử Diễn Ca là một kinh điển dân tộc cần được giảng dạy trong học đường. Tự lực văn đoàn của văn hào Nhất Linh lại gián tiếp cho rằng Việt Nam không có kinh điển dân tộc, bằng cách chối bỏ chủ đạo Việt. Vì vậy, sự nghiệp của Tự lực văn đoàn không thành. Khổng phải vì họ ác, mà là vì họ chưa nghiên cứu kỹ càng chiến lược phát triển của mình. Muốn đả phá những cái xấu, nhưng không biết cái tốt là gì. Những gì thuộc về quá khứ đều đẹp đẽ cả. Tự lực văn đoàn đều là những nhà văn xuất chúng. Tuy không là nhà văn nhưng trái lại, giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã đặt đúng nền tảng cho nền giáo dục. Ông là nhà toán học.
Đứa trẻ không nên nhét nhiều. Bày cho nó quan hệ với lân nhân thì quan trọng hơn làm toán cộng trừ nhân chia nâng lũy thừa.
Đi dạy học thì cũng như trông trẻ khỏi nó ra đường quậy phá hút chích, chứ có to tát gì đâu mà thu ghế ngồi mỗi đứa 40 000 . Chẳng lẽ các bậc phụ huynh lại phải lôi thầy hiệu trưởng lên báo? “Mỗi năm đến mùa bước vào năm học mới là tức lắm chú nạ”- Phụ huynh trường miền Trung nói với người ký giả. Người ký giả từ chối đưa tên thầy hiệu trưởng và cô chủ nhiệm lên mạng xã hội, vì đây không phải là công việc của nhà báo phóng viên, mà là công việc của các hướng đạo sư.
Những cặp to màu sắc, thoạt trông cứ tưởng các phi hành gia nhí đang trên đường đến bãi phóng tàu vũ trụ bay vào không gian….. Không phải đâu, trong đó còn có lồng cơm các bà mẹ làm cho các em học sinh Nhật Bản mang đến lớp.
Ngày 15 tháng 09 năm 2020.
Tôn Phi.
Liên lạc: tonphi2021@gmail.com
Cám ơn các anh Nghiêm Sỹ Cường và Nguyễn Thanh Long đã giúp chúng tôi hoàn thiện tác phẩm nhỏ này.
Cái này giống như cài hệ điều hành!
ThíchThích
Con người cần phải học cách làm người là quan trọng nhất. Một khi con người biết làm người thì sẽ làm được những điều tốt đẹp cho người
ThíchThích
Đúng.
ThíchThích