
Truyện cấm trẻ em dưới 17 tuổi.
Tóm tắt chuyện xơ Unella: Cô gái Unella sinh ra ở La Mã (Central Kingdom). Cô nhập đạo thờ thần Mặt Trời. Hồi đó, đạo thờ thần Mặt Trời xét xử cả nữ hoàng Cersei. Nữ hoàng Cersei Lannister quan hệ tình dục với anh ruột là hiệp sỹ Jaime Lannister, cả kinh đô đều biết. Thầy tư tế thượng phẩm đòi lôi nữ hoàng ra đánh đòn. Đánh đòn xong rồi thả về, thừa sống thiếu chết. Nữ hoàng Cersei về được đến cung điện phản động lại bằng cách lên kế hoạch để giết chết hết tất cả các tu sĩ để trả thù tội xúc phạm nhân phẩm hoàng gia. Trong đó, cận vệ của nữ hoàng Cersei là dũng sĩ Tòa Sơn (The Moutain) hiếp dâm xơ Unella xong rồi mới giết.
Ai đã đưa xơ Unella vào giáo hội? Thưa, là thầy tư tế Chim Sẻ (Sparrow). Cậu bé sinh ra trong một gia đình thợ thủ công, được bố mẹ truyền nghề thợ giày. Chú bé đóng giày rất giỏi. Năm 17, 18 tuổi, chú bé bán được rất nhiều giày cho người ở kinh đô, thu được rất nhiều tiền. Chú bé ra chợ, mua một người đàn bà đẹp về. Dập dịch thỏa thuê. Rồi chú bé mời bạn bè về nhà, mỗi người bạn lại mua thêm một người đàn bà. Họ mở tiệc tập thể. Ngày mai tỉnh dậy, thấy một đống vũng bùn, cả mùi thịt đàn ông và phụ nữ, cậu thanh niên Chim Sẻ nhận thức được rằng đây không phải là cuộc sống bền lâu. Cậu bỏ hết để đi tìm một chân lý sống. Chẳng may bầu nhiệt huyết thanh xuân đó rơi vào tay đạo thờ Thần Mặt Trời. Bằng tấm lòng nhiệt huyết, thầy tư tế Chim Sẻ kêu gọi được hết dân cư kinh đô nhập đạo, trong đó có những cô gái như xơ Unella. Cả hai con người ấy không biết rằng mình đang đi sai nguyên lý, mong ước cứu người lại hóa ra giết người.
Mượn chuyện bà xơ Unella bên La Mã để trả lời câu hỏi:
VÌ SAO ĐẠO THỜ THẦN MẶT TRỜI CẤM TU SĨ KẾT HÔN?
Trước khi đọc bài này, xin bạn đừng comment bên dưới hỏi tôi rằng, sao ông Tôn Phi lý luận về hôn nhân hay như thế mà không lấy nổi vợ. Ông Tôn Phi không lấy nổi vợ vì một lý do khác.
Bạn nhìn vào bức ảnh trong hình. Nhiều người ngỡ đó là một bà xơ Công giáo (Catholic). Nhưng không, đây là một bà xơ theo đạo thờ Thần Mặt Trời. Đạo này xuất hiện trước khi ông Phật Thích Ca sinh ra. Nó phổ biến khắp thế giới, dưới những dạng thức khác nhau, đôi khi thay đổi tên gọi để thích nghi với tình hình mới.
Đạo Thờ Thần Mặt Trời, quy tụ các phần tử tinh anh, muốn hướng đến một xã hội tinh khiết. Thế là, họ coi việc giao phối nam nữ là tục tĩu. Vì thế xuất hiện những bà xơ như xơ Unella trong truyện. Bà xơ Unella có đầy ở La Mã, lo việc hướng đạo đời sống cho một cộng đồng người u tục. Đạo này truyền sang được đến cả Ấn Độ, tinh chỉnh một chút để được gọi là đạo Bà-La-Môn giáo. Đạo Bà-La-Môn giáo cũng dạy tu sĩ rằng không được kết hôn. Bà-La-Môn giáo thực chất là một chi nhánh của đạo thờ thần Mặt Trời phổ biến khắp Trung Đông và Tiểu Á, nhưng Bà-la-môn giáo có tính địa phương hơn, cho nên người Ấn dễ chấp nhận.
Bà-La-Môn giáo đề cao sự chung thủy. Một phụ nữ Ấn Độ có chồng chết. Người phụ nữ ấy lên giàn thiêu, bảo dân làng đốt mình đi, để đi theo chồng. Các tu sĩ Bà-La-Môn dạy như vậy. Hiểu sai về chung thủy dẫn đến làm con thiêu thân. Ngoài chuyện này ra, còn có những chuyện khác, lấy con người tế cho thần, xảy ra đầy dẫy trong thời khai sinh đạo Bà-la-môn, mang ý nghĩa kết nối con người với thần linh. May mà có một chàng trai tên là Tất Đạt Đa đến, tự nghĩ cách giải phóng con người. Tất Đạ Đa thành công trong một mệnh đề chói lọi: Con người là bình đẳng. Nhưng, Tất Đạ Đa cũng không thể thay đổi hết cả nền văn hóa Ấn Độ đã dính quá sâu vào Bà-La-Môn giáo, để rồi Phật giáo của thái tử Tất Đạt Đa (sau này quen gọi là Thích Ca) cũng phải ra chính sách cấm kết hôn, vì nói như các thầy Bà-La-Môn, đừng kết hôn để cho tâm hồn tinh sạch. Về cơ cấu, Phật giáo vẫn là Bà-La-môn giáo. Mệnh đề “Con người là bình đẳng” năm nào của thái tử Tất Đạt Đa, sau khi đã truyền đạo thành công, gặp một công án lớn: có nên công nhận Thượng Đế hay không. Tất Đạt Đa tránh né vấn đề này, để rồi sau này đệ tử của ông mắc vào một sự sai lầm lớn: Con người có thể tự độ mà không cần đến Thượng Đế. Tức là, có thể sống mà không cần đến Đức Chúa Trời. Trải qua mấy ngàn năm, hẳn ai trong chúng ta cũng biết ai đúng và ai sai. Thái tử Tất Đạt Đa tưởng giải phóng được con người, nhưng vẫn chưa thành công, vì Tất Đạt Đa cũng chỉ là người.
Nho gia nói: “Đạo bất viễn nhân”. Vì vậy, về điểm này, ông Nho giáo đúng. Mấy ông như đạo Giáo (Thiên Sứ Bắt Ma), đạo Phật hay vân vân đạo mọc ra sau này đều phải công nhận là ông Nho đúng. Nhiều nỗ lực cứu người hóa ra thành hại người, bởi, theo như Nho giáo phân tích, rằng họ đã không bắt chước và mô phỏng thiên nhiên cho các chương trình hành động cốt lõi. Trời ban cho người con gái mái tóc đẹp để trang điểm cho đời, tà đạo bảo nàng cạo trọc đầu đi. Tất nhiên là giáo chủ không bao giờ nhận sai vì cái tôi của giáo chủ quá là lớn. Việc một số ông học sĩ thắp hương thờ Khổng Tử cũng là sai. Bởi, thầy Khổng là tư tế của Trời, thầy Khổng thờ Trời và thầy Khổng không cho phép người khác nặn tượng vẽ tranh mình ra để thờ.
Nhưng mà không ai dám sửa. Cũng giống như, thái tử Tất Đạt Đa biết trong tín điều Bà-La-Môn giáo có nhiều điều sai, nhưng chỉ dám sửa một số, còn đa số thì thái tử Tất Đạt Đa vẫn phải duy trì như Bà-La-Môn. Các tôn giáo kia không đổi được, vì cái tôi rất là to. Vì cái tôi to quá, cho nên, hết thảy vẫn nằm trong kiểm soát của đạo thờ Thần Mặt Trời, dưới những dạn thức khác nhau, kể cả những dạng thức ngày đêm chửi đạo thờ Thần Mặt Trời thì vẫn làm cho đạo thờ Thần Mặt Trời mà không hay. Muốn thoát khỏi đạo thờ Thần Mặt Trời thì phải hạ mình khiêm tốn đón lấy những tia sáng. Chuyện của xơ Unella là một ví dụ, về một người phụ nữ có trái tim nhân hậu, nhưng không biết giáo hội mình đúng chỗ nào và sai chỗ nào. Việc cấm nam đến với nữ, các đạo ngày nay đều bắt chước theo đạo thờ Thần Mặt Trời, mà đã dẫn đến số phận rất bất hạnh của nàng xơ Unella. Không ai cứu xơ Unella cả. Những niềm tin đang giết chết con người. Chẳng hạn, niềm tin “sở hữu tuyệt đối” đối với ruộng đất, đang đẩy thanh niên đẻ sau vào các băng đảng. Sở hữu đất đai ở Việt Nam đang là một loại “sở hữu tuyệt đối” nhưng không ai đủ dũng cảm để nhận ra. Còn sở hữu đất đai ở Việt Nam thời các vua là “sở hữu tương đối”, rất bền vững cho xóm làng, thì không có ai khen ngợi cả, vì họ chưa đi quá lớp triết lý tỉ giảo.
Như đã nói ở đầu bài, xin bạn đừng comment bên dưới hỏi tôi rằng, tại sao ông Tôn Phi lý luận về hôn nhân hay như thế, mà ông ấy không lấy nổi vợ. Cuộc đời mỗi người sẽ làm ứng nghiệm một lời tiên tri đặc trưng cho mình. Một nam nho sĩ chưa được làm lễ gia quan, hay một nữ con nhà nho chưa được làm lễ cài trâm, mà lấy vợ lấy chồng, tất nhiên sẽ bỏ, vì chưa trưởng thành. Lễ gia quan và lễ cài trâm đánh dấu sự trưởng thành của nam thanh nữ tú đã biến mất một cách kỳ diệu.
Vua Lê Thánh Tôn nạp nhiều phi tần. Vua không chịu quan hệ tình dục với bà hoàng hậu. Bà tức giận, bèn lấy bột độc chà vào tay, rồi xát tay vào của quý của vua, vua chết. Khi còn sống, vua Lê Thánh Tôn gọi đám sư ni đạo sĩ là bọn “hỡi ôi”. Vì sao vua không dám động đến bọn này? Vì vua Lê Thánh Tôn cũng gái gú, họ bảo rằng không có tư cách gì để dạy họ. Các tôn giáo mới nổi sau này thường đi quá giới hạn ở chỗ diệt dục. Vua Lê Thánh Tôn đi quá giới hạn ở chỗ có nhiều vợ cùng một lúc, rất hại sức khỏe và mất vệ sinh. Cả hai thái độ sống ấy đều không hiểu rằng quan hệ tình dục nam nữ là một sự thâm tín đối với đất trời (Kim Định), và ai chọn đi hẳn vào một thái cực nào cũng đều sẽ vong thân. Trong tiếng Nga, “tội lỗi” nghĩa là đi quá giới hạn. Vì thế ông cha Việt mới có câu: “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà/ Cả ba việc ấy đều là khó khăn.” Chọn bạn đời rất khó. Ba đứa con, hai trai một gái, của nữ hoàng Cersei với anh trai Jaime đều chết cả ba, ứng nghiệm lời tiên tri cô gái con chủ lâu đài đã đòi nghe cho được lúc vào rừng săn với đám thôn nữ.
Trở lại chuyện xơ Unella bên La Mã. Câu chuyện về bà xơ này quá xa xưa, người ta không thể xác minh theo ngày tháng là chuyện ấy thật hay giả, nhưng ta vẫn đem ra đây để mổ xẻ, vì mọi giả thuyết có lý đều là hợp lý. Sau xơ Unella mấy trăm năm, đạo Cơ-đốc giáo mới được nhập vào các thành phố của đế quốc La-Mã. Buổi ban đầu, giáo hội Cơ-đốc đầu tiên vẫn mặc trang phục bình thường. Các tu sĩ đạo thờ thần Mặt Trời chửi, tu sĩ gì mà kết hôn lăng nhăng, không đồng trinh như đạo của chúng tôi. Dưới sức ép như vậy, nhiều người không chịu được. Về sau, nữ tu phải mặc như xơ Unella. Tức là, Công giáo vẫn là đạo thờ Thần Mặt Trời. Công giáo (Catholics) có phải là giáo hội Cơ-đốc khởi thủy không? Danh từ Công giáo xuất hiện khoảng thế kỷ thứ IV. Thế thì, từ lúc Chúa Giê-su qua đời đến thế kỷ thứ IV, danh từ dùng để gọi giáo hội Cơ-đốc là gì? Tại sao danh từ ấy lại biến mất một cách kỳ diệu như vậy?
Giờ đây, khi hỏi về nguồn gốc của cái làm dấu, một chấm giữa trán, một chấm giữa ngực, hai chấm ở mỗi bên vai trái và vai phải thì không mấy người biết. Nó đã có từ thời xơ Unella, tức là từ thời đạo thờ Thần Mặt Trời, một chấm cho thần thợ rèn, một chấm cho thần chiến tranh,…Ai cũng nghĩ mình là nguyên bản. Các tên gọi khác, như Công giáo (Catholic), Tin Lành (Protestant) hay Thanh giáo (Puritans) mới là có sau này, quãng từ thế kỷ IV trở đi. Tên gọi đầu tiên của giáo hội Cơ-đốc, tức là giáo hội thờ đấng Christ, có tên là “Hội thánh của Đức Chúa Trời”, hoặc một cách dịch tương đương, nhưng chắc chắn là đã được ghi trong thư thứ nhất Xanh-Pôn (thánh Phao-Lô) gửi tín hữu Cô-rinh-tô. Mình đi đạo nào phải biết nguồn gốc của đạo đó.
Bài thơ Quan quan thư cưu với mục đích giáo dục con người phải một vợ một chồng (quan quan thư cưu/tại hà chi châu/yểu điệu thục nữ/quân tử hảo cầu) là vì mục đích đó. Các trường phái khác ra tín điều cấm kết hôn, đổ vỡ. Thầy Khổng không ra tín điều, vì thầy Khổng không phải là tu sĩ tôn giáo, nhưng sau mấy ngàn năm thì nay hết thảy đều đã công nhận là thầy Khổng đúng. Thầy Khổng là một tư tế vô danh của Đức Chúa Trời, dạy hậu thế một vợ một chồng. Ngày nay, nền giáo dục giả dối, nào là kỹ năng cứng, nào là kỹ năng mềm, đều không bằng bốn câu thơ ngắn gọn mà vô cùng súc tích của thầy Khổng:
Quan quan thư cưu
Tại hà chi châu
Yểu điệu thục nữ
Quân tử hảo cầu
Bạn đọc cần Kinh Thi, hãy đến đại học Văn Khoa Sài Gòn.
Chọn đúng trường để học rất là khó. Riêng tôi, tin rằng việc chọn học trường Văn Khoa là một sự lựa chọn đúng đắn. Giả sử mình sinh ra tại Mỹ, học hành xong sớm, thành công nức nở, thì mình phá hoại xã hội và giết hại nhiều người cũng nên. Học hết chương trình đã là một thành công chói lọi. Trong thời gian chờ chiếc phao cứu sinh được gửi tới dân tộc Việt Nam, chúng tôi đang phát triển ngành triết văn và cho nó trở nên bình dân, tức là ai cũng hiểu mà không cần cầu kỳ kiểu cách. Ngành triết văn là ngành rất quan trọng, cố gắng đi tìm bản tính đồng nhiên của con người. Nó không phải là chân lý, nhưng nó là công cụ giúp kiểm định chân lý. Nó tạo ra một mẫu người, là mẫu người quân tử. Quân tử tùy thời chi nghĩa. Người quân tử là bước đi một cách cân bằng.
Ngày 20 tháng 09 năm 2020.
Tôn Phi.
tonphi2021@gmail.com
Chuẩn . Hội thánh mà Đức Chúa Jesu dạy bảo các thánh đồ Phi e rơ , Phao lo … ở thế kỉ I có tên là “Hội thánh của Đức Chúa Trời “.
ThíchThích
TP viết rất minh bạch thông tin, thank em ❤️
ThíchThích
Rất hữu ích cho anh chị em CG & TL❤️
ThíchThích