
Trong chương trình đào tạo văn học của bất kỳ trường đại học nào trên thế giới, đều có kể về vở kịch Hy Lạp cổ đại Ê-đip vua (Oedipus Rex).
Nội dung vở kịch tóm tắt như sau: Ê-đip là một hoàng tử con của vua Laius (Lai-ốt) và hoàng hậu Jocasta (Dô-cát-xơ Ta) ở thành bang Thebes xứ Hy Lạp. Khi cậu bé sinh ra, một nhà tiên tri đã tâu với ông vua cha rằng: “Thằng bé này lớn lên sẽ giết cha (tức là sẽ giết ông vua) và cưới mẹ (tức là sẽ lấy vợ của ông vua).” Ông vua nghe được, tức quá, sai lính đem con trẻ đi giết, đề phòng hậu họa về sau. Người lính bồng đứa bé lên núi để giết, nhưng thương quá, trao đứa bé cho một người mục đồng. Người mục đồng trao đứa bé cho một nhà buôn để nhà buôn mang sang nước khác. Ở bên nước khác, cậu bé được nhà vua và hoàng hậu nhận làm con. Cậu bé vẫn làm hoàng tử ở một nước khác. Tuy nhiên, số phận của cậu bé quá đặc biệt. Lại có một nhà tiên tri đến nói với cậu bé rằng, lớn lên cậu bé sẽ giết cha, làm nhục mẹ. Cậu bé này có đạo đức. Sợ cảnh đó xảy ra, cậu bé bỏ hoàng cung để đi bụi, khỏi phải giết cha, làm nhục mẹ, khỏi phải ứng nghiệm lời phán của những ông lão mù. Thời đó ở Hy Lạp, các nhà tiên tri có quyền lực rất ghê gớm.
Đi lang thang, cậu bé thấy một đoàn người đi đường. Đoàn người đi đường đó ăn nói vô lối, lại còn đánh cậu một cái. Cậu giận quá, rút gươm ra giết hết cả đoàn, trong đó có một ông lão già. Sau vụ ấy, cậu lại tiếp tục đi. Cậu gặp con quái thú Sphinx. Đây là con quái vật mình sư tử mặt đàn bà. Nó ra câu đố, ai giải được thì nó tha, ai không giải được thì bị nó ăn thịt. Câu đó là: “Con gì buổi sáng đi bốn chân, buổi trưa đi hai chân, buổi chiều đi ba chân”. Bao nhiêu người không giải được nên đã bị con quái Sphinx ăn thịt. Cậu bé Ê-đip giải ra được đó chính là con người. Con quái vật Sphinx chết, không còn gieo tai họa cho thành phố. Người dân trong thành phố bèn tôn cậu lên làm vua, và gả cho cậu người hoàng hậu Jocasta xinh đẹp mới góa chồng làm phần thưởng. Cậu bé bỗng dưng được làm vua, bỗng dưng có vợ đẹp. Khốn nạn thay, ông lão già cậu giết dọc đường chính là ông vua Laius vừa mất tích của thành phố, và người hoàng hậu mà mới cưới, thì chính là vợ của ông vua. Nói cách khác, Ê-đip đã giết cha, làm nhục mẹ. Ê-đip lại còn sinh ra mấy đứa con nữa với mẹ mình. Đức vua mới Ê-đip giao phối với mẹ đẻ của mình mà không biết. Bệnh dịch xảy ra trong thành bang, các nhà tiên tri biết lý do mà không dám tâu lên. Vua Ê-đip cho đi điều tra nguyên nhân. Hoàng hậu Dô-cát-xta là một người phụ nữ đoan trang, cả đời giữ trinh tiết, nào ngờ “đứa con từ bụng mình chui ra lại gửi những đứa con khác vào trong bụng mình”. Không một người phụ nữ nào có thể chịu được tai họa khủng khiếp đó. Khi tìm ra được điều này, hoàng hậu Jocasta xinh đẹp tự vẫn bằng cách treo cổ. Ê-đip thì móc mắt, và bỏ ngai vàng đi lang thang, sau này không rõ đi đâu. Toàn bộ câu chuyện xảy ra quãng thế kỷ thứ Năm trước Công nguyên. Thời đó con người chưa biết nói dối.
Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Nó là câu chuyện có thật bên Hy Lạp, xảy ra đã lâu, nhưng lại mang dự phóng đúng cho tương lai mai hậu. Phải biết bước qua đợt văn học để tiến tới đợt triết lý, nơi có chút niềm vui dẫn đạo cho đời sống mời này.
Khi thấy một hiện tượng thiên nhiên trái ý mình, làm thiệt hại cho mình, thì mình tiêu diệt hiện tượng thiên nhiên đó. Ví dụ, bão làm cho đổ hoa màu, tốc mái nhà cửa, người Mỹ chế ra khí trung hòa bắn vào tâm bão để diệt bão, giống như Ê-đip giết cha. Kết quả, không có bão, các vi trùng, vi khuẩn, sâu bệnh lại nhiều hơn, về sau người Mỹ thà để cho bão tự nhiên phá chút đỉnh nhưng được lợi là tái cân bằng thiên nhiên.
Tại sao lại móc mắt? Chàng Ê-đip giao phối với mẹ ruột mà không biết. Giao phối với mẹ thì gọi là “duy địa”. Đất gọi là mẹ Gai-a. Khi “duy địa” thì sẽ mù. Hoàn toàn đúng với ngày nay. Nền văn minh nhân loại đã là nền văn minh duy địa. Lấy mét, lít, thước, thốn để đo đếm con người. Vì vậy văn minh ấy bị “mù”, nghĩa là tìm không thấy lối ra, không thấy giải thoát, giống hệt chàng Ê-đip xưa kia. Rơi vào địa cũng chết, rơi vào thiên cũng chết, phải cân đối giữa thiên và địa thì mới được sống. Tự hào thay, dân tộc Việt là chủ nhân ông của triết lý cân đối thiên-nhân-địa ấy. Tức là, nơi dân tộc Việt đã có giải pháp cho cuộc sống bế tắc hôm nay. Nói cách khác, triết Việt đã giải quyết xong bài toán vua Ê-đip bên Tây không giải được. Năm nào cũng diễn lại vở kịch, năm nào cô trò cũng khóc? Ai không khóc là không yêu văn chương.
Nếu đứng ở đợt văn học, ta sẽ chỉ thấy bi kịch, ta không thấy gì ngoài nước mắt. Tuy nhiên, kẻ không biết thì không có tội, trong trường hợp này là Ê-đip. Đứng ở đợt triết lý thì ta thấy vở kịch ơn ích. Bao học thuyết về con người căn cứ trên dị đoan tà thuyết, hoặc căn cứ trên ý niệm trừu tượng hay sự vật đều đang lu mờ để nhường bước cho nhân bản chân chính y để nhường bước cho Oedipe người đã tìm ra đáp số trúng. Con người nhận thức đúng về mình thì những thứ yêu ma và những thứ đày đọa con người mới sẽ chết, y như con Sphinx tự tiêu biến. Vì không hiểu, cho nên bất chấp và xóa bỏ các luật thiên nhiên (giết cha) và bắt mặt đất sản sinh sản vật không kịp (làm nhục mẹ). Vở kịch Ê-đip vua có ý nghĩa thâm sâu như vậy.
Nhìn bằng con mắt “văn nghệ” thì không bao giờ giải được vụ Ê-đip vua. Phải nhìn nó bằng con mắt “triết lý”. Người giải được vụ án này là Lương Kim Định, lời giải ấy có ghi trong sách Nhân Bản của ông. Mời quý bạn mua sách về và đọc. Sách có bạn tại các cửa hành sách như Fahasa hay nhà sách Phương Nam trên toàn quốc.
Bạn đọc chưa có điều kiện mua sách, xin mời liên lạc với chúng tôi.
Viết tại Đà Lạt, Ngày 21 tháng 09 năm 2020.
Tôn Phi.
Tonphi2021@hotmail.com
Khoa văn học khóa 2014-2018.
Trợ lý: tonthanck@gmail.com.
Phone, Whatsapp, Signal, Zalo: +84344331741.
Paypal: teacherkimngan@hotmail.com.

Bài viết đã được đưa vào sách Giáo trình văn học Tây Âu 1 của tác giả Tôn Phi.
Liên lạc mua sách: tonphi2021@hotmail.com
Điện thoại hỗ trợ: +84344331741 (Phone, Whatsapp, Signal, Telegram, Zalo)
Tôi chưa có sách.
ThíchThích