
Trước hết, người viết bài này công nhận Trần Đức Thảo là một triết học gia giỏi. Lưu ý, gọi đúng theo ngữ pháp, Trần Đức Thảo là một triết học gia. Quãng thời gian binh lửa 20 năm, mỗi miền đều có những triết học gia. Nếu đem so sánh thì so sánh Trần Đức Thảo ngoài miền Bắc với Trần Thái Đỉnh trong Nam. Khi đem Trần Đức Thảo và Trần Thái Đỉnh mà so sánh với Kim Định thì rõ ràng không cùng thuộc tiêu chí, giống như so sánh mét và lít.
Tóm tắt về Trần Đức Thảo: Ông có công nhìn ra sự đóng góp của con người trong việc kiến thiết vũ trụ quan. Châu Âu trước đây vũ trụ quan im lìm, cho rằng Chúa tạo tác, con người đứng im há miệng chờ sung. Jean Paul Sartre, bạn cùng trường với Trần Đức Thảo cũng bày cho lối sống hiện sinh. Sự xuất hiện của hai ngôi sao Trần Đức Thảo và Jean Paul Sartre trên bầu trời thế giới từng được kỳ vọng sẽ giải thoát loài người. Cả Sartre lẫn Thảo sống đủ tuổi thọ, không chết vì tai nạn giữa đường. Hai con người ấy đều có đủ thời gian sống để đi chứng minh con người bình đẳng với Thượng Đế.
Viễn Đông thì khác. Từ Khổng Tử, Mạnh Tử cho đến Kim Định lại cho rằng, con người là cánh tay nối dài của Thượng Đế, hóa nhi bất dục, hối nhân bất quyện. Bên Đông không hò hét ầm ĩ, không mở trường bán tín chỉ như bên Tây, làm cho bên Tây nghĩ rằng bên Đông không phát triển về triết.
Giáo sư khoa bảng Gusdorf là người công tâm khi so sánh tỉ giảo các trường phái triết học. Trong cuốn Métaphysics (Luận lý siêu hình), trang 199, giáo sư Gusdorf nhận xét: “Sartre là một triết học lẩn lút (dégagement) hơn là một triết lý phán đoán nhận lãnh trách nhiệm: “thay vào tác động tinh tuyền (không dính bén đến cụ thể) của lý trí mà ông và Hiện sinh đả kích, ông lại đem ra tác động tinh tuyền của sự tự do tận gốc rễ… từ chối những nền móng sinh lý và lịch sử con người. Vậy là trừu tượng hóa con người mất rồi, con người thực tế đâu có cô lập lơ lửng, trên không chằng dưới không rễ kiểu đó.”
Như thế xem ra cả Hiện tượng luận của Thảo cũng như Hiện sinh của Sartre đều không tiến hơn gì duy trì thuyết trong việc giúp kiến tạo một nền nhân bản. Có nhiều loại vô thần, Trần Đức Thảo là loại vô thần cao cấp. Cao cấp ở chỗ, Trần Đức Thảo không rủ người thường đi làm chuyện lật đổ Thượng Đế hay những việc càn rỡ khác. Tuy nhiên cũng như Aristote, Platon, hay Hegen, Kant, lứa Trần Đức Thảo và Jean Paul Sartre không đưa ra được một mẫu người. Cụ thể, họ không đưa ra được mẫu người quân tử cho người đời bắt chước. Đây là một nỗi hổ thẹn vô cùng lớn của cả nền triết học châu Âu và ngoại vi, đã cố tình giấu diếm và cuối cùng phải thừa nhận tại hội nghị Honolulu 1949. Thầy Khổng bên Tàu đã đề xuất được mẫu người quân tử. Người Tây đã thừa nhận điều đó. Khái niệm “con nhà gia giáo” thực chất là con nhà Nho gia, đã được cha dạy cho cách làm người quân tử.
Sở dĩ trong Nam không nhắc đến Trần Thái Đỉnh vì trong Nam có tự do cạnh tranh. Bóng mát của Lương Kim Định che khắp rồi, nên người ta không biết đến Trần Thái Đỉnh nữa. Thực ra trình độ của Trần Thái Đỉnh trong Nam cũng ngang ngửa như Trần Đức Thảo ngoài Bắc.
Đặc điểm của triết gia là có đệ tử. Triết lý phải hấp dẫn, nhân cách của thầy phải quyến rũ, hay ít nhất, một bông hoa tô điểm cho đời, thì mới có người theo. Hội An Việt toàn cầu của triết gia Lương Kim Định đầy dẫy những anh tài. Ở Việt Nam, tạm thời chúng tôi làm đại diện cho hội An Việt, cho đến khi có cuộc bầu cử khoáng đại tiếp theo. Tôi chưa bao giờ thắp hương cho thầy Kim Định bởi thầy cần tôi làm việc khác hơn cho thầy, hơn là mấy cái luân lý hình thức.
Trần Đức Thảo không có đệ tử. Vào năm 2018, ai cấm một sinh viên khoa triết hay khoa sử đi theo Trần Đức Thảo? Không ai cấm cả. Đừng đổ cho công an hay bộ đội, vì tư tưởng là thứ nằm trong đầu, không có súng đạn hay dao găm nào ngăn chặn được. Nhưng cũng không có sinh viên nào đứng ra bảo rằng mình nối nghiệp ông Trần Đức Thảo, sách vở đã được tự do in ấn mà cũng chẳng có sinh viên nào mua, nếu không muốn nói là rất ít. Các nhà báo Việt Nam viết về làng triết thường là truyền thông bề mặt, vì nhuận bút bọt bèo. Một số nhà báo có học hành căn bản như Lemond.fr bên Pháp họ viết về triết khác hơn.
Khen Trần Đức Thảo vì Trần Đức Thảo đối trọng được với Jean Paul Sartre. Thằng bạn tôi khoa triết trường Nhân Văn bào rằng Jean Paul Sartre chỉ là một nhà văn. Nhà văn ấy có khuynh hướng triết lý, câu từ độc đáo. Phong trào sống hiện sinh ào ào cũng được một thời gian. Trào lưu sống Hippy đình đám bên PHáp những năm 80 của thế kỷ XX rồi cũng tắt ngủm. Trên đời này, cái gì bạo phát thì bạo tàn. Cũng như câu thơ tế nhị: Easy come, easy go. Bố mẹ ở miền Tây, bán hết ruộng cho cậu ăn học ở thành phố. Ngày trước trời mưa, tôi bày cho bạn học chữ Nho trong trường, may mà cu cậu qua được môn và ra được trường.
Vì sao người ta thấy Jean Paul Sartre giỏi? Vì lời văn kích thích. Bên Á châu lại chẳng có anh nào văn chương nổi tiếng như Sartre. Kim Định cũng không nhận mình giỏi. Ông bảo rằng từ xưa đến nay chưa có ai giỏi hơn Khổng Tử. Chúa Giê-su thì không tính ở đây vì lý do đặc biệt. Nền móng triết lý ông Khổng đã làm cho hết cả rồi, đã trở thành nguyên lý, mà nguyên lý thì không thể có cái thứ hai.
Triết lý An Vi của triế gia Lương Kim Định, chẳng hạn như nói về vấn đề quân phân ruộng đất. Trần Đức Thảo nói về vấn đề gì?
Xin đừng đổ cho ai quấy nhiễu, quấy nhiễu chỉ thời gian đầu, 10 năm 20 năm. Sau này mỗi người đều được tự do đi truyền bá thuyết của mình. Trần Đức Thảo rơi vào trạng huống chung của các thứ triết học Tây Âu, đó là không có nền tảng. Bên Tây Âu, triết học nào cũng kết cấu thành lâu đài nguy nga tráng lệ, để rồi cuối cùng sụp đổ, là do xây nhà trên cát. Bên viễn Đông, triết lý lại là một cuộc chạy tiếp sức, vì thế người theo không bị đuối. Vì đi được lâu dài, hàng ngàn năm, nên mới được gọi là “lý”. Em nam nào cần đi tán gái, hay em nữ nào cần lấy chồng thì đọc cuốn Triết lý cái đình của Kim Định. Triết gia vừa bày cho sống, vừa bày cho lý luận. Triết học gia chỉ bày cho lý luận mà thôi. Vì vậy, ở Việt Nam, Lương Kim Định là triết gia lớn nhất và là đệ nhất hướng đạo sư của cả dân tộc.
Các tổ chức không có cội rễ, thì hoạt động được mấy ngày? Sau vài ngày giải tán hoặc im re. Không phải vì họ thiếu điều kiện, mà là do không chọn xây nhà trên đá. Cũng giống như, Trần Đức Thảo qua Pháp, được tự do, mà cũng không kêu gọi được đệ tử.
Đà Lạt, ngày 22 tháng Chín năm 2020.
Tôn Phi
Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com