“Nữ nhi nan hóa” là đúng hay sai?

A-đam và E-va trong vườn địa đàng (vườn Ê-đen)

Ngày xửa ngày xưa, thầy Khổng nói: 婦 兒 難 化 . Phiên âm” Phụ nhi nan hóa”. Dịch nghĩa: phụ nữ và con nhỏ của nó thì khó dạy. Dịch thơ: “Đàn bà khó bảo”. Bài này thử phân tích xem câu “Nữ nhân khó dạy” ấy là đúng hay sai?

Dưới con mắt của “nữ quyền” ngày nay thì sai. Các nhà hoạt động nữ quyền yêu cầu bình đẳng. 2015, hồi còn sống trong làng đại học, tôi được một bà chủ động làm quen. Bà này là đệ tử của đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân thời đệ nhất Cộng Hòa, học trường đại học Sư phạm Sài Gòn, bắn tiếng Anh như gió. Chiến tranh qua đi, người ta bảo lãnh cho bà qua Mỹ, bà không đi. Bà cũng không học chương trình chuyển tiếp chế độ. Người ta không lấy được cái bằng, không phải là người ta dốt. Hồi đó bà đang năm hai trường Sư phạm Sài Gòn, ăn rồi đi theo madame Trần Lệ Xuân, tổ chức các cuộc biểu tình đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ. Tổng thống Ngô Đình Diệm không dám đem quân đi dẹp đội quân tóc dài. Bởi, lãnh đạo đội quân ấy là đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân, là vợ của ông Ngô Đình Nhu, em trai ông Diệm. Ông Diệm lãnh đạo về triết lý, còn điều binh bố trận thực chất là ông Nhu. Ông Diệm không dám đàn áp bà Lệ Xuân. Vì vậy, bà Trần Lệ Xuân kéo theo được vô số con gái, chủ yếu từ các trường như trường Văn Khoa và trường Sư phạm đi biểu tình theo mình. “Học không lo học đi phá hoại xã hội.” Nước mất, người con gái ấy bỏ học. Bà làm nghề gì đó sống, nhưng dáng dấp vẫn không giấu được vẻ đài các. Nhiều năm rồi, tôi không còn gặp lại bà.

Chữ nữ 女 là người con gái. Vẽ hình người con gái. Các sách chiết tự chữ Hán mỗi sách một kiểu, biết kiểu nào là đúng? Học sai thầy có khi xong. Thầy giáo đúng mới chiết tự được đúng, còn không thì ta phải nhớ máy móc. Ông Tạ Quang Phát, người rất tinh thâm chữ Nho, dạy rằng cổ nhân chế ra chữ này khi trông thấy người con gái đang dệt cửi. 女 là người con gái đang dệt cửi may quần áo cho xóm làng. Tôi có mẹ là thợ may. Hồi đó nhà tôi là nhà thợ may duy nhất trong làng. Mẹ tôi nhiều việc lắm, kêu mấy người phụ nữ trong làng đến may kèm. Bạn sẽ nhớ chữ Nho rất lâu dựa theo cách giảng của chúng tôi.

Nếu nói về nói xấu đàn bà thì thầy Khổng còn chưa ăn thua. Có một chữ do ba chữ nữ ghép lại, chồng lên nhau, là chữ 姦. Một chữ nữ 女 ở hàng trên, hai chữ nữ 女女 ở hàng dưới là được chữ 姦.  Thầy Đào Mộng Nam còn nói xấu hơn. Ông chiết tự chữ gian  姦  kể trên như sau. Thầy Đào Mộng Nam nói: “Theo quan niệm và thành kiến của cổ nhân, phụ nữ có nhiều tính hư nên chữ nữ còn có nghĩa bóng là tật xấu. Vậy, ba chữ nữ ghép lại ngụ ý nhiều tật xấu chung lộn lại thành tính gian.” (Chữ Nho và khoa học, Nhà xuất bản Việt Nam Văn Hiến, cuốn một, trang 67). Bạn không cần phải nhớ phần chữ Hán, nếu học tập đúng phương pháp, đúng thầy, tôi sẽ mời được thầy giáo dạy cho các bạn.

“Nữ nhân khó dạy” thực ra không sai. Chương 3 sách Sáng thế đã nói về điều đó. Hàng ngày, trong vườn địa đàng (Eden Jardin), con rắn quyến rũ ông A-đam mãi mà không được, vì người đàn ông lập trường vững, và vâng lời của Chúa Trời. Nhưng kể từ khi có con đàn bà thì nhiều điều thay đổi. Người đàn bà được Chúa dạy nhưng không nghe. Trích nguyên văn câu nói mà con rắn lừa dối loài người: “Mà chi. Hai ngươi chẳng chết đâu; nhưng Ðức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Ðức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác.” Câu nói này rót vào tai A-đam hàng ngày không sao, nhưng khi rót vào tai bà E-va thì tác dụng ngay. Người đàn bà tham lam để được “sẽ như Đức Chúa Trời”. Xong phim. Cả hai bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng. Chúa Trời dạy A-đam thành công nhưng dạy E-va thì thất bại. Một minh chứng huy hoàng cho thấy câu “Phụ nhi nan hóa” của Đức Khổng Tử chẳng có gì là sai. Thầy đồ và thầy thuốc phải là nam, chứ không thể là nữ, ngoại trừ một số trường hợp là nữ.  Kể cả những người chống cũng không thể làm khác hơn. Lão bảo Khổng trọng nam khinh nữ, vậy tại sao hệ thống đạo sĩ không cho phép đệ tử lấy vợ? Ông Thích Ca bảo vạn vật đều bình đẳng, vậy tại sao nữ nhân Phật giáo lại bị đặt ra nhiều giới luật hơn nam nhân? Rõ ràng, vũ trụ cần phải có thứ bậc, muốn cào bằng cũng không thể cào bằng được, dù là những lý thuyết nghe qua thì dân chủ nhất.

Chúng tôi rất thích một câu nói của nhà toán học Poisson bên Pháp, rằng phải “lật đi lật lại vấn đề” (cậu bé Poisson nói với người bán sữa). Chê đàn bà tham lam cũng giống như chê đàn bà yếu sức. Nếu đàn bà cũng cơ bắp thì trong nhà vợ chồng đánh nhau ai chữa kịp? “Phụ nhi nan hóa” không có gì là thiệt thòi đối với người phụ nữ. Nếu người phụ nữ cũng dễ dạy bảo như người đàn ông thì lúc đó mới là vấn đề lớn. Xin đừng chê vợ mình tham tiền, bởi nếu người đàn bà cũng chi tiêu hào phóng như chồng thì các con chỉ có chết đói. Người phụ nữ phải tham tiền để giữ tiền cho cả nhà. Giáo lý Cơ-đốc gặp gỡ triết Việt ở chỗ, trong gia đình Việt cổ, lúa gạo của cả gia đình do mẹ giữ, đặt ở phòng của mẹ, tức là ở phía Đông Nam. Ở giữa vườn có cây sự chết (trái thiện ác) nhưng ở phía Đông vườn có cây sự sống. Hàn Quốc cũng có phim “Phía đông vườn Địa Đàng” rất hay. Các nhà làm phim Hàn Quốc, chủ yếu là dân Tin Lành, học hành rất kỹ, làm phim rất chặt chẽ, chứ không như các nhà làm phim nước ta bây giờ. Đàn bà là chủ tể hạnh phúc, điều đó không còn cãi được nữa rồi. Vì đàn bà là chủ tể của hạnh phúc, cho nên phải được dạy dỗ kỹ càng gấp đôi người đàn ông. Do đó, phụ nhi phải được nan hóa. Di sản của thầy Khổng thật đồ sộ, sau 2500 năm chưa thể bắt lỗi một câu nào. Nhưng chỉ một câu nói này của thầy Khổng thôi có thể khiến người đời đập cho chết công trình của người. Về lý thuyết, thầy Khổng đúng từ rất sớm sủa.

“Phụ nhi nan hóa” không phải là lời nguyền rủa mà là một sứ mệnh. Ông Đinh Phan Cư bên Đức về phân tích: Việt Nam, vợ ông bộ trưởng không được học hành, cho nên ông bộ trưởng gửi ruốc mới qua máy bay từ Hà Nội chở vào Sài Gòn cho vợ, làm khổ biết bao nhiêu người tài xế. Bên Do Thái đào tạo mệnh phu phu nhân từ lúc nàng mới năm 16 tuổi. Nhìn phong cách thôi đã biết những người đàn bà học trường đó ra là quý phái. Nam Phương hoàng hậu, vợ của vua Bảo Đại, cũng biết được điều này, cho nên mở hai trường Couvent Des Oiseaux, một ở Sài Gòn, một ở Đà Lạt, để đào tạo con gái của các quan đại thần lớn lên sẽ làm các phu nhân danh giá ở kinh đô. Chẳng may vua Bảo Đại là hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyễn, khép lại lời tiên tri “9 chúa, 13 vua”, ước nguyện của Nam Phương hoàng hậu không thành. Couvent Des Oiseaux, tiếng Pháp nghĩa là tiếng hót loài chim, một lần nữa gợi nhắc về vườn địa đàng Eden xinh đẹp của loài người.

Mỗi người sinh ra trên đời đều có một sứ mệnh. Chẳng hạn như, chúng tôi có năng khiếu bẩm sinh làm nhà lãnh đạo giai cấp vô sản, trước đây, làm gì tôi cũng thất bại, nhưng làm nhà lãnh đạo nghiệp đoàn thì hết sức thành công, được quốc tế giúp đỡ. Nếu chúng tôi tranh làm vua thì sẽ thất bại, bởi chiếu theo kinh điển dân tộc, nước Việt Nam sẽ không bao giờ có một ông vua nào họ Tôn. Không có gì đáng buồn cả. Vì thiên mệnh trao cho dòng họ ấy một nhiệm vụ khác. Ai không có thiên mệnh làm vua mà lại đòi làm vua, hoặc mình dè bỉu người có thiên mệnh làm vua, ấy là người có tội với dân tộc. Chúng tôi đang nói về chủ các hội đoàn hiện nay. Chúng ta đều đã biết ai là vua Việt Nam, người đó đăng quang năm 2018 (trích lời nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy). Một số chủ hội đoàn chửi rủa vua ấy. Mình phải biết mình là ai trong vũ trụ, nếu không phò giúp vua thì cũng đừng phá sự nghiệp cứu dân cứu nước của Người.

Người con gái, đệ tử của đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân năm xưa, năm đó, bà già ấy hẹn gặp lại tôi trong Sài Gòn. “Một mai, tôi sẽ trở lại”. Không biết khi đó, bà còn sống không, hoặc có khi tôi vừa vào đến thì bà chết một tuần rồi. Năm sau, khi lấy lại tên “trường đại học sư phạm Sài Gòn”, tôi muốn đi tìm lại bà già năm xưa, nếu bà còn sống, tôi sẽ bảo bà đi học cho hết 2 năm còn lại, để thành tựu lại giấc mơ làm cô giáo còn dang dở năm nào. 60 tuổi trở lại trường vẫn chưa muộn.

Advertisement

5 bình luận về ““Nữ nhi nan hóa” là đúng hay sai?

  1. Ổng Khổng Tử chê bai phụ nữ nên ổng cứ hỏi cô nào là bị cô đó chê. Mãi sau mới có vợ ổng chê phụ nữ thì tại sao ổng ko biết viết những bài luân lý để dạy con gái từ nhỏ?

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s