
(Download ebook Thần Khúc của Dante ở cuối bài.)
Bên Tàu, từ đời nhà Tống, sĩ tử Trung Hoa đi thi phải thuộc tứ thư, ngũ kinh. Ai không thuộc tứ thư, ngũ kinh do thầy Khổng Phu Tử và đệ tử của thầy Khổng Phu Tử thì không làm được bài thi và rớt môn, phải về làm thường dân. Tìm về cội nguồn thì thầy Khổng không hề ép sinh viên phải thộc ngũ kinh như các quan coi thi đề ra. Thầy Khổng không ép sinh viên học thuộc lòng, thầy cùng sinh viên đi ra phố (Luận Ngữ), gặp tình huống giữa chợ, thầy trò cùng nhau tìm cách giải quyết. Yêu cầu của thầy Khổng là “phân tích” và “sáng tạo” (tiểu tử chí chi). Các quan ra đề thi đời sau và chấm bài còn giải nghĩa sai kinh điển, hiểu sai nguyện vọng của thầy Khổng, làm vong thân biết bao nhiêu con người. Mét-lít-thước-thốn mà các quan ra đề thi là sai, nhưng lại tưởng là đúng, và đem lại làm cho chúng dân sinh ra niềm ác cảm với kinh điển, cho rằng kinh điển chỉ có giá trị cho giới trường ốc, dân đen chớ có động vào “lập thân tối hạ thị văn chương”.
Bên Đông, sai từ khoảng thế hệ F4 như Tuân Tử cuả vạn thế sư biểu. Bên Tây thì không sai từ thế hệ F4, mà sai từ thế hệ P (parent). Aristote, Platon và Socrate là ba người dặt nền móng cho môn đang gọi là “triết học” thế giới. Còn ông Khổng Tử bên Tàu thì không được coi là nhà triết học, kể cả con cháu viễn Đông cũng không chuộng ông, tất cả chỉ thấy khoa học Tây phương. Khoa học Tây phương, xuất phát từ triết học Aristote, mắc phải một nghịch lý lớn: Chàng trai A-sin sẽ chẳng bao giờ đuổi kịp con rùa, vì mỗi khi chàng tiến tới được một chút là con rùa cũng tiến tới một lúc rồi. Gọi là “nghịch lý” vì nó chưa giải quyết được một cách “hợp lý”, phương Tây kể cả từ Aristote cho đến Karl Marx, Hegel đều chưa ai giải được nghịch lý này, mặc dù họ biết. Cập nhất đến tháng 9 năm 2020, bên Tây vẫn chưa ai giải được nghịch lý người chạy đua với rùa. Vậy mà, bên Đông, một văn nhân tên là Hoài Nam Tử đã giải quyết được bài toán trên hết sức nhẹ nhàng (xem Chữ Thời của Kim Định), và sớm sủa.
Dante Alighieri (1265-1321) là nhà thơ lớn của Ý. Ông có một giấc mơ là được du hành xuống địa ngục và tả lại những điều ông trông thấy trong tác phẩm, đã được coi là kiệt tác, tên là Divina Commedia. Trong tác phẩm Thần Khúc, Dante kể rằng ông thấy 3 nhà hiền triết Hy Lạp là Aristote, Platon và Socrate ngay ở tầng đầu tiên của địa ngục. Văn chương có tác dụng thanh lọc tâm hồn, đồng ý với điều đó. Nhưng văn chương cũng phải giải thích cho được, tại sao Dante phê phán Aristote, Platon và Socrate? Aristote, Platon và Socrate làm ngheeff dạy học,không giết người, không trộm cướp, không mưu phản. Với những đóng góp của họ, chẳng lẽ họ lại phải xuống địa ngục? Dante Alighieri có nhầm lẫn hay bất công gì ở đây?
Dù muốn hay không, vẫn phải coi 3 ông ấy là các hướng đạo sư của Hy Lạp, và sau đó là La Mã (La Mã đánh thắng và xâm lược Hy Lạp). Khối La Mã là 10 nước châu Âu ngày nay. Hệ thống kiểm định quốc tế ngày nay phụ thuộc vào Khối La Mã. Các nước phải cử sinh viên sang châu Âu du học, và đem tiêu chuẩn của châu Âu về tròng lên cho sinh viên nước mình. Vì vậy, có thể nói, Aristote, Platon và Socrate đang làm hướng đạo sư của cả thế giới, mà thế giới không hay biết. Immanuel Kant, bác học Đức, nói rằng 20 thế kỷ qua của triết học chỉ là kéo dài logique của Aristote. Ông làm tác phẩm phê phán lý trí thuần túy. Công lao của Kant rất lớn, nhưng Kant có đưa ra được một chủ đạo sống nào không? Rõ ràng là không. Một số đệ tử của Kant như Karl Marx đưa ra một chủ đạo sống thì đã thử nghiệm thất bại, vì cũng chỉ là “cánh tay nối dài” của một lý thuyết do thầy Aristote lập ra, cả nền triết học Tây Âu gặp bài toán A-sin không duổi kịp con rùa, chẳng bao giờ giải được. Trong bài viết này, chúng ta không đổ nguyên nhân cho một-hai người, vì điều đó không ơn ích là mấy. Thà thắp lên một ngọn nến, còn hơn ngồi nguyền rủa bóng đêm.
Ví dụ chai Coca Cola. Các nước bắt chước Mỹ làm chai Coca Cola nhưng đều hỏng, hoặc sai mùi vị, mặc dù họ biết thành phần các chất trong chai Cocacola. Phải đúng nhân viên của hãng mới làm được, vì chỉ nhân viên Coca Cola mới biết phần trăm công thức. Bên Đông, thiên lý tại nhân tâm, 4 phần lý, 6 phần tình là công thức của đời sống. Sống với nhau, như thầy Khổng nói, phải bằng tình, tình thâm nhi văn minh. Công thức của Nho gia, bên Tây đã cố học theo, nhưng không học theo được, như không thể bắt chước được chai Coca. Nếu cố gắng bước đi ở chân tháp thì Đông-Tây sẽ gặp nhau ở đỉnh tháp. Bồi thẩm đoàn, những người không phải nhân viên tòa án, nhưng là hương thân địa phương, có tiếng nói phủ quyết hay phê duyệt bản án của tòa, trong tòa án Pháp-Mỹ ngày nay là sự tiếp nối của hội đồng bô lão của làng Việt Nam, thời còn văn minh làng.
Từ văn học đến triết học đến khoa học, đến cả thần học, cũng đều phải đi theo hệ thống cân đo của ba ông thầy ấy cả. Vì có mét lít thước thốn, cho nên mới có gian lận, hối lộ, trù dập,…Đếm con người bằng mét-lít-thước-thốn cho nên con người bị rơi rớt ra ngoài. Tất nhiên Aristote, Platon và Socrate có thể không biết mình đã gây ra hậu quả này. Để sống được, người ta phải kiếm đủ cho mình mét-lít-thước-thốn. Chỉ 10% nhân loại kiếm đủ, 80, 90% còn lại bị rơi rớt ra ngoài. Darwin, Hitler, là sau này. Sự chọn lọc đã có từ trước. Thần học đã bị lái đi sai hướng, đến nỗi, dùng hệ thống cân đo đong đếm của nhóm giám mục theo văn hóa của châu lục này để lập tòa án dị giáo kết án tử hình Cơ-đốc nhân theo văn hóa của châu lục kia.
Chúa Giê-su nói về đời sau rốt: “Vì như chớp phát ra từ phương đông, nháng đến phương tây, thì sự Con người đến sẽ cũng thể ấy.” (Mát-thi-ơ chương 24 câu 27) . Về mặt trứ hình, nghĩa đen, câu này cũng có nghĩa rằng, thiên lý tại nhân tâm của phương Đông sẽ thay thế cho hệ thống đo đếm con người dựa trên logic mét-lít-thước-thốn của phương Tây. Đông y dần thay thế Tây y. Phẫu thuật hay cấp cứu theo Đông y đều rất tốt. Các bệnh mãn tính, mà Tây Y trả về, lại được chữa lành dứt điểm nhờ Đông y với chi phí rất rẻ. Thật là, ánh sáng từ phương Đông soi sáng sang phương Tây.
Đối với những người đã lỡ đi vào mét-lít-thước-thốn, thì cũng phải hoàn thành cho được mét-lít-thước-thốn đó. Nếu không hoàn thành cũng không sao, nhưng tốt nhất là nên hoàn thành để cứu những người còn lại. Dễ người khó ta, dễ ta khó người.
Con người là tinh hoa của đất trời. Đừng đếm con người bằng mét lít thước thốn. Cần có tiêu chuẩn (mét-lít-thước-thốn), nhưng đừng nó lên làm tuyệt đối.
Liên lạc tác giả:
Whatsapp: +84344331741
tonphi2021@gmail.com
Download ebook Thần Khúc của Dante: