Chứng minh được Đức Khổng Phu Tử là người Việt!

Tranh vẽ thầy Khổng Tử.

Người Anh gọi ông là “Confucius”, người nước Lỗ, nay là nước Tàu. Gọi La Chine hay made in China là gọi tên nước Tàu bởi tên nước Tần (Chine/China). Địa phận cổ, nước Lỗ nơi cậu bé Confucius sinh ra, thuộc Liên bang Viêm Việt, thời ấy là Xích Qủy Thần Huyện, gọi tắt là nước Xích Qủy. Kinh điển của nước Xích Qủy cho đến nay vẫn còn là Kinh Dịch và Lạc Thư, đều là những kinh vô tự.

Khi chúng tôi khẳng định Khổng Phu Tử là người Việt, hẳn là làm cho nhiều người bực bội trong lòng. “Có bao giờ Trung tâm Văn Bút Việt Nam của ông Tôn Phi (lâm thời) ủng hộ cho người Tàu, tiếp tay cho Tàu xâm lược đất nước Việt Nam không?”. Không ít người là thành viên của Văn Bút đã bỏ ra khỏi Văn Bút vì lý do như vậy. Khi chúng tôi nghiên cứu nhiều về đạo Nho, có người gửi cho bài thơ Bạc Tần Hoài, ý chỉ các bạn trẻ, vào lúc đất nước lâm nguy thế này, thì ngồi đọc văn học cổ điển liệu có ích gì. Bạc Tần Hoài, 泊 秦 淮, thơ Đường kể về cô gái điếm, mất nước rồi mà vẫn nhở nhơn, ông quan đại thần chạy loạn đến, không hiểu sao các cô vẫn vui cười.

Gái ca đâu nghĩ nước nhà,

Cách sông vẫn hát khúc ca “Hậu đình”.

Khi chúng tôi nói: “Đức Khổng Phu Tử là người Việt.” thì chúng tôi phải có cơ sở khoa học nào đó để nói điều đó, chứ không phải là nói khơi khơi theo cảm tính, hay niềm tự hào dân tộc suông. Một nhân chứng làm chứng cho điều đó là ông Dương Xuân Lương, Việt kiều Mỹ nay đang sống tại Hoa Kỳ. Thầy Khổng không dám công khai là người Việt, vì các lý do dưới đây.

Khi phá vách nhà Khổng, thấy có những sách chép bằng chữ nòng nọc. Chữ nòng nọc là đặc trưng của người Việt. Lúc này mới biết thầy Khổng là người Việt. Chữ nòng nọc ngày nay dường như đã thất truyền. Gọi là gần như chứ không phải là tuyệt đối, vì vẫn còn ít nhất một dòng họ của người Việt giữ chữ nòng nọc này. Khổng Tử không hề là người khai sáng Nho giáo, nhưng là người có công đưa những ý tưởng bàng bác thành những câu cách ngôn gãy gọn.

Như chúng ta đã biết, Ngũ Kinh -năm cuốn kinh điển cơ bản của học sĩ khối nước Tàu (*), thầy Khổng san định bằng chữ Nho, mà ta gọi là chữ Hán ngày nay. Nếu thày Khổng san định chúng bằng chữ nòng nọc, thì thầy còn giữ được mạng sống không? Thời thầy Khổng là thời Xuân Thu Chiến Quốc, binh lửa triền miên, một câu văn bất cẩn ra khỏi miệng có khi mất mạng, vì vậy phải san định bằng “chữ Hán”, do đó thầy phải viết chữ . Lỡ lớp học của thầy Khổng có mật vụ của triều đình đến do thám thì sao? Lớp vẫn duy trì qua mấy chục năm, là thành tựu nằm ngoài khả năng sư phạm. Những học trò lớp ấy đào tạo ra, Nhan Hồi, Tử Cống, Mạnh Tử,…đều làm hướng đạo sư tốt, không tì vết gì, cho dân Tàu. Thầy Khổng là người Việt, sống giữa đất Tàu, làm sách để bảo tồn văn hóa Việt, một con người siêu đẳng. Đây là thái độ sống “nhân chủ” của Nho gia, đầy dũng cảm và khí phách. “Nhân chủ” khác với “vô thần” ở chỗ trong thái độ sống “nhân chủ”, một người bước đi với sự giúp đỡ của Trời và Đất, Trời che đất chở. Sống trên đời thế nào thật là khó, ấy là niềm trăn trở của các Nho sĩ ẩn cư lẫn nhập thế.

Vì vậy triết gia Kim Định khiêm tốn nhận rằng thầy Khổng giỏi hơn. “Xưa nay chưa có ai giỏi hơn Khổng Tử”. Triết gia Kim Định là người mở ra một con đường, rằng người Việt đã vào và làm chủ đồng bằng nước Tàu, khai sinh ra Nho đạo, trước khi người Hoa từ phía Bắc tràn vào và đuổi người Việt đi. Công lao lớn lao này, tính theo đường sử, hay đường văn, hay đường triết, ở Việt Nam không ai sánh được Việt Linh nguyên lão Lương Kim Định. Tuy nhiên Kim Định lại cho rằng Khổng Tử giỏi hơn mình. Tại sao vậy? Vì triết gia đã giỏi tương đương để nhìn ra chỗ cao siêu của Khổng. Triết học chỉ là tưởng nghĩ, còn đạo là đường, trưng ra cho thấy, không giải thích gì thêm. Bên Tây đã hiểu Nho như là triết học, tức là tưởng nghĩ, trong khi Nho là một đạo nhân sinh. Việt Nam bị thực dân bởi Pháp, nghĩa là bị đưa vào lối tưởng nghĩ của Tây. Vì vậy, vào độ này, các nhà nghiên cứu như Hà Văn Thùy (sử học) vẫn gọi Nho giáo là “đạo Khổng Mạnh”, làm cho con nhà Nho giáo, hay những bạn Cơ-đốc theo Nho giáo sau này, đau lòng hết sức. Ông Khổng không gọi đạo mình là đạo Khổng, ông Mạnh cũng không gọi đạo của mình là đạo Mạnh. “Đạo Khổng Mạnh” là những danh từ do đời sau chế ra và gán cho các ngài. Năm 2019 nhiều quốc gia dẹp bỏ Viện Khổng Tử do Trung Quốc giới thiệu ra quốc tế thì nhiền học giả cũng lên tiếng chỉ trích Nho Giáo rất mạnh mẽ. Người đời chửi Khổng lúc còn sống, nhưng thầy vẫn đứng vững. Học trò của thầy Khổng bây giờ cũng phải đứng vững như các thế hệ trước. Kinh Thư của Nho gia cho đến nay vẫn còn dùng được để đào tạo bộ trưởng, tỉnh trưởng.

Triết gia Kim Định không thích cách gọi này lắm. Theo Kim Định, đạo Nho không phải là đạo Khổng Mạnh như bác Hà Văn Thùy và các bác lầm gọi. Khổng Mạnh chỉ là những người kế tục truyền thống Nho mà đã được khai sinh ở động Đình Hồ, vốn là đất cũ của người Việt Nam ta. Mẹ sinh Khổng tại núi Khâu, vì vậy mới gọi là Khổng Khâu 孔 丘. Núi Khâu cũng là núi của người Việt, ai biết chính nghĩa dân tộc thì thấy điều này. Dân Viêm Việt bị đuổi xuống tận phương nam. Vì vậy mới có câu “Nhân giả nhạo sơn- trí giả nhạo thủy“. Người Việt,  ai nhân nghĩa, sợ sống với du mục Hoa tộc bắc phương thì rút lên vùng núi. Người Việt có trí tinh tường không ngại bọn thổ phỉ thì vẫn bám trụ lại đồng bằng Tàu. Bố mẹ của thầy Khổng là một trong những người ở lại. Tư tưởng đã có từ thời mẹ Âu Cơ và bố Lạc Long Quân, ta tạm gọi đó là Thái Bình minh triết. Đặc điểm của sĩ phu người Việt là râu dài:

Không tham ruộng cả ao sâu,

Thương vì anh tú lắm râu mà hiền.

Giá trị cốt lõi của Khổng Tử không phải là đạo đức hay luân lý hình thức như các trang mạng tự phát sao đi chép lại hiện nay, mặc dù cũng có.

Có bạn có óc “cơ khí” hỏi thêm rằng: “Vì nếu nói như vậy chúng ta phải đưa ra các bằng chứng về mặt ADN di truyền, bằng chứng bằng chữ viết.Nếu chữ viết con nòng nọc thì sẽ đụng tới nguồn gốc chữ viết của người Việt thời thượng cổ. Và phải đưa ra bằng chứng về mặt sách vở có đoạn nào Khổng Tử tự nhận mình là người Việt hay không?” Xin bạn đừng hỏi như vậy. Thầy Khổng mà nhận mình là người Việt thì thầy đã mất đầu từ lâu rồi. Sách viết bằng chữ nòng nọc phải chôn sâu trong vách, đủ để nói thầy là người Việt chưa? Nếu cần một câu do thầy nói để chứng minh, thì đây: “Khoan nhu dĩ giáo, bất báo vô đạo, nam phương chi cường dã, quân tử cư chi.” Giờ ai đòi ADN  của thầy Khổng nữa thì chúng tôi chịu thua, tìm mộ của thầy Khổng còn khó hơn tìm mộ đức Giê-Su bên Do Thái để coi đó có phải con bà Marie không, đòi ADN của Khổng chỉ để làm khó các đệ tử của Khổng. May mắn sao, kết quả ADN mới nhất của khoa khảo cổ cập nhật năm 2019, sọ của người cổ ở đồng bằng Tàu chủ yếu là sọ Việt. Thầy giáo hóa -sinh Lê Trọng Hùng ở Hà Nội khẳng định với chúng ta chắc chắn. Khoa học là sự tiếp nối kéo dài trực giác.

Việc Khổng Tử là người Việt Nam hay người Tàu không còn quan trọng. Vì sao gọi là “Đức”? Vì Khổng Phu Tử đã đưa ra được một lý thuyết sống đúng về mặt nhân sinh. Năm 1949, “Hội nghị triết gia đông tây” (East West Philosophers ‘ Conference, Honolulu, 1949) bầu chọn triết Khổng với số phiếu cao nhất làm chủ đạo mới cho thế giới, bấy giờ đã bị đọa đày bởi các thứ duy.  Chữ việt Conference cũng có thể gọi là Hội nghị, Gặp gỡ thảo luận nhiều hơn là hội họp, còn như Congress có thể gọi là Đại hội ( quy chế thành viên của Hiệp hội, có bầu bán…). Tin về hội nghị này dẫn nguồn từ ông Phillips Ngân, kiểm chứng với ông tại địa chỉ điện thư: vuondao@gmx.de

Ngày nay, dân tộc Việt Nam ta đã có nhiều bậc khoa bảng, nhiều nhà nghiên cứu có công trình. Tuy nhiên không ai tiến thêm được một bước, do không có nền tảng, chứ không phải vì họ không có tài năng. Trừ một số người may mắn bằng kinh nghiệm thường nghiệm mà thành công, còn lại những dân thường vì thiếu nền tảng nên vong thân hết. Đối với người dân Văn Lang Quốc, vong quốc thì vong thân, vong thân vì không có kinh điển dân tộc hướng dẫn từ thời trai trẻ. Nước Anh giàu có là vậy, họ thèm khát Kinh Thi mà không có, không phải vì họ thiếu nhà thơ giỏi, thiếu đồng bảng để tặng cho tác phẩm văn chương, mà thời đại u linh man mác trong Kinh Thi đã qua rồi, một qua không trở lại. Đông Á chúng ta có Kinh Thi, đã là một sự may mắn nằm ngoài dự tính. Kinh Thi là những bài thơ sáng tác bởi dân thường ở bờ sông Hoài. Thầy cô nói đạo đức, trẻ con không nghe, nhưng đọc Kinh Thi thì các em thích thú. Đối với các em muốn đi theo dòng võ thì có Vạn kiếp binh tông, phần nổi quyển thượng lưu hành miễn phí trong dân gian, phần tinh hoa là quyển hạ thì chỉ có truyền tử mới được giữ. Cả văn lẫn võ, người Việt ta đều có kinh điển dân tộc, vì vậy có thể nói rằng Việt tộc là linh tộc, văn võ song toàn. Nho giáo là của giống Việt Thường, công trình mô phỏng Động Đình Hồ ở Tây Ninh là để nhắc nguồn gốc Việt Thường. Muốn cứu nước, mà đòi đập đạo Nho, cho nên cứ hại nước mãi, mà không hiểu lý do vì sao cứ hoài thất bại.

Nho gia không ghét dân tộc nào và bênh dân tộc nào. Nho gia bênh vực người yếu, điều tiết người cường hào. Tư tưởng: Tứ hải giai huynh đệ là như vậy. Nó khởi sinh từ Nho gia. Kết bạn đúng người, không kết bạn bừa bãi. Người đời mới có bệnh thèm tin mà không biết cổ nhân tài. Chúng tôi có như các cô ca nhi trong Bạc Tần Hoài chăng? Không biết lịch sử và nguồn gốc cao quý của mình thì ắt làm anh hùng thiêu thân, vì vậy chúng tôi mới phải lục lại hết kinh điển dân tộc để hướng dẫn các chương trình hành động mới, vận dụng một cách có sáng tạo. Sao chép áp dụng mà không sáng tạo cũng là một tội. Có nền tảng, làm gì cũng dễ thành công. Không có nền tảng, làm gì cũng khó. Có nền tảng chủ đạo Việt, Thái Bình minh triết, là đại nghiệp sẽ xong. Đó là về quy mô quốc gia. Về cá nhân con người, khi ta nói, một người là con nhà Nho giáo, thì ta biết rằng, người đó mới là người Việt chính cống.

Chúng tôi không khuyến khích bạn đọc bỏ hết thời gian để đọc tác phẩm do chúng tôi viết. Hãy tìm các kinh điển của cha ông, mà dễ kiếm nhất là Lạc thư minh triết bây giờ.

Ngày 07 tháng 10 năm 2020.

Tôn Phi (sưu tầm và biên soạn).

Góp ý tác giả: tonphi2021@gmail.com

(*) Khối nước Tàu xưa bao gồm: Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên (Hàn Quốc và Triều Tiên), Nhật Bản, và các nước nhỏ khác lấy Trung Hoa làm thiên triều và hàng năm tụ họp tại thiên triều như mô hình “Liên Hiệp Quốc” ngày nay.

Advertisement

1 bình luận về “Chứng minh được Đức Khổng Phu Tử là người Việt!

  1. Cảm ơn Cháu đã chuyển bài

    Đức KHổng là ngưòi nước nào cũng không mấy quan trọng, quan trọng là Ngài đã thuật lai nền Văn Hóa Phương Nam của chủng Việt ,và nền Văn Hóa Việt là nên Văn Hóa Thái Hòa.

    V. N.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s