
Lời thề của mẹ Âu Cơ-bố Lạc Long Quân gồm 2 vế. Vế thứ nhất, bố và mẹ sẽ bỏ nhau. Bố đưa 50 con xuống biển, mẹ đưa 50 con lên non. Vế thứ hai: Một ngày nào đó, bố và mẹ sẽ gặp lại tại nơi chia tay này (cánh đồng Tương).
“Quân tại Tương Giang đầu,
Thiếp tại Tương Giang vỹ.
Tương cố bất tương kiến,
Đồng ẩm Tương Giang thủy.”
“Chàng ở đầu con sông,
Thiếp ở dưới con sông.
Hàng ngày, mơ về nhau nhưng không trông thấy nhau.
Hàng ngày, cùng uống nước sông Tương.”

Đà Lạt, một ngày đầu thu 2020. Tôi thức dậy khi màn sương còn chăng khắp, mặt trời chưa lên. Tôi đi lang thang giữa đồi thông, hít thở bầu không khí trong lành. Nếu một ngày không đi thể dục thì cả ngày tôi lờ đờ. Bất chợt, trong đầu tôi hiện ra và tôi giải được câu chuyện mẹ Âu Cơ- bố Lạc Long Quân.
Trường sư phạm ra, cô giáo dạy học sinh: “Lời nói vì hai bên Lạc Long Quân và Âu Cơ là lời nói mang hàm ý chia tay vì hoàn cảnh sống, môi trường sống hoàn toàn khác biệt, và do đó khi chia 50 người con lên núi, 50 người con xuống biển, nhưng vẫn giữ liên lạc để giúp đỡ nhau khi cần thiết.Đó chính là ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp tượng trưng ví cả dân tộc như anh em một nhà, dù có khác nhau về mặt phương trời địa lý vẫn luôn hết lòng bảo bọc nhau. Chính do những lời nói tựa như lời hứa son sắt đó mà dù người Việt ta hiện đang ở đâu cũng luôn hướng về cội nguồn, luôn giúp đỡ đồng bào, dù trong hoàn cảnh nào chăng nữa.” Lời giải này không đúng không sai. Tuy nhiên lời giải này chỉ làm đáp ứng trình độ học sinh phổ thông. Nó không đáp ứng được về thần học. Thần học giải tượng ra phải đúng cơ cấu và thỏa mãn. Dòng chữ in nghiêng là của một bạn khoa triết chứ không phải là lời của cô giáo dạy học sinh nhà trường, mà thực ra thì vì chưa ai giải được nên đành dùng tạm một câu văn như vậy. 50 con xuống biển đi đâu mà biệt tích?
Mẹ và bố nói với nhau, có sự chứng kiến của bầy con nheo nhóc, rằng: “Ta và nàng hai loài khác nhau, không hợp nhau. Nay, nàng đưa 50 con lên non, ta đưa 50 con xuống biển. Khi nào gặp khó khăn thì nhớ đến nhau.”
50 con lên non thì chúng ta đã rõ. Còn 50 con xuống biển thì đi đâu biệt tích luôn. Việc giải nghĩa cho được lời thề của cha mẹ rất quan trọng. Tiệt nhiên chưa có trường thần học Công giáo hay Phật giáo nào làm điều này. Mục sư Tin Lành thì thấy nó là vô lý và muốn xóa đi. Thành ra, không có trường lớp nào giải được cái tượng quá đỗi hóc búa này. Vấn đề giải tượng, mặc dù rất khó, nhưng có ổ khóa thì phải có chìa khóa, trong tương lai sẽ có người giải được. Kim Định đã giải được hầu hết các tượng trong Lĩnh Nam Chích Quái.
Giao ước, tức là một lời thề, thì sẽ không mất đi. Giao ước của bố và mẹ dân tộc nào thì sẽ đi theo dân tộc đó đến vô thời hạn. Chẳng hạn, lời chúc phúc của Y-sác ứng nghiệm lên cuộc đời hai đứa con, đứa lớn Ê-sau bị bố chúc dữ thì phải làm tôi cho đứa nhỏ là Gia-cốp, trải qua 3500 năm, sang thời hiện đại, dân Palestin vẫn phải làm tôi cho dân Israel, nghĩa là cách mấy ngàn năm vẫn nằm trong lời thề khởi đoan đó.
Văn Lang quốc sụp đổ vào thế kỷ XX, sấm Trạng Trình cho biết trước điều này. Suốt 4 năm học đại học, không ngày nào tôi không nghĩ đến cách phục quốc, tái lập nước Văn Lang. Sự sụp đổ của Văn Lang Quốc đã ứng nghiệm phần đầu lời giao ước của bố mẹ. Trong buổi sáng may mắn đi dạo ở Đà Lạt hôm đó, tôi nghĩ mình đã giải được, rằng Văn Lang quốc sẽ được tái lập, để làm ứng nghiệm phần thứ hai, phần quan trọng hơn, của lời thề. Nếu không có phần hai này của lời thề thì dân tộc Việt Nam này hết cứu. Tất nhiên, nói đây là nói cho con cái Văn Lang quốc, những người nếu vong quốc thì sẽ vong thân. Còn với đa phần thì như thế nào không mấy quan trọng, miễn là .
Lúc giải được câu chuyện, tôi mừng quá và gọi điện cho một thầy giáo. Tôi kể rất chậm, sợ thầy hiểu nhầm gì ý của mình chăng? Thầy giáo nghe kỹ, bảo rằng em đã giải đúng. Tôi rất mừng và về nhà viết ngay sau đó. Tôi cũng kể cho mấy người bạn rất thân, những người đã cùng tôi lăn lộn qua những tháng ngày gian khó mới đây, và họ đều bảo, tôi đã giải nghĩa đúng câu chuyện. Bạn tôi khích lệ: “Chưa thấy có công trình giải nghĩa câu chuyện Lạc Long Quân Âu Cơ bằng giải tượng như vậy.”
Tóm tắt sự giải nghĩa của tôi: Lời thề của bố Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ, phần thứ nhất nói về gia đình ly tán, mà cụ thể là nước Văn Lang bị sụp đổ, phần thứ hai nói về sự tái hợp của nước Văn Lang.
Hồi năm hai ngành văn, một thầy giáo dạy văn than thở sao số phận đặt nước Việt gần nước Tàu mạnh thế, ông mong ước cho thần đèn Nguyễn Cẩm Luỹ dời nước Việt Nam đi cho xa nước Tàu. Câu nói của người tuyệt vọng. Nhưng chúng ta phải tin vào lời thề của cha mẹ, lời thề ấy nhất định phải được thành.
Văn học là ngành dễ nhất, nói vậy cũng đúng, vì học Nhân Văn bảo là qua môn dễ. Nhưng nó cũng là ngành khó nhất. Đạt đến trình độ giải tượng thì không hề đơn giản. Tôi đọc cách giải mấy truyện trong Lĩnh Nam Chích Quái, xem cách giải tượng của triết gia Kim Định. Tôi cũng lấy phương pháp ấy để giải thử câu chuyện mẹ Âu Cơ-bố Lạc Long Quân, và ra kết quả kể trên. Xin cám ơn những năm tháng đau khổ của cuộc đời, bởi nếu không có chúng, thì mình không học được cách giải tượng. Kim Định là thần nhân, điều này không thể chối cãi. Một đệ tử của Kim Định là thánh nhân, sẽ tái lập được nước Văn Lang trong một ngày rất gần. Tôi chỉ là một kỳ nhân. Xin chia sẻ niềm vui nhỏ này đến tất cả mọi người. Nước Văn Lang sẽ được tái lập.
Bạn có tin là gia đình mẹ Âu Cơ- bố Lạc Long Quân và đàn con sẽ gặp lại nhau trên cánh đồng Tương không?
Đà Lạt, ngày 09 tháng 10 năm 2020.
Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)
Bài viết đã được đưa vào sách Truyền thuyết mẹ Âu Cơ-bố Lạc Long Quân của tác giả Tôn Phi.
Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com.
Trợ lý: tonthanck@gmail.com.