Hạt giống tốt phải được gieo vào nơi đất tốt.

Tôn Phi.

Có câu chuyện thí dụ như sau: Có người gieo giống đi ra đặng gieo. Khi đương gieo, một phần giống rơi dọc đường, chim bay xuống và ăn. Một phần khác rơi nhằm chỗ đất đá sỏi, chỉ có ít đất thịt, bị lấp không sâu, liền mọc lên; song khi mặt trời mọc lên, thì bị đốt, và vì không có rễ, nên phải héo.
Một phần khác rơi nhằm bụi gai, gai mọc rậm lên, phải nghẹt ngòi.
Một phần khác nữa rơi nhằm chỗ đất tốt, thì sanh trái; hoặc một hột ra được một trăm, hoặc một hột sáu chục, hoặc một hột ba chục.

Câu chuyện trên cho thấy, hạt giống tốt phải được gieo vào nơi đất tốt. Chỉ một số ít người là hạt giống xấu, còn lại vốn là hạt giống tốt (nhân chi sơ, tính bản thiện), chỉ vì đặt sai chỗ nên bị cuốn theo các ý nghĩ cầu âu, không có nền tảng vững vàng, rồi sau đó cuộc đời vong thân.

Bà kỹ sư Dương Nguyệt Ánh ở Việt Nam học không nổi. Sang Mỹ, liền trở thành nhà khoa học nổi tiếng. Bà là hạt giống tốt, gieo sai chỗ, sau này gieo đúng chỗ thì mới trở thành cây tốt. Ở Việt Nam bà học không nổi vì sách vở, thầy cô ở Việt nam là tài liệu thứ cấp, còn khi sang Mỹ thì bà được học tư liệu gốc, cho nên mới thành công một cách bình tĩnh như vậy. Sang đến bên Mỹ, dường như bà đã phải học lại cấp 3.

Trong Cổ học tinh hoa, có câu chuyện cây cam trồng ở đất Tề thì rất là ngọt, cũng giống cây đó trồng ở đất Sở thì chua.

Tỉ lệ người được gieo vào nơi đất tốt rất là ít. Đến năm hai, năm ba thì còn ai giữ được lương tâm nữa. Vì tỉ lệ đất tốt rất ít, cho nên bắt buộc phải có một cơ cấu nào đó để tái cân bằng, để điều hoà lại sự bất công. Người được gieo vào nơi đất tốt lại thường không nhận thức được lợi thế lớn lao của mình cho nên cũng thường làm mất. Chúng ta thường thấy, con trai của bác sĩ thường không học nghề bác sĩ, con trai của thợ may thường ăn mặc xuề xoà, hay cha làm thầy đồ con đốt sách.

Nơi đất xấu, cỏ dại mọc um tùm, tốt tươi, nhưng hạt giống lại không kết trái đơm bông được. Cỏ dại cười chê những cây lúa mì là không xanh tốt như chúng. Không phải vì cây lúa mì gen xấu hơn, mà vì ức chế không mọc nổi như những thứ cây cỏ cùng đồng.

Làm thế nào để biết được, mình đang ở nơi đất tốt hay nơi đất xấu? Đặt vấn đề trong đầu thôi cũng là sự dũng cảm rồi. Rời khỏi nơi đất xấu thì mất biết bao quyền lợi, do đó sản sinh ra một hệ luân lý để chứng minh , mà thực chất là tự trấn an, mảnh đất của mình là tốt. Do đó chúng ta thấy nhiều hệ luân lý phản thiên nhiên mà cũng có rất nhiều người theo.

Và giả sử một người ở nơi đất xấu thì người đó có dám đi sang nơi đất tốt không, mỗi lần chuyển đi giống như một lần cây bị bứng rễ, rất mạo hiểm cho nhựa sống tuổi thanh xuân. Thomas Edison sửa đi sửa lại 1000 lần mới chế thành công bóng đèn điện, nhưng đó là chuyện may mắn họa hiến; còn lại ai dám sửa đi sửa lại công sở của mình? Trong xã hôi ta thường thấy người an phận là người hạnh phúc.

Đối với những ai mà tuổi nhỏ rồi vào nơi đất xấu, thà thắp lên một ngọn nến, còn hơn ngồi nguyền rủa bóng đêm. Bạn sinh ra để thắp nến. Vì vậy, bạn không sinh ra nơi đất tốt, để đến khi bạn được đưa sang nơi đất tốt thì sẽ kết quả tưng bừng.

Chúng tôi đã thử nghiệm biết bao nhiêu thuyết. Cuối cùng nhận thức một thuyết cân bằng là một thuyết ơn ích cho cuộc tồn sinh. Cha mẹ trao cho con cái một triết lý khởi nguyên đúng, thì cuộc đời đứa con mới đứng vững được.

Có một người cha dạy các con, ông không dạy con phải trở thành kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ, không yêu cầu con phải vào trường danh tiếng. Ông nói với con: “Con của ngày mai phải tốt hơn con của ngày hôm qua”. Chỉ vậy thôi, thế mà các con của ông, bác sĩ và dược sĩ. Đến lúc này, ông vẫn nói với các con: “Các con bây giờ tạm coi là thành đạt. Đến khi trở thành người chân chính trước khi nhắm mắt thì mới thật sự thành đạt”. Lời dạy này không cũ đi với thời gian.

27/10/2020

Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn).
Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com

Phone, Whatsapp, Signal: +84344331741
Trợ lý: beauteme@gmail.com

Advertisement

5 bình luận về “Hạt giống tốt phải được gieo vào nơi đất tốt.

  1. Cảm Ơn Tôn Phi đã gởi bài.
    Giòng dống Tiên Rồng là hạt Giống Tốt, nên phải Tìm đất Lành hay phải tạo ra môi trường Lành mà gieo giống, thì chắc Giống sẽ được phát triển với kêt quả Hoa lành quả ngọt
    Có bàn đế Soma ( môi trường ) và Germen ( hạt Giống ), giống đã mọc cây và đã sinh hoa quả,cứ nhìn vào . những môi trường đó thì biết rõ Nhân Quả ra sao. Cái Nhân Hận thù thì sẽ gặt được Quà phá hoại mọi sư cho tan hoang.
    Cấu chúc an bình và may mắn
    THân ái
    Việt Nhân

    Thích

  2. Hi, người Bạn trẻ Tôn Phi!

    Cảm ơn Bạn đã chuyển cho tôi.

    Ý chính trong bài của Bạn tương tự như câu “Rau nào thì sâu đó” của người V. mình. Điều này ai cũng có thể nhận ra nơi những người V. trong nước kết hôn với người “nước ngoài”.

    Thăm và chúc Bạn cùng cháu bé luôn được an lành và nhiều may mắn.
    ĐML

    Thích

  3. VN giờ làm gì còn giống tốt? Bởi đất xấu nên giống k thể tốt, bây giờ phải bỏ hết giống cũ, giống xấu đi, gieo hạt giống của ĐCT vào lòng họ, dùng lời Chúa mà an ủi, bón phân cày xới tấm lòng họ, thì mới sản sinh ra giống tốt, dù đất chưa tốt! Còn anh bạn chỉ viết theo chiều hướng nông cạn, đánh bóng con người!

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s