
Franz Kafka, một trong sốt ít những nhà văn lớn nhất của thế kỷ XX. Trước khi mất, ông dặn bạn mình là Max Brod đốt hết các tác phẩm cuả mình.
Để hiểu về Franz, có lẽ nên đọc cuốn “Thư gửi bố” trước tiên. Bức thư này chưa hề được gửi đến tay người nhận là Hermann Kafka Kafka, thân phụ của ông. Trong thư, người con nói với thân phụ, rằng anh là một tai họa quá lớn đổ xuống đầu gia đình. Thử hỏi, Franz đã làm chuyện gì để tự mình nhận mình là một thảm họa?
Kafka là một nhân cách cực kỳ quyến rũ. Bạn của anh, Max Brod, đã bỏ nghề luật sư, để đi theo nghề văn. Max Brod phá bỏ lời hứa với người bạn quá cố, xuất bản tất cả các tác phẩm của Franz Kafka, vì vậy chúng ta mới có các tác phẩm để đọc hôm nay.

Một con người, được bạn bè yêu mến, như Franz Kafka, tại sao lại tự nhận mình bất hạnh? Kafka có bằng tiến sĩ, làm việc trong sở bảo hiểm, tại sao anh luôn coi mình là đồ vô dụng, hay có cảm tưởng trong mắt bố, mình luôn là người vô dụng?
Vì sao Franz Kafka có cảm giác mình là người vô dụng? Câu trả lời có lẽ nằm ở “Thư gửi bố”. Ông bố vạm vỡ, lực lưỡng, trong khi thằng con cởi áo ra trông chẳng khác gì con nhái khô. Ông bố nói năng hoạt bát, bán hàng thịt lanh lợi, trong khi thằng con có đứng bên quầy thì cũng không mời được khách nào. Thêm vài câu chửi nữa, cậu bé Kafka tủi thân vô cùng, cảm giác tủi thân này tích tụ theo tháng năm và khiến con người ấy mỗi ngày một cô độc.
Trong tiểu thuyết Hóa thân, Kafka có nói về điều đó. Anh biến thành một con gián. Là lao động chính trong gia đình, bỗng phút chốc mọi người hoảng sợ. Đầu tiên là bố căm ghét anh. Mẹ yêu thương không cho bố đánh đập anh, em gái yêu thương cho anh ít đồ ăn. Em gái nói rằng nếu con gián thật là anh trai của cô thì phải đi ra khỏi nhà đi chứ, để khỏi gây đau khổ cho bố mẹ. Nhưng dần lâu mẹ càng bớt quan tâm, em gái thì làm lơ. Con gián, Franz Kafka, ra khỏi nhà, đi bơ vơ và chết khô.
Trước một người bạn như Kafka, Max Brod không nỡ lòng đốt. Anh quyết định phải cho nhiều người đọc các tác phẩm ấy. Chúng rất ơn ích cho cuộc đời, hay ít nhất, cho các gia đình. Max Brod nói rằng vào thế kỷ XXI, nhân loại mới chú ý đến Kafka. Qủa thật, câu nói ấy được ứng nghiệm, vì Kafka đã mô tả đúng tình trạng của chúng ta ngày nay, một tình trạng mà các nhà văn quen gọi “một vũ trụ vỡ lở từng phần”, và vỡ lở bắt đầu từ trong gia đình vỡ ra ngoài xã hội.
Tai họa của Franz Kafka dạy chúng ta phải biết hiếu thảo với bố mẹ. Franz nghĩ là người bố Hermann Kafka ghét mình. Cho nên, dù bị đau ốm, ho lao, Kafka cũng không về nhà, mà thuê một ngôi nhà rất xa để ở một mình và chết cách lặng lẽ. Thảy mọi người đều thương yêu Kafka. Báo chí tuy giật gân nhưng không hấp dẫn bằng văn học. Một bài báo thường có sức sống giỏi lắm là một tuần. Trong khi, một bài văn ngắn, như truyện ngắn Hóa Thân của Kafka, thì gây ấm ức trong lòng độc giả suốt hàng chục năm sau đó.
Chuyện của Max Brod làm được ở Đức, nơi có tự do xuất bản, tự do ngôn luận, nghề văn chương nếu có tài rất dễ sống. Điều này không xảy ra ở Việt Nam, nước ta vào thời điểm này đã không còn là nước văn hiến, không ai làm nghề luật bỏ sang làm nghề văn, để mà chết đói. Nhưng một bộ đôi Kafka-Max Brod hoàn toàn có thể có ở Việt Nam vào ngày minh châu trời đông, nền văn hiến sống lại.
Viết tại Hà Tĩnh, quê hương, ngày 11 tháng Mười Một năm 2020.
Tôn Phi
Góp ý tác giả: tonphi2021@hotmail.com
Phone, Whatsapp, Signal: +84344331741.
Trợ lý: tonthanck@gmail.com.
Bài viết đã được đưa vào sách Giáo trình văn học Tây Âu II của tác giả Tôn Phi.

ISBN-13: 9798779616836