Nền tảng việc dựng nước và giữ nước trong chiếc bánh dầy bánh chưng.

Việt Nhân (nvietnhan27@yahoo.com)

NHÓM HUYỀN THOẠI THỨ BA

 ( Trích trong cuốn Văn Hiến Việt Nam của Việt Nhân )

NỀN TẢNG VIỆC DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC  

Gồm các truyện Bánh Dầy bánh Chưng, Phù Đổng Thiên vương, Thần Kim Quy

  TRUYỆN BÁNH DẦY BÁNH CHƯNG 

“ Sau khi Hùng Vương đã phá giặc Ân rồi, trong nước thái bình mới lo việc truyền ngôi cho con, hội hai mươi hai vị công tử lại, mà bảo rằng :  Ta muốn truyền ngôi cho đứa nào vừa lòng ta, là đến kỳ cuối năm biết đem trân cam mỹ vị đến dâng cúng Tiên vương để tròn đạo Hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho.  Các công tử lo đi tìm các vị trân kỳ, hoặc săn bắn chài lưới, hoặc mua ở chợ, vụ được nhiều của ngon vật lạ không biết bao nhiêu mà kể.   Duy có công tử thứ 9 tên là Lang Liêu, bà mẹ hàn vi đã lâm bệnh mà quá cố rồi, tả hữu lại ít người nên khó bề toan tính, ngày đêm thao thức, ăn ngủ không yên. Hốt nhiên mộng thấy thần nhân bảo rằng : Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo, vì gạo là của để nuôi dân, người ta ăn mãi không chán, không có vật gì đứng trước được, nếu lấy gạo nếp hoặc gói thành hình tròn để tượng Trời, hoặc gói làm hình vuông để tượng Đất, ở trong làm Nhân cho thật ngon, bắt chước hình tròn Trời Đất bao hàm vạn vật, ngụ ý cái ơn Trời Đất phát dục vạn vật, như thế thì lòng cha sẽ vui, tôn vị chắc được.  Lang Liêu tỉnh dậy mừng rằng : Thần minh giúp ta, ta nên bắt chước mà làm.  Lang Liêu mới lựa hột nếp nào trắng tinh, hoàn toàn không sứt mẻ đem vo cho sạch, rồi lấy lá xanh gói thành hình vuông, bỏ nhân ngon vào giữa, đem nấu đi cho chín, gọi là bánh chưng.  Lại lấy nếp nấu xôi đem quết cho thực nhuyễn, nặn làm hình tròn để tượng trưng hình trời, gọi là bánh dầy.

Đúng kỳ, Vương hội các con lại trưng bày phẩm vật; các con đem dâng không thiếu thức gì, duy chỉ có Lang Liệu đem bánh tròn , bánh vuông đến dâng.   Hùng Vương lấy làm lạ hỏi Lang Liệu. Lang Liệu trình bày như lời Thần nhân đã bảo. Vương thân hành nếm thử thì thấy vị ngon vừa miệng ăn không chán, phẩm vật của các công tử khác không sao hơn được. Vương khen ngợi giây lát, rồi cho Lang Liêu được giải nhất.

Năm hết Vương dùng bánh ấy dâng lên Tiên Miếu và cung phụng cha mẹ, thiên hạ bắt chước truyền đến bây giờ, lấy tên Lang Liệu để gọi là Tiết Liệu.  Hùng Vương truyền ngôi cho Lang Liệu hai mươi mốt anh em đều giữ các phiên trấn, lập làm bộ đảng, cứ thủ núi sông để làm hiểm cố.”

( Lĩnh Nam Chích quái : Trần Thế Pháp, bản dịch của Lê Hữu Mục, trang 49 , 50 )

Chú thích : Có chỗ nói là vua Hùng Vương thứ 8, và công tử thứ 6, triết gia Kim Định cho rằng những người này không nắm vững huyền số, mà phải là vua Hùng Vương thứ 3 và công tử thứ 9, vì có cả một cơ cấu nền tảng và sinh động từ 3 tới 9 (theo Cơ cấu học ).

Kinh Tiết Liêu  

“ Vua Hùng muốn truyền ngôi, nên định ngày, hễ Hoàng tử nào tìm được lễ vật có ý nghĩa nhất dâng cúng Tổ tiên thì được làm vua.  Trong khi các anh em bôn ba đi khắp nơi tìm của quý vật lạ, thì Hoàng Tử Tiết Liêu lại chỉ tìm quanh quẩn ở nhà. Nhưng một đêm Tiết Liêu thấy một cụ già quắc thước hiện ra dạy cách dùng gạo làm bánh để cúng.  Theo đó, Tiết Liêu gói gạo nấu thành bánh Chưng, và giã xôi làm bánh Dầy.  Tới ngày hẹn, Tiết Liêu dâng hai cái bánh, và được chọn làm vua.  Từ đó, bánh Chưng bánh Dày được dùng để cúng tế trong những ngày lễ Tết.”  

( Nam Thiên : Kinh Việt , Hoa Tiên Rồng, trang 103 – 104  :

Trong Linh Nam chích quái, thì là Hoàng tử Lang Liêu, Tiết Liệu )

  Khai triển

1.- Cách chọn người nối ngôi của Vua Hùng

Từ thuở xa xăm, mà Vua Hùng đã biết cách truyền Hiền, theo kiểu Nghiêu Thuấn thời xa xưa, nghĩa là truyền ngôi Vua cho người có đức trọng tài cao để trị nước, công việc trị nước là lo cho dân no dân ấm và có cuộc sống bình an. Cách tuyển chọn này khác với các vị Vua của nền văn hoá du mục, người kế vị phải là con trưởng hay người con nào võ dõng, có tài bắn cung múa kiếm, cầm binh khiển tướng giỏi, chiếm được nhiều đất, hạ được nhiều thành, rất giỏi công việc chém giết, bắt được nhiều nô lệ.

2 .- Tiêu chuẩn kén chọn: Lễ vật dâng cúng Tổ tiên

Tổ tiên ta quan niệm con người là tinh hoa, là linh lực của Trời Đất ( Nhân giả kỳ thiên địa chi đức , . . . ) , lại nữa, cha ông chúng ta cũng quan niệm rất thực tiễn rằng cha mẹ mình là người đầu tiên, là cái gốc của mình, nếu không có cha mẹ thì chẳng có mình, và mình chẳng có biết Trời Đất, Chúa Phật gì . Cái gốc đầu tiên của mình là cha mẹ, rồi Tổ tiên, rồi mới đến Văn Tổ . . .  Thiên Chúa giáo đã chẳng bảo: Cha mẹ là đại diện của Thiên chúa, là những người có nhiệm vụ hàng đầu chăm lo việc nuôi dạy con cái.  Vì vậy, bổn phận hàng đầu của người con là phải Hiếu thảo với cha mẹ ( Nhân sinh Hiếu Nghĩa vi tiên ), cũng vậy, con dân của một nước thì phải nhớ đến Tổ tiên đã có công xây dựng nước để lại cho mình.   Ông Vua ( ngày nay là chính quyền ) là người đầu tiên phải nhận thức được điều đó, có thế, mới hiểu rõ được sứ mệnh và trách nhiệm cai trị dân của mình. 

Có Trời cũng đồng nghĩa với Tự do, có Đất nghĩa là có Bình sản, nghĩa là nhà Vua phải lo cho con dân vừa cả Vật chất lẫn Tinh thần. 

Cai trị dân là lo cho tinh thần và vật chất của con dân được sung mãn. Đó là những thứ ngày nay ta gọi là Tự do với Nhân quyền. Vậy vua Hùng ra “ đề thi ” cho các con phải tìm lễ vật tốt nhất để dâng cúng Tổ tiên là cốt ý để xem người con nào ý thức được rõ ràng vai trò cai trị của mình, để mà trao trách nhiệm.

3.- Cuộc tìm kiếm ngôi báu của 22 công tử

Ngôi Vua là cao trọng nhất trên đời, nên chẳng có công tử nào mà chẳng ham. Vì vậy, Hoàng tử nào cũng cố tìm cho ra của ngon vật lạ để làm hài lòng vua Cha. Người thì lên rừng, người thì xuống biển, người thì rảo khắp tứ phương, tìm cho ra những thứ trân châu bát bửu, những sơn hào hải vị hiếm hoi nhất, lạ lùng nhất để chiếm được sự chú ý của Vua cha.

Các Hoàng tử càng giàu sang thì càng đi tìm những gì cao sang, đắt tiền hiếm hoi, ít ai có được. 

4.-Lang Liêu tìm của dâng

Riêng Lang Liêu, vì Mẹ mất sớm, nhà nghèo, tả hữu cũng ít ỏi, đành phải ở trong cảnh “ cái khó bó cái khôn ”. Không có nhiều tiền để đi xa mà tìm mua của ngon vật quý ở nhà Lang Liệu chẳng biết trông cậy vào ai ngoài mình cùng Trời Đất Tổ Tiên.  Chắc Lang Liệu không khỏi suy nghĩ là “ muốn biết Vật đem cúng Tổ tiên là của nào ”, thì cách hay nhất là thỉnh ý các Ngài là chắc ăn hơn hết.  Nhờ vậy mới được thần nhân linh ứng cho biết thứ thiết thực nhất cho con người, cho cuộc sống: Đó là thứ cha ông chúng ta gọi là “ hạt ngọc nhà trời ”, là “ Hạt Gạo ” tầm thường đó mà. 

Nhưng Gạo là thứ cần thiết nhất cho cuộc sống con người Á Đông, vì vậy Tổ tiên ta mới nói: Có thực mới vực được Đạo, Tiên Nho đã bảo: “ Thực, Sắc, Diện: Thiên tính dã : Cái Ăn, Tính Dục và Thể diện con Người là Tính được bẩm thụ tử Trởi “.Đây là Đạo sống, cũng là Đạo Ba: Tam tài.  

Ông Vua có hiểu được nhu cầu của con Người của con Dân và có lòng tin cậy vào gốc Tổ tiên, thỉ mới hiểu rõ sứ mạng của mình là lo cho dân no, dân ấm, dân hạnh phúc

Không như một vị vua của nước ta đời nhà Nguyễn, khi được tâu là nhân dân đói, thì Ngài bảo sao không nấu cháo gà cho chúng nó ăn! Cháo gà là thứ bổ và ngon lắm, nhưng khốn nỗi hạt gạo còn chưa có, nói chi đến gà ! 

5.- Hạt gạo Dâng cúng Tổ của Lang Liêu

Khi Lang Liệu được thần linh ( Tổ tiên ) mạc khải nên dùng gạo nếp để quết bánh Dầy và gói bánh Chưng. Với tấm lòng cung kính và biết ơn Tổ tiên, Tiết liêu cẩn thận lựa từng hạt gạo, chọn những hạt không sứt mẻ, ngâm gạo và gột nước thật sạch, cho gạo được tinh tuyền. Gạo nếp là thứ mềm dẻo và ngon. Xong làm nhân bằng thịt ba chỉ cùng với đậu xanh, hai thứ này thì béo và bùi. Khi chuẩn bị gạo và nhân xong, thì lấy lá chuối hay lá dong rửa sạch, gói bánh Chưng hình vuông, lớp ngoài là lá, lớp trong là gạo nếp, ở giữa là nhân, xong bỏ vào bung ( nồi lớn ) đem lên bếp, nấu nhiều giờ, có khi đến 24 giờ, cho bánh chín thật nhuyễn .  Cùng thứ gạo tinh tuyền ấy, hông lên cho chín, rối bỏ vào cối quết cho nhuyễn, xong vò lại thành cái bánh Dầy hình tròn.  Nhờ thế mà cái bánh “ hạt ngọc nhà trời ” vừa dẻo vừa thơm, vừa ngon,vừa béo, vừa bùi . Đủ cả ngũ vị .

6 .-Ý nghĩa của 2 thứ bánh

a.- Bánh Dầy hình tròn tượng trưng cho Trời, bánh Chưng hình vuông tượng trưng cho Đất ( Thiên viên Điạ phương ), ở giữa là Nhân bánh tượng trưng cho Người, Vậy là đủ Tam tài: Thiên Địa Nhân. Trời là Thiên Hoàng, Đất là Địa Hoàng, Người là Nhân Hoàng.  Nhân Hoàng cùng tham dự vào cuộc sinh hoá của vũ trụ với Thiên và Địa Hoàng.

Ông Vua phải làm sao cho toàn dân đóng trọn vai  Nhân Hoàng của con người Nhân chủ nước mình.

b.- Gạo nếp là thứ rất dẻo, khi nấu kỹ bánh chưng, các hạt nếp mềm nhuyễn đều dính chặt vào nhau, không thể tách rời được. 

Còn Bánh Dầy thì khi hạt nếp đã được hông chín, các hạt tuy dính vào nhau, nhưng khi người ta bỏ vào cối, dùng sức mạnh của cái chày mà quết cho quện lại với nhau, thì các hạt nếp trộn lẫn với nhau, nên độ dính lại tăng thêm rất nhiều.  Các hột nếp ở đây đã quện vào nhau, không có hột nào còn nguyên vẹn hết, tất cả là một khối đồng nhất.  Hai cách làm bánh trên cho ta thấy hai ý nghĩa thật là sâu xa.

Các hạt nếp trong bánh Chưng khi được dùng sức nóng của lửa mà nấu thì các hạt dính chặt lại với nhau, làm ta liên tưởng tới sức nóng của Lửa đó là lòng Thương yêu con dân của nhà Vua. Với lòng thương yêu chí tình, nhà Vua cũng làm cho mọi con dân trong nước đoàn kết chặt chẽ với nhau quanh nhà Vua.  Đó là cách cai trị dân về phương diện Tình, ( Lễ trị ) là phương diện Nhu, nghĩa là theo cách mềm dẻo. Ngược lại, trong cách làm bánh Dầy lúc đầu thì dùng lửa, nhưng lúc sau là dùng sức mạnh của cái chày làm cho các hạt nếp quện lại với nhau thành một khối duy nhất. 

Trước tiên tuy nhà Vua có dùng Tình, nhưng rồi cũng phải dùng đến Lý, tức là sức mạnh của  Pháp luật, ( Pháp trị )  để làm cho toàn dân thành một khối duy nhất. Đây là phương diện Cương, tức là cứng rắn, thứ cứng này có lửa Tình tôi luyện thêm, nên là thứ cứng không dễ gãy nhưng mà dẻo dai như nước.  Con dân trong nước được nhà Vua cai trị bằng cách “ đầy Tình và đủ Lý ” một cách Nhu / Cương như thế, thì nhất định sẽ đoàn kết thành một khối không sức gì thể lay chuyển nổi. Như thế, thì có chương trình xây dựng nước cũng như bảo vệ nước nào mà chẳng đi tới thành công.

Cách cai trị dân theo cung cách Tình Lý này được gọi là Nhân trị, gồm có Lễ trị, tức là cách cai trị bằng Tình, bằng Lễ, và Pháp trị là cách trị bằng Lý. Lễ trị là hàng rào cản bên trong của mỗi người dân, còn Pháp trị là pháp luật, là hàng rào cản bên ngoài của xã hội, giúp người dân không thực hiện đủ Lễ trị. Đây là cách cai trị hợp Nội Ngoại chi đạo.

Ý nghĩa khác của hai thứ Bánh

Bánh Dầy có hình Tròn tượng trưng cho Trời, bánh Chưng hình Vuông tượng trưng cho Đất. Khi Vuông Tròn kết hợp hay Trời Đất lưỡng nhất  thì: Thiên sinh, Địa dưỡng Nhân Hóa , theo Dân gian thì Mẹ Tròn Con  Vuông.   

Giải bài tập SGK toán lớp 9, tập 2, Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp. Đường    v

   Hình vuông ngoại tiếp ( Tròn ôm vuông )   Nữ Oa  (cầm cái Quy vẽ vòng Tròn, Phục Hy cầm cái Củ vẽ hình Vuông quấn đuôi nhau( Giao chỉ )  .

Hình Nữ Oa cầm cái Quy, vẽ Vòng Tròn, Phục Hy cầm cái Củ vẽ hình Vuông . Nữ Oa Phục Hy quấn đuôi nhau tức là Giao chỉ,  tượng trưng cho Dịch lý Âm Dương Hoà, trong Tóan học thì   ta có Hình Vuông ngoại tiếp, khi chiếu hình Vuông ngoại tiếp lên trục Tọa độ ta có nét Cong,  T. G. Kim Định gọi là Nét Cong duyên dáng của Việt tộc,  cứ nhìn vào hình ảnh người Nữ mặc áo dài  đẹp đẽ, thướt tha, duyên dáng, và quyến rũ trang nhã thì rõ.

th?id=HN
D:\Users\mk2ja\Desktop\1454983315-1454704027-bc10673-1454389504479.jpg
C:\Users\Ba\Desktop\2c301b3334174d5eb66568ba366cdef1.jpg
C:\Users\Ba\Desktop\03784bf3fdb49153be2d936b450b66ed--vietnam-hoa.jpg
C:\Users\Ba\Downloads\hinh-anh-phu-nu-dien-ao-dai-nhung-thap-nien-truoc-cua-the-ky-20 (2).jpg

Đẹp đẽ, Trang nhã , Duyên dáng, Thướt tha, Quyền rũ 

D:\Users\mk2ja\Desktop\images (3).jpg

Áo dài Cách tân lụng thụng, thô lỗ, cứng ngắt, nhất là phá vỡ Cơ cấu Văn Hoá   2 – 3, 5  của Dân tộc!

7.- Ứng viên Lang Liêu đắc cử

Khi Vua Hùng được công tử Lang Liệu trình bày về ý nghĩa của dâng cúng Tổ Tiên của mình, Vua cha đã thấy có đủ tiêu chuẩn mà mình hằng mong ước, đó là :  Lang Liêu tin ở nơi chính mình, tin nơi dân tộc mình, cậy trông nơi Tổ tiên là nguồn mạch sống của dân tộc, biết đem Tình cùng Lý để dạy dỗ, hướng dẫn, săn sóc, giúp đỡ dân trong công cuộc xây dựng đời sống vật chất cũng như tinh thần, làm cho người dân được sống ấm no và an bình. Chính cái lòng hiếu kính, niềm tin tưởng và sự yêu thương mọi người cũng như đất nước và ý nguyện bảo vệ đất nước mới là những phẩm vật quý giá nhất.  Đó là lối cai trị dân theo Nhân trị, vừa có Lễ và vừa có Pháp.  Có Lễ để chính quyền phải tôn trọng Nhân quyền của người dân, và người dân cũng biết giữ mình khỏi phạm pháp, người Dân phải thực thi Dân quyền, và đồng thời cũng cần có Pháp để người dân thi hành pháp luật, giúp chính quyền có đủ phương tiện làm cho dân giàu nước mạnh, Nhân trị khác với Pháp trị, vì Pháp trị chỉ dùng có luật pháp thôi.  

Đó là lý do Công tử Lang Liệu được chọn nối ngôi Vua . Đây là bài học quý giá cho muôn đời về sau về những nguyên tắc nền tảng cho vua quan hay là chính quyền về cách cai trị dân. Cây đũa thần trị nước nằm ngay trong chính mình, Tổ tiên mình và nhân dân mình. Vọng ngoại không thì chỉ đi đến thất bại, đi đến nhà tan cữa nát, đất nước suy vong!

8.-Bài học để đời

Từ đó trở đi, cách đây đã năm ngàn năm, khắp nơi hang cùng ngõ hẻm của đất Việt, cũng như nơi nào có con dân Việt cư ngụ, hễ đến dịp năm hết Tết đến là mọi người đều chuẩn bị gói bánh Chưng, làm bánh Dầy để dâng cúng Tổ tiên và siêu tết cha mẹ . 

Nhiều khi điều kiện không cho phép làm cả bánh Dầy và bánh Chưng, ông cha chúng ta đã không bỏ một làm một, mà kết hợp cả hai làm thành bánh Tét. Bánh Tét cũng dùng gạo nếp, dùng lá gói lại, cái bánh có hình trụ, ngoài là lá, trong là gạo, giữa có nhân đậu xanh và thịt ba chỉ. Gói xong lấy giây ràng chặt lại, đem nấu thật kỹ như bánh chưng.

Bánh Tét là nhập hai thứ bánh Dầy và Chưng làm một, cũng mang đầy đủ ý nghĩa Tam tài .

Khi dùng bánh người ta dùng sợi chỉ mà tét ( cắt bằng sợi chỉ ) ra thành từng lát tròn, sở dĩ dùng sợi chỉ mà cắt để tránh cái ý chia cắt như khi dùng dao. Vì người ta coi mỗi người dân như hạt gạo đã hoà đồng vào nhau trong cái bánh dân tộc rồi, nay không làm việc tách ly ra nữa. Có lẽ cái tên bánh Tét là do chữ tét ra mà có, hay là tiếng nói trãi của chữ Tiết, chữ Tết.

Ngoài ra, người ta cũng làm bánh Tổ cách làm cũng giống như bánh Dầy, nhưng lại có thêm mật vào (đường ) và cái bánh lại to lớn hơn .

Khi Vua Quang Trung đem quân ra đánh Bắc Hà, đến tỉnh Quảng Nam đã giải quyết vấn đề lương thực ăn liền bằng cách dùng bánh Tổ để cho quân lính dễ mang theo. Nhờ vậy mà thực hiện được yếu tố bất ngờ để thắng địch.  Ngoài cái ý nghĩa sâu sắc trên, cũng như mùi vị ngon lành của bánh, các loại bánh này lại mang tính chất thực tiễn nữa.

Theo phong tục cổ truyền ba ngày Tết cũng như tháng giêng là tháng ăn chơi, nhà dân Việt nào cũng làm rất nhiều bánh Chưng bánh Tét để khỏi phải mất thì giớ nấu nướng, để dành cho các cuộc vui Xuân. Các tục lệ này, trước tiên là nhắc nhở mọi con dân Việt phải luôn nhớ điều hiếu kính cha mẹ và nhớ nguồn gốc Tồ tiên và nhất là những vị cầm quyền cai trị đất nước phải biết dùng lối Nhân trị để lo cho dân no dân ấm và hạnh phúc.

Cứ nhìn vào lối sống theo Cá nhân chủ nghĩa, lối sống nhạt Tình phai Lý của nhiều người ngày nay đã đem tới cho gia đình và xã hội những tệ nạn nào. 

Và lối Pháp trị là lối cai trị thiếu tình Người, cùng với lối Đảng trị là lối cai trị dã man, đưa dân luì về thời bộ lạc sơ khai, thì ta mới nhận ra Vua Hùng của Việt tộc là vị Vua có một không hai trong lịch sử nhân loại.

Qua thời gian dài, nhiều khi chúng ta chỉ biết có hình thức mà quên đi cái nội dung phong phú trên. Vậy cứ mỗi năm ít nhất là vào dịp Tết, chúng ta nên tìm cách nhắc nhở cho con cháu hiểu rõ được cái lối sống viên mãn đầy Tình Nghĩa đó của Dân tộc ta. 

Cốt tuỷ của việc tôn kính và biết ơn Vua Hùng là ở cái ý nghĩa cai trị dân đó.Chứ không cứ chỉ đến đền Hùng thắp hương khấn vái để xin ơn Xá tội mà không Hối lỗi, mà không cần nhận biết Vua Hùng là Ai!

9.- Ca dao, Tục ngữ

Những câu ca dao nhắc nhở tới Cội nguồn của con Người:

Con người có Tổ có tông,

Cái cây có cội, con sông có nguồn.

Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn,

Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu

Người ta nguồn gốc từ đâu?

Có tiền nhân đã, rồi sau có mình.

Cứ trong nghĩa lý luân thường,

Làm người phải giữ kỷ cương mới mầu,

Đừng cậy khỏe, chớ khoe giàu,

Trời kia còn ở trên đầu còn kinh.

Khôn ngoan nhờ đức cha ông,

Làm nên phải đoái Tổ tông phụng thờ.

Công Cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa Mẹ như nước trên nguồn chảy ra,

Một lòng thờ Mẹ kính Cha,

Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con.

Nuôi con cho được vuông tròn ,

Mẹ thầy dầu dải, xương mòn gối long,

Con ơi ! cho trọn hiếu trung,

Thảo ngay một dạ, kẻo luống công mẹ thầy.

Lên non mới biết non cao,

Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy .

Trách ai đặng cá quên nơm,

Đặng chim bẻ ná, quên ơn sinh thành.

Ơn cha nặng lắm ai ơi!

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.

Có cha có mẹ thì hơn,

Không cha không mẹ như đờn đứt dây.

Mẹ già như chuối ba hương,

Như xôi nếp một, như đường mía lau.

Chim trời ai dễ đếm lông,

Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.

Tu đâu cho bằng tu nhà,

Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu.

Sống thì con chẳng cho ăn,

Chết thì xôi thịt, làm văn tế ruồi!

Ví dầu cầu ván đóng đanh,

Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi,

Khó đi mẹ dắt con đi,

Con đi trường học, mẹ đi trường đời.

Ai về tôi gởi buồng cau,

Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy,

Ai về tôi gởi đôi dày,

Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.

Trai mà chi, gái mà chi,

Sinh ra có ngãi có nghì là hơn.

1 bình luận về “Nền tảng việc dựng nước và giữ nước trong chiếc bánh dầy bánh chưng.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s