Việt Nhân: Nghệ An và sứ mạng cao cả của những người sống trong nước Giao Chỉ.

Giới thiệu: Tác giả Nguyễn Việt Nhân là nhà khoa học về hưu, hiện đang sinh sống ở Hoa Kỳ.

TRẢ LỜI  CÂU HỎI

NGHỆ AN có nghĩa gì ?

Ngh An:

Nghệ An: Tên một tỉnh ở Bắc Trung phần Việt Nam.

Thơ Cao Bá Quát có câu: »

“Ngán thay cái mũi vô duyên, câu thơ  “thi xã”   con thuyền Nghệ An”.

 (  Vô duyên vì cái mùi mắm  tôm hay ruốc, nhưng là  Quốc túy !!!

Thi xã là nhiều nhà thơ như Cao Bá Quát, Tùng Thiện Vương, Hà Tôn Quyền… )

Chữ Nghệ   乂  gồm nét phẩy  丿và nét mác 乀  giao nhau, gọi là Giao chĩ, hay 丿/ 乀 lưỡng   nhất cũng tương tự như Dịch lý Âm / Dương Hòa.  

Hình Nữ Oa và Phục Hy quấn đuôi nhau là hình ảnh của Giao Chỉ, của mẹ tròn con vuông, của hình vuông ngọại tiếp.

Nữ Oa / Phục Hy symbol

Freemason symbol

Compass tương tự như cái Quy:  ┼ ( cái compas vẽ vòng Tròn ) , Square tương tự như  cái Củ ◤: ( thước vẽ hình vuông )

Nét phẩy  丿có cùng chiều quay với  Kim đồng hồ gọi là Hữu nhậm    và nét mác 乀  có  chiều quay ngược với kim Đồng hồ gọi là Tả nhậm.

Các Tinh tú trên bầu Trời đều quay ngược chiều kim đồng hồ  là chiều Tả nhâm được gọi là chiều Thuận Thiên, Hữu nhậm là chiều Nghịch Thiên, nên mới có câu:

Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong.

Thiên đây cũng là Dịch lý: Âm Dương Hòa ( Âm / Dương giao chỉ )

Tứ Di  Tả  nhậm ( Bắc Địch, Nam Man, Đông Di, Tây Nhung ) Tả nhậm là nét đặc trưng của đại chủng Việt.

Vua Kinh Dương Vương vâng Ngọc chỉ phụng mệnh Trời về núi Nam Miên Sơn lập đô ở phía Hoan Châu thuộc NGHỆ AN xứ “ .   

Vậy chữ Nghệ có liên quan đến Tổ tiên ta  ngay từ thời lập quốc. Chữ Nghệ gồm nét phẩy và nét mác

乂 = ノ + ㄟ.

Vậy Nghệ An là xứ an hoà theo Dịch lý Âm Dương Hòa.

( Không có đấu tranh hơn thua  u đầu lủng Trán như mâu thuẫn thống nhất )

 —————————————————————————————————————-

    Chữ Văn

Trước hết ta nên chiết tự chữ Văn để hiểu thêm cấu tạo của chữ viết.  Chữ Văn gồm hai phần : Bộ đầu và chữ Nghệ: = + .     Bộ đầu 亠  ) gồm dấu chấm và nét gạch ngang:

˙ + .   Dấu chấm tượng trưng cho cái Nònghay là Âm ( vật ),   nét ngang tượng trưng cho Cái Nọc hay là Dương  ( vật ) . Vậy bộ đầu tượng trưng cho Âm Dương, Vợ /Chồng, Tiên / Rồng.

Trong tập sách Hùng Vương Sự tích Ngọc phả cổ truyền có lời rằng: Vua Kinh Dương Vương vâng Ngọc chỉ phụng mệnh Trời về núi Nam Miên Sơn  ( Nam : Hỏa : Quẻ Ly của Viêm Đế Thần Nông ) lập đô ở phía Hoan Châu thuộc NGHỆ AN xứ” .   

Vậy chữ Nghệ có liên quan đến Tổ Tiên ta  ngay từ thời lập quốc. Chữ Nghệ gồm nét phẩy và nét mác = + .

Nét mác quay ngược chiều kim đồng hồ là quay về phía Tả ( Tả nhậm: phía Âm ), còn nét phẩy cùng chiều Kim đồng hồ ( Hữu nhậm: phía Dương ) . Chữ Nghệ là sự giao thoa của Âm Dương .  Vậy chữ Văn là nền tảng của cặp đối cực Nòng Nọc hay Âm Dương giao thoa, là nền tảng của Dịch Việt ( hay là Tiên Rồng gặp nhau trên cánh Đồng Tương ) .

Cặp đối cực đó được triết gia Kim Định  gọi là nét song trùng lưỡng hợp, nét song trùng lưỡng hợp này là sợi chỉ hồng xuyên suốt nền Văn hoá Việt. 

Còn chữ Lang 廊: cái chái nhà trong đó có chữ Lang 郎: tức “ con trai, đàn ông, lang quân“ ( Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh ) ở trong đó. Vậy nước Văn Lang ta có thể hiểu là nước của những người có nền Văn hoá Giao chỉ tức là “ đại Đạo Âm Dương hoà “.

Đây cũng là một trong những lý chứng để người Việt nhận lại chủ quyền của Dịch Việt.

“ Tuy Việt Nam không có Văn tự như người ta thường hiểu, đó là kể từ khi nhà Tần thống nhất nước Tàu, còn trước kia, phía Mẹ Âu Cơ có chữ chân Chim (Điểu tích tự ), còn Lạc Long Quân thì có chữ con Quăng ( Chữ Khoa Đẩu mà người ta tìm được trong vách nhà đức Khổng Tử.) Đến Đời nhà Tần thống nhất văn tự bắt các chủng khác phải bỏ chữ của mình mà dùng chữ Lệ tức là chữ Nho, nên văn tự của ta bị tiêu trầm.    Nhưng trong các chữ Nho đó, ta cũng tìm được cái cơ cấu của nền Văn hoá Việt tộc. Thí dụ như chữ Kỳ là linh thiêng có gốc từ chữ Khoa đẩu: . Chữ Kỳ gồm hai  ( 2 ) nét ngang ở trên = và ba 3 nét dọc ở dưới .

Số 3 là số Lẻ tượng trưng cho Trời, 2 là số Chẵn tượng trưng cho Đất, Trời nhẹ ở dưới bốc lên, Đất nặng ở trên rơi xuống, hai bên Trời Đất giao thoa làm thành Tinh hoa của con Người.

2 – 3 là Cơ cấu nền Văn Hoá Đông ( 3 )  Nam ( 2 ) của Việt tộc.

Ta có thể nghĩ rằng khi nòi Hoa Hán chiếm được Bách Việt, không những họ chiếm người đất đai của cải, những phát minh, nhất là Văn hoá. Trong công trình hình thành chữ Lệ không thể không có bàn tay đóng góp của người chủng Việt, vì người Du mục luôn ngồi trên lưng ngựa di chuyển luôn luôn làm gì có thì giờ mà phát minh ra Văn hoá.

  Giao Chỉ:  交 止

( Kim Định )

 “ Bây giờ bàn đến tiếng Giao Chỉ, có phải Giao là miền của Giao long ( cá sấu) , còn chỉ là miến đất những người có hai ngón chân cái xoè ngang, hay chỉ là miền chân núi. Còn Giao có nghĩa như Nam Giao trong đầu Kinh Thư?   Chúng ta có thể thưa rằng giải nghĩa chữ “ Giao Chỉ “ theo nghĩa ngón chân giao nhau là lối giải quá duy vật nên không đúng.Trước hết khoa giải phẩu chứng minh là không có giống người hai ngón chân đâm ngang ( tên khoa học là hallux varux ). Tuy nhiên ở những vùng chưa văn minh quen đi chân không cũng có một số người ngón chân cái hơi dẽ ra nhưng đó là tật chung ở khắp nơi trên thế giới kể cả Âu Châu. vậy không thể căn cứ theo đó nhất là nó không hợp đồng văn của nền Văn hoá Tâm linh Việt Nho rất coi trọng việc đặt tên, không thể lấy cái tật ở một số người mà đặt tên cho cả một nước.   Vì thế thuyết này không thể đứng vững như giáo sư Hòa đã bác đi sau những nghiên cứu tỉ mỉ về hết mọi phương diện, nên tôi xin miễn nói tới và chỉ xin trưng lại lẽ chính của giáo sư là các sách cổ nhất khi nói đến tên Giao Chỉ như sách Phong Tục Thông, sách Thượng Thư, sách Sơn Hải Kinh, BácVật chí, Hậu Hán Thư. . . đều không có nói đến cái chân xòe ra, chỉ mãi 6, 7 trăm năm sau mới có những học giả nhân vì chữ Giao Chỉ mới cho tên là do đó. . . Sở dĩ tôi trưng lại lẽ này của giáo sư Hòa vì cho đây là lẽ mạnh nhất, mạnh đến nỗi còn dư sức chống luôn cả ý kiến của chính giáo sư muốn cắt nghĩa Giao Chỉ là miền có những “ cá sấu “ gọi là Giao Long, và vì thế giáo sư phải thêm vào chữ Giao bộ Trùng và chữ Chỉ bộ Túc để viết là 蛟 趾 thay vì 交 止. Tôi cho sự thêm thắt này là do quan niệm duy vật hay là vẽ rắn thêm chân nảy sinh về sau không ăn nhằm chi tới quan niệm tâm linh sử quan bên ta, nơi mà ý niệm đó được biểu dương cách cực kỳ long trọng bằng lễ Nam Giao, một lễ đầu não nhất, nên cũng biểu lộ óc tâm linh hơn bất cứ lễ nào, và vì thế mọi người suy tư phải lấy nó làm sợi dây ghi đường trong việc quy định nội dung hai cữ Nam Giao và Giao Chỉ, nếu không thì có đưa ra bao suy luận dựa trên Thổ tục học, Lịch sử học, Ngôn ngữ học . . . cũng không giúp cho khỏi lạc lối  vào vòng ngụy biện để chạy theo những cái chân của rắn thêm vào sau.

Vì thế chúng ta cần phải trở lại nguồn đi về thực xa, và ở đấy chúng ta nhận ra rằng những bản khắc xưa nhất lại chỉ viết có  không có chân hay sâu chi cả. Nguyễn Nguyên nói trong sách xưa đều chép Giao Chỉ cũng có chỗ chép . . . Riêng tôi cho rằng bộ phụ 卩 này báo hiệu một sự sa đoạ to lớn được ghi dấu bằng cả một chữ Thổ, Châu, Bộ, Di. . . vì từ đời Hán về sau người ta bỏ chữ Chỉ và thay vào bằng những chữ khác như Giao Châu, Giao Thổ, Giao Bộ, Giao Binh, Giao Di. . . ( Hòa 216 ). Còn gì tỏ lộ sự đi sâu vào sa đọa rõ bằng đầu hết là chữ 止 có nghĩa triết lý là ở như chữ cư trong Kinh Thư trưng lại ở Đại học “ Chỉ ư chí Thiện “ hoặc cái cùng cực cái chí thiện như câu “ Khâm quyết chỉ “ Kinh Thư. Thái Giáp thượng , câu 7 = Hãy kính cẩn định lấy cái cứu cánh cùng tột. Sau đó thì tụt xuống nghĩa địa dư như Giao Châu, Giao Thổ, sau cùng trụt xuống bậc nữa đến nghĩa chính trị, có óc xâm lăng, nhiều khi điểm chút kỳ thị như biểu lộ trong chữ di ( Giao Di ) và tự đấy học giả chỉ căn cứ vào những chữ viết sau này mà suy luận thêm ra : tự chỉ đến rồi sau vẽ rắn thêm chân, viết với bộ túc là và lúc ấy phải thêm bộ trùng vào chữ Giao cho ra để chỉ miền của Giao Long. Ta có thể nói hầu hết trên thế giới đâu cũng có cá sấu nhưng chỉ có Việt Nam mới có thuyết lấy tên cá sấu làm địa danh chỉ vì nó có tên là Giao. Sự việc xẩy ra y hệt với chữ Chỉ để trỏ ngón chân tréo ngang vậy. Tại sao Giáo sư Hòa đã bác được thuyết ngón chân giao nhau mà lại rơi vào thuyết Giao long? Vì sự thưc cả hai thuyết đều thuộc “ Duy vật sử quan “, là vì đã không chú ý đến toàn thể là bầu khí “ Tâm linh sử quan “.

Vậy để theo được Tâm linh chúng ta phải ngược dòng về tận ngọn nguồn, và lúc ấy sẽ gặp những ý nghĩa cao hơn như sau:

Theo sách “ Thuyết Văn “ thì chữ Chỉ 止 là nền dưới vì tượng cây cỏ mọc có nền, cho nên lấy làm chân. Chính ý nghĩa này đem đến cho chữ Chỉ bộ túc 足 và ý nghĩa lớn nhất của túc là Miền Chân Núi và đó là ý nghĩa nhiều học giả qui chi Giao Chỉ như Tư Mã Thiên ( SMT.I 38 ). Ta có thể chấp nhận ý này nhưng cần được bổ sung như nhau. Khi người Tàu xem xuống mạn Nam thì bên tay mặt phía Tây Bắc là rặng núi Côn Luân , rồi đổ xuống Nam là dãy Tần Lĩnh , có thể được coi như Côn Luân hay Hy Mã lạp Sơn nối dài , và vì thế có thuyết gọi là Nam Lĩnh. Nhưng chính ra Nam Lĩnh về phía Đông khởi đầu ở những tỉnh An Huy, Chiết Giang và Giang Tây và mang tên là Tiên Hà Sơn Mạch . Khi đến hai tỉnh Giang Tây và Phúc Kiến thì gọi là Vũ Di Sơn, và ở vào quảng Hồ Nam. Quảng Đông và Quảng Tây thì gọi là Ngũ Lĩnh Sơn Mạch, vào đến tỉnh Quý Châu thì gọi là Miêu Lĩnh. . . Nhưng tên gọi chung tất cả dãy núi là Nam Lĩnh để có thể coi như đối với Tây Lĩnh khởi đầu từ núi Côn Luân với Tần Lĩnh rồi bắt đầu xoải dần xuống triền sông Cửu Long phía Nam và Dương Tử Giang phía Đông, để dừng lại gặp dãy Lĩnh Nam ơ vùng Quảng Tây và Bắc Việt . . . Rặng núi phía Tây này có Ngũ Khê, mà ta chỉ nên hiểu cách co dãn vì có khi cũng kêu là Tam Hạp ( Văn Hiến. 18 ) để đối với Ngũ Lĩnh phía Đông. Sự đối đáp này được thấy trong Sơn Hải Kinh với 12 ngọn núi chia ra Bắc 3, Nam 3, Đông 4, Tây 4, và nó cũng chỉ là quảng diễn theo khung Ngũ Hành “ Ngũ Nhạc “ đã nói ở trên. Những lối đặt tên tiên thiên kiểu này nhiều khi phải gọt thực tế cho ăn với nhau, chứ không cân hẳn có 5 khê, 5 lĩnh, nhưng có thể hơn hay kém, cũng y như Cửu Long thì Cửu không cần là 9 vậy. Đó là đại để ý thứ hai của Chỉ là Chân, nhưng ý này chỉ hiểu đúng được khi biết quy chiếu vào ý thứ nhất là nền tảng. Và đấy mới là then chốt. Vậy ý then chốt này sẽ được ghi lại trong cuốn sách có lâu đời nhất gọi là Thượng Thư hiểu là Thượng Cổ, đó là Kinh Thư ngay phần mở đầu gọi là Nam Giao đối với Bắc phương gọi là Sóc Phương, đó là một sự đối đáp tiên thiên và cao trọng nhất trong nên Văn hóa Việt Nho không nên tách ra khỏi cơ cấu đó để đi tìm ý nghĩa bên ngoài. Giáo sư Hòa đã đặt được phương trình Giao Chỉ là Nam Giao mà không chú ý đủ lại đi tìm nghĩa Giao cá sấu. Ta cần tìm nghĩa Giao ở ngay nơi nó. Nếu đem ánh sáng Kinh Dịch dọi vào mà nhìn thì ta sẽ thấy ý đó nổi bật lên Ai cũng biết ngay Sóc là mồng một, nên sóc cũng có nghĩa là khởi đầu, là phương Bắc, còn Giao là Giao hợp , giao hòa. . . là trọn vẹn thì ở phương Nam. Sự xếp đặt này được nói rõ lên trong câu “ số vãng giả thuận, tri lai giả nghịch : Số đã đi qua thì theo chiều thuận, còn để biết việc tương lai thì theo chiều nghịch “ ( Thuyết quái ). Chiều nghịch cũng như chữ Vãn đi theo tay trái, nơi có trái tim, để chỉ tâm linh và cũng chỉ đàn bà vì giàu cảm tình và có tài trực thị là thấy thẳng, một đức tính cần cho được biết tương lai mà Kinh Dịch gọi là Tương “ Tâi Thiên thành Tượng “ và  chỉ thị bằng các số Sinh: 1, 2, 3, 4. Ngược lại là chiều thuận cũng như chữ Vạn đitheo kim đồng hồ tức theo tay mặt và chỉ Đất “ Tại Địa thành Hình “ và quy cho đàn ông chạy vòng ngoài, được Kinh Dịch chỉ thị bằng các số Thành ( tức đã thành Hình ) là số 6, 7, 8, 9.

Bây giờ ta sắp đặt 2 dãy số trên theo câu Kinh Dịch là “ Số vãng giả thuận, tri lai giả nghịch “ thì ta sẽ thấy 2 số 1 – 5 khởi đầu ở phương Bắc, còn 2 số 4 – 8 giao nhau ở phương Nam như hình sau:

˙    =      =       =   

    1           2          3           4

5

Sự giao nhau này được tượng ý bằng chữ Nghệ, hình 2, và từ chữ Nghệ vươn lên chữ Văn, hình 3, từ chữ Văn lên chữ Giao, hình 4.   Tất cả được minh họa bằng hình Phục Hy Nữ Oa,

 Ta lại biết rằng Tiên Thiên Bát quái , Phục Hy xếp theo thứ tự: Kiền 1, Đoài 2, Li 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8.

Và theo thứ tự ta xếp lại như hình trên ta cũng sẽ có 2 quẻ khởi đầu Kiền, Tốn ở phương Bắc , 2 quẻ Chấn Khôn giao hội ở phương Nam. . .      Còn nếu xếp theo Hậu Thiên Bát quái thì 2 quẻ giao nhau là Cấn Khảm = Sơn Thủy là hai biểu tượng quen đi đôi. Và rất có thể vì đó mà có tên Giao Chỉ, vì quẻ Cấn có nghĩa là Chỉ “ Cấn chỉ dã : 艮 止 也 “ ( Thuyết quái VII ).

Bây giờ đến đàn ông và đàn bà xếp vào vòng đó. Xếp cho ông bên nào?.  Nếu bảo “ Nam Tả Nữ Hữu “ là theo Hàn Nho, chứ Việt Nho thì sẽ nói “ Nữ Chiêu Nam Mục “, vì Chiêu cao hơn Mục, hay đúng hơn tế vi hơn Nam , vì “ Tại Thiên mới thành có Tượng, còn Nam vì “ Tại Địa đã thành Hình “ và như vậy phải xếp Nữ Oa bên Chiêu với cái quy tròn, Phục Hy bên Mục với cái củ vuông và ta sẽ có hình hai ông bà đầu quay hướng Bắc, còn” đuôi “ hai vị giao hội ở phương Nam.  

Sau 3 chứng liệu trên, bây giờ chúng ta sẽ nhận ra thế nào là Giao Chỉ.  Giao Chỉ là sự giao hội của hai cực, cũng gọi là “ Thiên Địa chi đức, Âm Dương chi giao, Quỷ Thần chi hội, Ngũ hành chi tú khí “.

Qủy Thần ẩn ẩn hiện hiện: không thể gọi tên.  Có thể vì đó mà Kinh Thư chỉ nói đơn sơ là Nam Giao, mà không nói “ Viết Giao Chỉ ‘, vì đây cũng là chỗ cùng cực của yêu thương, của “ Tình thâm nhi Văn minh “, theo nghĩa cao cả của Văn là Trời Đất giao hội sinh nền Văn minh Tâm linh cũng gọi là Đạo, vì “ Đạo là chỗ chí cực của vật: Đạo: Vật chí cực”, nên cũng bất khả ngôn, vì “ hễ đã ngôn thì không còn là Đạo Thưòng “, nên không thể gọi tên, và vì thế chỉ còn có tế lễ Nam Giao mới biểu lộ được  phần nào ý nghĩa cao siêu ấy.   Vậy khi tiền nhân ta đặt tên cho nước là Giao Chỉ thì không có lý do gì lại không nghĩ tới lễ Nam Giao được thực thi trọng thể mỗi năm một lần: cũng như được ghi lại ngay đầu Kinh Thư. Cho nên đặt danh hiệu Giao Chỉ cho Nước là nói đến sứ mạng cao cả của những người sống trong nước ấy vậy. “

( Kim Định )

NVietNhan27@yahoo.com

Advertisement

2 bình luận về “Việt Nhân: Nghệ An và sứ mạng cao cả của những người sống trong nước Giao Chỉ.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s