Phân tích bài thơ Hán Quảng trong Kinh Thi.

Mở Kinh Thi, đến bài số 9, là bài Hán Quảng.

“Hán quảng chi hĩ
Bất khả vịnh chi
Giang chi vĩnh hĩ
Bất khả phương tư”


“Trên bờ sông Hán ai ơi
Có cô con gái khó ai mơ màng
Mênh mông sông Hán sông Giang
Lặn sang chẳng được bè sang khó lòng”.

Sông Hán là chi nhánh sông Dương Tử thì ai cũng biết. Như vậy rõ rệt là địa bàn của thơ châu Nam là miền Dương Tử giang tức là miền của những châu Kinh, châu Dương, châu Hoài… của Việt Nam cổ đại.

Chú giải của Chu Hy cho rằng, Văn Vương, bằng đức hóa, đã biến cải phong tục dâm loạn của vùng sông Trường Giang, sông Hán. “Cho nên, những người con gái đi dạo chơi, người ta trông thấy, nhưng biết là đoan trang tịnh nhất, chẳng phải có thể cầu mong được như thuở trước nữa, nhân thế mới lấy cây cao trụi cành mà khởi hứng, lấy sông Trường-giang, sông Hán mà so sánh, nhắc đi nhắc lại mà ca vịnh.” Tạ Quang Phát dịch lời của Chu Hy, trích Thi Kinh tập truyện chương 1 trang 69 bản in của Trung tâm học liệu xuất bản- Bộ Giáo dục.

Vùng Dương Tử Giang rất nhiều chim. Kinh Thi đã phản chiếu lại hiện tượng đó bằng chim xuất hiện tràn ngập. Sở dĩ người ta (Chu Hy) không hiểu vì thói tục trên đi ngược Bắc phong. Cho tới nay các học giả hầu hết không thấy, hay hơi hé nhìn một chút nhưng không đủ can đảm và thông thái để dịch sát nghĩa nhiều bài thơ. Trong các học giả Tây Âu chỉ có Granet là hiểu đúng hơn hết (xem Fêtes et Chansons, Etudes sociologiques v.v… của ông). Các vương triều của Trung Hoa xưa đã cấm hát trống quân ở phương nam và gọi việc cấm đó là “đức hóa” của nhà vua và thực chất chỉ là một cố gắng đàn áp văn hóa Viêm tộc. Sau Văn Vương, đến lượt Tần Thuỷ Hoàng khoe mình đã trong sạch hóa phong tục phương nam nhất là ở nước Việt, thì phải hiểu về vấn đề tình dục.

Xem bản văn:

 2  








Hán Quảng 2

Kiều kiều thác tân,
Ngôn ngải kỳ sở.
Chi tử vu quy,
Ngôn mạt kỳ mã.
Hán chi quảng hĩ!
Bất khả vuống (vịnh) ti.
Giang chi dượng (vĩnh) hĩ!
Bất khả phỏng (phương) ti.

Dịch nghĩa

Trong bụi cây lộn xộn tươi tốt,
Thì tôi cắt lấy cây sở, thuộc loại cây kinh.
Nàng ấy đi lấy chồng,
Thì tôi cho ngựa nàng ăn để nuôi giùm nàng, cũng là toại nguyện.
Sông Hán rộng vậy!
Cho nên không thể lặn qua được.
Sông Trường giang dài vậy!
Cho nên không thể dùng bè mà đi được.
Chú giải của Chu Hy:
Chương này thuộc hứng mà tỷ.
– kiều kiều: dáng tươi tốt lên.
– thác: lộn xộn.
– sở: một thứ cây nhỏ (mọc thành bụi) thuộc loại cây kinh (có tên hoàng Kinh, tiểu kinh, mẫu kinh).
– chi tử: chỉ người con gái đi dạo chơi.
– mạt: cho ăn để nuôi.

Lấy bụi cây nhỏ lộn xộn mà khởi hứng. Nếu được cho ngựa nàng ăn thì anh chàng rất là sung sướng. Lấy sông Trường giang, sông Hán mà so sánh để than rằng rốt cuộc chẳng cầu mong gì được. Thế thì đã biết kính nể sâu xa.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s