Việt Nho và vấn đề kỳ thị tôn giáo.

Nguyễn Hòe

Lễ tưởng niện thầy giáo Samuel Paty, dạy sử địa, Pháp quốc, bị tên Abdoullakh Anzarov 18 tuổi, đã cắt cổ thầy vì vấn đề cuồng tín tôn giáo.

I. Tính cực đoan tôn giáo
Dưới đây là trường hợp giết người dã man vì tư tưởng tôn giáo cưc đoan mù quáng: Trưa ngày 16/10/2020, một thanh niên người Tchétchène (trong khối Cộng Sản Nga sô ngày xưa), tên Abdoullakh Anzarov, đã cắt cổ Thầy giáo Sử Địa, ông Samuel Paty, ngay trước trường Trung học Le Bois d’Aulne nơi ông đang dạy, ở Thành phố Conflans-Sainte-Honorine, ngoại ô Tây-Bắc cách Paris chừng 40km Paris. Trên twiter của sát thủ Anzarov gửi cho tổng thống Pháp Macron viết là: “Abdullakh, tôi tớ của đấng Allah, gởi Macron, kẻ lãnh đạo cánh cáo tổng thống Macron: những tên ngoại đạo (infidèles), ta đã hành huyết một trong những con chó của địa ngục của mi đã dám hạ thấp Muhammad, mi hãy bảo những kẻ khác im mồm trước khi ta giáng cho một đón mới chí tử».

Ông Samuel Paty chỉ dạy học trò về quyền tự do diễn đạt đúng theo chương trình giáo dục và ông đã không có ý gì khiêu khích hay phỉ báng tôn giáo khi ông nói với học sinh rằng: “Ai cảm thấy nhạy cảm với đề tài có quyền không tham dự buổi học”.

Theo kết quả điều tra của viện Ifop có 38% thầy cô đã tự kiểm duyệt bài vở và cả lời nói của mình một cách khắt khe để phòng tránh những chuyện không hay xảy ra cho chính mình! Qua đây, các thầy cô nầy vì giữ an toàn bản thân đã không dám làm tròn chức năng của một giáo chức, số nầy với tỉ lệ 38% thì không phải là con số nhỏ!

Thực ra, cái cực đoan tôn giáo cũng đã xảy ra trong qúa khứ như trong các cuộc “Thập Tự Chinh” của Thiên Chúa Giáo La Mã đánh Hồi Giáo và sau là Thiên Chúa Giáo đánh Tin Lãnh Giáo bị gán cho là phản thệ. Hôm nay, đặt vấn đề cực đoan tôn giáo ở đây, không là xét xem ai đúng ai sai, mà vấn đề là làm thế nào để chấm dứt tệ nạn mê lầm, cuồng tín của một số tín đồ trong các tôn giáo?

II. Nhận xét và phân tách vấn đề trước khi đưa ra giải pháp

Đúng ra là Chúa đã không sinh ra con người mà loài người đã nặn ra Chúa bằng sự tưởng nghĩ lệch lạc của con người về ông Chúa để tôn thờ. (Ý của tác giả: Giả thiết có Chúa thật thì con người đã tưởng nghĩ và phác họa về Chúa trong đầu mình, hơn là để Chúa biểu lộ- lời của ban biên tập).

Chúa là từ ngữ tạm gọi, tạm mượn để chỉ ra đấng quyền lực vô cùng, tên các Ngài sẽ là khác, nếu được chọn đặt với tên khác, vì thế không nên bám vào tên gọi mà phân biệt, kỳ thị bởi cái danh ấy không là cái danh thường hằng, thường còn “Danh khả danh phi thường danh” (Lão Tử). Mọi sự vật, trong đó có con người, thảy đều vô thường và đều từ Âm Dương/Đất Trời mà có, nằm trong ý “Trời sinh, đất dưỡng”: không có trời đất sẽ không có gì cả trên thế gian nầy! Muôn loài sinh sản được/bị chi phối bởi qui luật khách quan thường hằng, gọi là Thường Đạo. Khi hiểu như thế thì mới hiểu được ý nghĩa của Kinh Thánh về từ ngữ là Chúa, ở khắp mọi nơi, mọi lúc và “ở cùng anh chị em”.

Qua lời dạy của Chúa Jesus Christ: “Ta nói nước Thiên Đàng cho các tông đồ bằng mạc khải và người ngoại Đạo bằng dụ ngôn” Nói dụ ngôn là mượn chuyện để nói, nói vậy chứ không là vậy, ta không nên bám chật vào ngôn từ trong ý chữ sao nghĩa vậy, mà cần vương lên khỏi ngôn ngữ tạm dụng mà đạt ý, nghĩa là cần phải thấy (mạc khải) sự việc như lời dạy trong dụ ngôn ở trên. Điều nầy tương tự với lời nói của ông Khổng, rằng Đạo là của Trời đất đâu có nói gì đâu, muốn thấy Đạo cần dõi theo các tượng của Đất Trời chưng ra, ông nói: Dấu hiệu và biểu tượng vận hành vũ trụ chứ không là chữ nghĩa hay luật lệ “Signs and symbols rule/govern the world, neitherword, nor laws”. Đạo là con Đường nó chưng ra như chính nó là.

Do vậy, ta cần thấy Đạo mà theo Đạo, mà tu sửa mình và làm được vậy mới xứng đáng để nói là ta “có Đạo”. Dưới mắt Chúa Jésus, ai chưa mạc khải Thiên Đàng (Đạo), thì chưa là tông đồ của Ngài, họ vẫn mãi mãi vẵn là kẻ ‘ngoại Đạo’ dưới mắt Ngài. Cũng trong ý này Lão Tử nói: không hiểu Đạo mới nói, người hiểu biết thì không “Ngôn gỉa bất tri, tri gỉa bất ngôn”. Đã là con người, bất kỳ kẻ ấy là ai, dùng lời thế gian để diễn Lý Đạo, thì ta nên xem lời ấy là lời “tạm dụng”, “cưỡng dụng” (Lão Tử). Tiên nhân Việt dạy rằng cần: “bỏ lời lấy tượng, bỏ tượng lấy ý, bỏ ý lấy Đạo” trong tiến trình học Dịch hay đọc huyền thoại, bởi Đạo là Con Đường vận hành chu trình sinh diệt của muôn loài, ta cần thấy chứ không là nghe nói, về Đạt Đạo! Ngôn ngữ tạm ta dụng cần vượt lên để đạt ý như thể ta mượn đò để sang sông.

III. Giải pháp cho vấn đề theo mô thức Việt Dịch/Việt Đạo

Vấn đề ở đây là hòa đồng hay “hòa nhi bất đồng” giữa các tôn giáo khác nhau. Đây là vấn đề con người đã nêu ra từ rất lâu nhưng cho đến nay vẫn không thực hiện được. Không thực hiện được vì sao? _ Thưa vì, chúng ta chưa tìm ra cái điểm tương đồng để từ đó để mà hóa giải, để mà hòa nhi bất đồng.

Như vậy ta cần ghi nhận, đây là vấn đề thuộc về văn hóa và văn hóa thì phải dùng giải pháp văn hóa để hóa giải và muốn được việc nầy, việc trước tiên là cần minh định rõ ràng là tôn giáo chỉ là phương tiện để dẫn vào Đạo, chứ không là Đạo đúng nghĩa. Sự minh xác nầy là bước đầu cần thiết để bỏ cái tư duy lối mòn sai chệch và mở ra tư duy mới mà từ đó giám thiểu tính cực đoan tôn giáo đối với các người tự nhận mình là “có đạo”, trong bất cứ tôn giáo nào.

Đến đây, vấn đề cần đặt ra nữa là, như vậy, nền văn hóa nào có khả năng hóa giải cái bất đồng văn hóa để “hòa nhi bất đồng” ? Xin thưa ngay, đó là văn hóa không đặt trên nền tảng của “chữ sao nghĩa vậy” mà đặt trên hình và trượng số để thay lời mà diễn, nói rõ ra là nền văn hóa vô ngôn Việt Dịch diễn đạt bằng triết tự văn hóa, như Kinh Hùng viết:


Kinh Châu Dương Việt hai miền
Triết tự văn hóa lưu truyền sử xanh

Kinh Châu, Dương Việt là hai xứ thuộc Bách Việt cổ thời đã không dùng chữ viết qui ước mà dùng Triết tự/Đạo tự Càn (), Khôn (_ ) hay nòng 0, nọc 1 để để hình thành các con lý số (cái nghĩa lý nằm trong con số), thay lời diễn ý. Nền văn hóa nầy được gọi là vô ngôn vì không dùng lời qui ước và, tuy nó mang tính nhân văn nhưng lại là một khoa học khách quan bởi nó được đặt trên nền tảng toán học (toán lý nhị phân (binary/digital), viết với hai dấu hiệu 0, 1 hoặc _, ) cùng với một số dùng dùng diễn ý thay lời qui ước.


Đây là nền Văn Hóa Vô Ngôn Việt Dịch/Việt Nho chỉ ra cái tương đồng mà huyền thoại gọi là “Cánh Đồng Tương”, là nơi dung hòa tương hợp của đám theo Cha Lạc Long Quân chủ về đường trí “trí gỉa nhạo Thủy” và đám con theo Mẹ AC, chủ về đưởng Tâm “nhân gỉa nhạo Sơn”.

Nền văn hóa nầy, khi về gìa Khổng Tử đã “ước ao sống thêm để học cho bớt sai lầm” mà chúng ta là con cháu của tiền nhân Việt tộc lại không thèm để mắt đến. Ngày nay, Tây phương cũng đã áp dụng cái Đạo Ba có cấu trúc tam hợp mà con Li là hình ảnh dễ nhận ra, như là chiếc kiền ba chân Táo gồm hai dương (__) và một âm (_ _) để chưng ra Đạo Lý là Trí (Thiên), Bi (Nhân) và Dũng (Địa) vào trong đời sống kinh tế: Các ông chủ các hảng xưởng lớn ở Mỹ và các nước tiên tiến phương Tây, chọn các CEO đều dựa vào 3 tiêu chuẩn là: IQ, EQ và SQ (Inteligent Quotion, Emotinal Quotion and Speritual Quotion), khác chi là Thiên Địa Nhân hay Bi, Trí Dũng ? …

Nói nói đến đây, chắc có người sẽ lại hỏi: còn như như Hồi Giáo, Hồi Giáo chỉ tin vào Một Ngôi là Ông Thánh Alah và nói chằng có Ba Ngôi nào khác và như vậy thì sao? Thưa: Câu trả lời của Dịch cho ta là: Nói một Ngôi là đến ý tượng của Thái Cực, dân gian Việt gọi là Thái Cực Tiên Ông. Tiên thuộc Mẹ/Địa Âm Khôn (_ _) nhưng lại là Ông là Dương Càn (__); Thái Cực có tượng của Âm và Dương trong Một. Thái Cực thì vốn chứa Lưỡng Nghi (Nghi Âm và Nghi Dương) trong nó. Mà khi có Lưỡng Nghi thì có Tam Tính như Dịch phát biểu: “Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tam Tính” và có “Tam Tính” là có tất cả và như vậy diễn đạt bằng lời thì Ông Thánh Alah thấy khác Chúa Ba Ngôi nhưng dưới nhãn quan Dịch Lý vẫn có điểm tương đồng: Ba Ngôi là Một Thiên Chúa!

Như vậy, nói “chỉ có Một Ngôi” là nói con Một Lưỡng Nhất: Một đây là cái Một chứa cái 2 và 3 trong nó, nên Một qua đây, là tất cả như định nghĩa của Tự Điển Hán Việt Đào Duy Anh vế chữ “Nhất” là: “Nhất là Môt và Một là tất cả” … Tóm lại, để “hòa nhi bất đồng” bất đồng tôn giáo: Bất đồng mà hòa là nhờ trong các tôn giáo với đúng nghĩa của tôn giáo, vẫn có cái tương đồng của Đạo mà các tôn giáo muốn vương tới, nên việc trước tiên là phải cần tìm ra cái “đồng tương” (tương đồng một cách tương đối) trong cái bất đồng. Nói theo dòng huyền văn Việt là “nửa theo Cha Lạc Long Quân ra biển (đi theo đường trí, “trí gỉa nhạo thủy” và nửa theo Mẹ Âu Cơ lên núi “nhân gỉa nhạo sơn”, cần hợp nhau ở “Cánh Đồng Tương” (nơi tương đồng, chỗ, trong nghĩa cụ thể là chỗ có cả đất và nước để tạo ra nền văn minh lúa nước, và nghĩa bóng là nơi dung chấp cả lý và tình, của nửa theo Cha và nửa theo Mẹ).

Minh Triết Việt là cấu trúc lưỡng hợp (Dual Unit hay Pli en deux) đi với Đạo Ba (Tam Cương) của Việt Dịch/Việt Nho và nhờ qua đó mà thấy con đường vận hành của Đạo thay vì nghe nói về Đạo như của các tôn giáo xưa nay và, nói vậy cũng không có nghĩa là nhà nước dẹp bỏ tôn giáo (như một số hình thái duy vật chủ trương), mà nên ghi nhận tôn giáo chỉ là phương tiện để vươn tới Đạo chứ không là Đạo, phải thế mới “hòa nhi bất đồng” giữa các tôn giáo.

Cảm ơn qúi vị bỏ thời gian ra đọc

San Jose 3/10/20. Nguyễn Việt Nho

Liên lạc tác giả: nguyenvietnho1943@yahoo.com

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s