Phân tích vở kịch Prômêtê bị xiềng.

Biên tập: Tôn Phi

Tranh minh họa: Thần Promethée bị phạt bởi thần Zéus.

Nguyên mẫu của vở kịch đến từ một câu chuyện trong thần thoại Hy-lạp: Thần Prômêtê ăn cắp lửa của thần Dớt rồi trao cho loài người. Thần Dớt trừng phạt Prômêtê bằng cách hằng ngày tra tấn, cho chim chóc đến rỉa bụng thần Prômêtê ban ngày và ban đêm lành lại, ngày mai tra tấn tiếp. Thần Dớt cần một lời xin lỗi của thần Prômêtê song Prômêtê nhất quyết không chịu. Cuối cùng Dớt phải thả Prômêtê. Dưới bàn tay biên kịch của Etsylơ, những đoạn thoại hay, những lời thơ đẹp được thêm vào, câu chuyện càng thêm phần thảm khốc và bi hùng.

Mối liên hệ mật thiết giữa thần thoại với triết lý nhân văn: thần thoại là câu chuyện khởi đầu của một dân tộc và đi theo dân tộc đó suốt đời, y như một chuyện thời thơ ấu ảnh hưởng nhiều đến tính cách của đứa trẻ lúc trưởng thành.

Ảnh minh họa: Tác giả Tôn Phi và bạn gái đang cùng nhau đọc sách văn học. Sài Gòn quận 7 năm 2022.

Trong các Titans có Japet sinh ra một con tên là Prométhée (Prômêtê) được thần Minerve cho lên trời chơi. Prométhée nhờ cơ hội đó mới ăn cắp lửa đem về soi cho trần thế bớt tăm tối. Chẳng may Zéus (Dớt) phát giác ra được mới bắt Prométhée trói lên núi Caucase cho chim kền kền đến móc gan. Nhưng hễ ban ngày chim móc đi bao nhiêu gan thì ban đêm lại mọc ra bấy nhiêu. Sau 13 thế hệ Prométhée được cởi trói, nhưng Zéus đã đeo vào tai hắn một vòng sắt có miếng đá tiêu biểu cho núi Caucase, và gọi là cái nhẫn “Định Mệnh” nghĩa là phải đau khổ mới trông biết được một cái gì. Bởi vậy người ta lập đền thờ Prométhée ở Académie để ghi nhớ ơn đã đưa lừa xuống cõi âm u này và trong ngày lễ kính họ tổ chức những cuộc chạy đuốc, như ta thấy còn truyền tụng ngày nay trong thế vận hội. (*)

Ảnh: Cô giáo mua sách Giáo trình văn học Tây Âu I của nhà văn Tôn Phi. ISBN: 979-8-7796-1310-1.

Ăn trộm thì đằng nào cũng bị phát hiện, mọi chuyện không thể giấu được lâu. Khi Prométhée lập suy nghĩ lấy lửa đưa cho loài người, dường như ông biết là mình sẽ bị phạt. Prométhée được khen ngợi nhiều, bởi các tiên nữ. Đến đây phải đọc tác phẩm để thấy các lời thoại hay dưới tài văn chương của Aeschylus (Etsylơ).

Huyền thoại Hy-lạp trình bày con người thụ động, không tham gia vào việc kiến tạo ra vũ trụ, theo nghĩa kiến tạo ra vũ trụ từ không đến có. Thần Prométhée (Prômêtê) dường như có một chút bất đồng với trật tự ấy nên thử làm một cuộc thay đổi nhỏ. Thay đổi đó chưa đến nỗi gọi là “cách mạng”, song đặt ra một vấn đề đáng suy nghĩ: nên tạo một sự thay đổi hoàn cảnh sống trên quy mô lớn, hay là nhẫn nhịn điều kiện sống hiện tại?

Cái nhẫn “Định Mệnh” nghĩa là phải đau khổ mới trông biết được một cái gì. Điều này gần gũi với sách Sáng Thế Ký mở đầu Thánh Kinh, nơi bà E-va muốn biết phân biệt thiện ác thì đối mặt cái chết. Thần Zéus không phải là Thượng Đế mà chỉ là chủ cai quản một khu vực, cụ thể đây là đỉnh núi Olympia nổi tiếng bên Hy-Lạp. Sợ đến nỗi, các tác giả viết trên mạng thường phải giấu tên, hoặc dùng tên thật nhưng không có liên lạc, vì sợ Zéus truy ra được. Zéus ở đây là miệng lưỡi thế gian chứ không phải vua quan nào cả. Còn nhiều hình thức hiện thân khác của tinh thần Prométhée, như những người đòi phân chia hoa lợi quốc gia cho toàn dân trong nước, để ai nấy đều được ấm no hạnh phúc.

So sánh truyền thuyết bên Tây Âu và truyền thuyết bên Viễn Đông. So với Prométhée được coi là hùng cường vì trèo lên trời ăn trộm lửa, thì Bàn Cổ vượt xa, ông khỏi trèo trời vì chính ông làm ra trời đất, làm ra sấm sét thì chút lửa có đáng giá gì mà phải ăn trộm. Chỉ việc đưa mắt nhìn một cái là khói lửa bốc lên rần rật! Vì thế nói nhân sinh ư dần. Dần là con hổ mạnh mẽ nhất trong 10 con vật tiêu biểu: tí, sửu, dần, mão… (thìn = rồng không trông thấy nên không kể), Dần thường gọi là Chúa sơn lâm. Do đó có thể nói, Tây Âu là mảnh đất của thần thoại, Viễn Đông có nhân thoại. Bàn Cổ, với cái thân bát ngát, cái nhìn rộng rãi vô biên. Nhân thoại rất có ơn ích cho con người. Nietzsche, triết gia lớn của Đức, khoe khoang rằng nhân vật Zarathoustra của ông ta trổi vượt hơn các nhân vật khác vì chính Zara dựng nên chân lý và điều chỉnh vũ trụ: “Zara, crée la vérité et gouverne le monde” (Ecce. 130).

Thái độ Nhân khởi đối tượng học hỏi cũng như phụng sự là chính con người cụ thể, con người sống trong xương trong thịt. Đó là nhân thoại mà không là thần thoại và chính đó là nền móng cho thuyết nhân chủ. Những định tắc đã được đơn giản hóa đến cùng độ mà chụp lên con người, khiến con người sống thật bị tước đoạt biết bao là yếu tố cá nhân, tình cảm, tiềm thức…Thần Prométhée đã muốn con người vươn lên. Phần đầu của thần thoại Hy-Lạp là địa khởi, bỗng nhiên đoạn về thần Prométhée là nhân khởi. Câu chuyện của thần Prométhée hối thúc con người sống mải miết, sống dào dạt. “Ngày mai phải khá hơn ngày hôm nay.” -danh ngôn Trung Quốc.

Trật tự luân lý thay đổi liên tục. Cùng một hành động, người này làm thì đúng, người kia làm thì sai. Đúng hay sai thay đổi tùy thời. Một số triết học hiểu sai hoặc diễn giải sai câu chuyện Prométhée chúi hẳn sang phía vọng phát của sinh tượng với hậu quả tất yếu là để cho không gian lấn át thời gian, để cho cá nhân chủ nghĩa tràn ngập tất cả, làm chìm mất mối tương quan chân thực.

Vở kịch còn đặt ra những suy nghĩ gì?

Tôn Phi.

Khoa Văn học và ngôn ngữ- Khóa 2014-2018.

Chủ tập đoàn xuất bản toàn cầu Charlie.

Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com

Chú thích:

(*) Trích sách Mythologie grecque et romaine của Dominique Gerner, Paris. Bản dịch tiếng Việt của giáo sư Lương Kim Định.

Phụ lục: Clip giới thiệu sách của nhà xuất bản Sống Mới:

1 bình luận về “Phân tích vở kịch Prômêtê bị xiềng.

  1. Hi, Bạn Tôn Phi!

    Cảm ơn Bạn đã chuyển; nhưng tôi bận lắm, không có thì giờ đọc.

    Chúc Bạn và cháu năm mới đạt được nhiều điều ước nguyện.
    Quý mến,
    ĐML

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s