Bài này của tác giả Tôn Phi đã được đăng trên đài tiếng nói VOA.

Tục đốt Pháo
Từ ngàn xưa, vào dịp Tết Nguyên đán nào, dân Việt Nam cũng có tục đốt pháo, làm cho không khí thôn quê tưng bừng lên mà rộn ràng đón Xuân. Số là năm nào khi sắp sang mùa Xuân mà Trời có sấm sét là năm ấy Hòa cốc đươc phong đăng, vì vậy mà Tổ Tiên chúng ta đã chế ra nhiều loại Pháo: pháo dây, pháo Tống, hay ống Lói để đón Xuân và dường như để nhắc nhở Trời Đất đã đến mùa ban cho con người sấm sét giúp cho mùa màng sắp tới được tốt tươi.
Chúng ta biết trong không khí có hai khí nitrogen ( N ) và oxygen ( O ), khi có tia chớp của sấm sét thì hai khí đó mới tác dụng được với nhau thành NO2 ( oxide nitric ), NO2 gặp nước mưa thì biến thành acid nitric: NO3H, khi thấm xuống đất, NO3H tác dụng với khoáng chất trong đất thành nhiều nitrate, nitrate là chất bổ dưỡng cho cây cối nhất lá Lúa. Nhờ kinh nghiệm đó mà Cha ông chúng ta đã chế ra pháo dường như để Cầu Mùa ( theo kinh nghiệm mà chưa hiểu được về khoa Học ), nhắc nhở Trời đất ban cho con người ân huệ sấm sét giúp cho cuộc sống được ấm no.
Bên Âu Tây cũng vậy vào dịp Tết, hay dịp lễ trọng đại đều có đốt pháo và bắn pháo bông, chúng tôi chưa hiểu nguyên do, theo thiển ý việc đốt pháo là để tỏ nỗi vui mừng háo hức trong dịp quan trọng đó và chia vui với nhau.
Việt Nhân
Cách làm pháo như sau: Ban đầu người ta dùng cây tre, luồng nứa để đốt, mỗi khi cháy đến một đốt thì phát ra tiếng nổ. Bước thứ hai sẽ là dồn chất nổ vào ống tre. Bước này hiện thực được là khi tìm ra chất nitrate. Ai cũng biết bên Tàu tìm ra chất đó đã lâu đời. Các bước sau sẽ là sự pha độ các chất diêm sinh, than… làm cho tiếng nổ to thêm theo ý muốn. Bước sau nữa là nghĩ ra cách gói thuốc nổ vào giấy thay cho ống tre. Sau cùng đến bước hoàn bị: pháo làm nhỏ lại để có thể kết thành tràng. Và từ đấy cứ mỗi khi tết đến thì người Viễn Đông đã đốt muôn vàn tràng pháo.
Pháo đã bắt nguồn ngay từ buổi sơ khai và vì thế nó đã in vào tiềm thức dân tộc một nét sâu đậm. Nhiều lẽ chỉ ra điều đó.
Phòng ngủ của các bà ở phía Đông Nam nơi giữ thóc giống như đã nói trên. Đông Nam là cung quẻ Chấn (theo tiên thiên bát quái). Mà Chấn có hai nghĩa, một là sấm hai là chấn động bụng khi có thai. Quẻ Chấn như vậy là báo hiệu sự sinh nở, mà sinh nở là mầu nhiệm trung tâm của kiếp nhân sinh.
Tất cả những gì có liên hệ tới sinh nở đều được coi trọng. Quẻ Chấn cũng còn được quý trọng vì nó báo tin một sự sinh nở khác của lúa gạo mùa màng phong đăng ngũ cốc. Là vì sấm thường khởi vào đầu xuân, nghĩa là mùa gieo thóc. Thế mà sấm là dấu tốt, vì nó báo hiệu có mưa, mà có mưa là cả một nguồn sinh lực cho dân nông nghiệp. Cứ đến đầu mùa xuân là con nhà nông mong sấm như trẻ mong mẹ về chợ.
Và do lẽ đó đến nay khi phải ăn tết im lặng không có pháo thì nhiều người cảm thấy như thiếu một cái gì rất sâu xa vậy.
Ngày tết theo lịch nhà Hạ (chính là Việt lịch) nhằm vào cung dần, tức là đầu xuân lúc khởi đầu có sấm. Vì lý do trên nên đến tết người ta gây nên tiếng nổ để nghe vọt từ cõi lòng những triều vui mừng chở theo những niềm hy vọng bàng bạc.
Nhiều khi tháng ba đến rồi mà trời cứ lờ đi, không nói gì cả. Trời không nói rồi đâm ra không sấm nữa. Làm thế nào bây giờ? Cần phải nhắc nhở. Bằng cách nào? Thưa bằng gây ra tiếng nổ. Nền văn hóa nông nghiệp gây tiếng nổ bắt chước sấm. Tiếng nổ gây nên một sự vui sâu xa làm bằng rất nhiều hy vọng, nên nhiều người đâm ra khoái, có người còn chú ý đến việc cải tiến sự làm phát tiếng nổ.
Dịp Tết còn là dịp để dân làng họp nhau lại trong mái đình làng. Trọng điểm công việc lớn nhất là quân phân ruộng đất. Ngày nay, khi của nuôi giảm, trong khi dân số tăng quá nhiều, các nước bàng hoàng nhận ra bất bình sản đã vượt quá mức kiểm soát, thì tại nước Việt xưa kia, tài sản đã được quân phân, hay ít nhất là về cơ cấu, để không có ai thành ra vô sản, để ai nấy đều được sống an vui.
Chính bởi vậy mà cho đến tận nay chúng ta vẫn có quyền mong đợi được đốt pháo đón Xuân. Tết năm nào suýt mất nước cũng vì pháo, tiếng pháo làm lấp tiếng súng. Âm vang hy vọng của muôn thế hệ trước cũng đã rung cảm trong tiếng sấm, rồi tiếng pháo. Ngày nào an bình trở lại trên đất nước thì lúc ấy tục đốt pháo chào xuân nên được duy trì. Xuân yêu thương, xuân cộng hòa đang đến rất gần. Hẹn gặp nhau trên đất nước Văn Lang.
Viết tại Hà Tĩnh, ngày 02 tháng 01 năm 2021.
Tôn Phi.
tonphi2021@hotmail.com
Trợ lý: tonthanck@gmail.com.
Phone, Whatsapp, Signal: +84344331741.
Tác giả Tôn Phi hiện đồng thời là chủ nhân của Tập đoàn xuất bản Charlie Sài Gòn.
Website: https://www.shop-charlie.com.
Tập đoàn xuất bản Charlie hiện đang tuyển thêm thành viên.
Cảm ơn người Bạn trẻ Tôn Phi.
Quý mến,
ĐML
ThíchThích