
Tác giả: Tôn Phi.
Để không trốn tránh vấn đề, chúng ta ghi ra ở đây từng câu hỏi và từng luận điểm giải đáp câu hỏi đó, càng gần với mạch văn của tác giả thì càng tốt. Ngoài ra, chúng tôi còn chỉ ra những đáp án sai từ những trang đồng loại khác.
Vấn đề 1: Tại sao bá tước và chàng đạc điền lại có tên lần lượt là Klamn và K.?
Đáp: Klamn biểu tượng cho Chúa Trời, K. biểu tượng cho một người. Như con người mang hình ảnh của Chúa Trời (Sáng thế ký chương 1 câu 26, câu 27), K. mang dáng dấp của Klamn. Hai người này đều thể hiện, trong cuốn tiểu thuyết, là những nhân vật sống khép mình, bá tước Klamn, suốt ngày ở trong lâu đài, người ta nhìn thấp thỏm trong phòng qua khung cửa sổ. K. dường như tính tình không hòa hợp được với ai, may mà không bắt đồng với ai.
Vấn đề 2: Tại sao chàng đạc điền mãi không đi vào được trong lâu đài?
Đáp: Cũng giống như không có một chỉ dẫn rõ ràng, chính xác, minh nhiên để đến với thiên đàng. Cứ đi ngõ này qua ngõ kia đều bị lạc. Điều này giống như hai lưỡi gươm của thần Cherubim, gươm lưỡi chói loà che chắn đường dẫn đến cây sự sống, không ai đến được. Cũng như K., đi đến lâu đài, đi đi lại lãi mãi cứ như ở điểm xuất phát.
Văn học Trung Cận Đông hay có câu bình luận: Thượng Đế như một củ hành. Nghĩa là, khi vừa bóc qua một lớp hành thì gặp lớp hành khác, lần nào cũng cay, lần nào cũng khóc.
Vấn đề 3: Bá tước Klamn độc tài? thiết chế quyền lực lỗi thời? bất công?
Đáp: Bá tước Klamn không độc tài. Cho nên, cô nàng kia mới được tự do.
Thiết chế của lâu đài lỗi thời? Không hề. Mà là do đầu óc của con người hình thành nên định kiến. Chẳng hạn, có ý kiến cho rằng mọi người trong làng đều sợ hãi khi nhắc đến lâu đài. Thực sự không, mọi người đều yêu mến lâu đài.
Lâu đài – bộ máy quyền lực quan liêu? Không hề. Bá tước Klamn không hề quan liêu hạch sách. Có chăng, đó chỉ là thừa hành, và sự thừa hành sai không hề được triết lý bảo trợ.
Quyền lực của Lâu đài cũng không thống trị toàn bộ cuộc sống ở làng. Tự dân lành nghĩ thế. Lâu đài không đuổi việc ông bố có đứa con gái từ chối quan chức lâu đài, tự ông bố dằn vặt, sợ hãi rồi bỏ việc và sau đó là ốm nặng. Ở đây vấn đề là các bên đã không nói chuyện với nhau được rõ ràng, đến nơi đến chốn.
Thiết chế quyền lực không lỗi thời. Bằng chứng, không ai gặp một khó khăn gì về giấy tờ, không ai bị đuổi đi khỏi nơi ở tối thiểu. Klamn là một bá tước nhân từ.
Vấn đề 3: Dân làng từ chối tiếp nhận đạc điền K.?
Đáp: vừa có vừa không. Có ở chỗ, K. ở trong trường, lấy phòng học của học sinh làm chỗ ở và bị đuổi đi. Không ở chỗ, K. muốn ở đâu cũng được. Khi K. đến chơi nhà ông thợ giày có 2 cô con gái thì cả 2 cô này đều muốn K. ở lại, nghĩa là nhiều người rất muốn tiếp nhận K.
Vấn đề 4: Lâu Đài có nói những hoang mang, bất định, khủng hoảng sâu sắc?
Đáp: Vừa có, vừa không. Nhân vật đạc điền K. tỏ vẻ không mấy bị khủng hoảng qua các biến cố lúc anh đi tới làm việc trong làng và lâu đài. K. không gặp cảm giác khủng hoảng nhưng gặp cảm giác “vô hướng”. Như đã nói, các tác phẩm của Franz Kafka đạt tiêu chuẩn tôn giáo rất cao. Có tác giả coi như một thứ Kinh thánh của thời hiện đại (xem link), điều này là cuồng quá đáng.
Bạn muốn góp ý cho bài này? Hãy gửi thư đến chúng tôi: tonphi2021@gmail.com
Tôn Phi.
Văn học và ngôn ngữ K14- USSH
Tài liệu tham khảo:
Nhân Bản-Kim Định.
Phụ lục:
a. Ảnh chụp màn hình, có tác giả giấu tên ví Lâu Đài với Kinh Thánh hiện đại:
