
Tóm tắt tác phẩm: “Vụ án” (The Trial) của Franz Kafka. Một anh nhân viên ngân hàng Josef K. Một sớm nọ, vào ngày sinh nhật lần thứ 30 của mình, K. thức dậy, thấy xuất hiện hai người lạ mặt mặc đồng phục tự xưng là người của tòa và tuyên bố cần bắt giữ anh cho một vụ án. Từ một công dân, K bỗng nhiên trở thành tên tội phạm. K đi nhờ những người có thể. Dọc đường gặp nhiều người: họa sĩ Titorelli, bà Grubach, cô Brustner, bạn cô Brustner, luật sư Huld,… Anh gặp những người phụ nữ dọc đường đi, với họ , K. thật đặc biệt, và họ thản nhiên hợp thân với anh. Song K. cũng không hiểu mình bị kết án tội gì. Ông chú đi giúp anh gọi luật sư cũng rời anh. Có đoạn đối thoại giữa K. và ông cha xứ trong nhà thờ vắng vẻ. Cuối truyện, K. bị hai tên an ninh của tòa án đâm chết rồi vứt xác dọc đường.
Từ đó đến nay, người ta vẫn chưa hiểu, Kafka viết truyện trên với ý nghĩa gì, tại sao lại có cốt truyện như vậy. Các bài bình giảng Vụ án thường không hiểu vấn đề. Kafka sinh ra trong gia đình gốc Do Thái, sau cải đạo sang Công giáo ( hay một giáo hội Cơ-đốc nào khác?!) và không biết tôn giáo nào mới là tiêu chuẩn để đúng sai thiện ác, có tội và không có tội trên cuộc đời này. Có người lại cho rằng, Franz Kafka là một nhà văn hiện đại chủ nghĩa, nói vậy tỏ ra chưa hiểu ý K., một người đặt ra vấn đề suy nghĩ cho mọi thời và mọi nơi.
Đoạn cuối, có cảnh K. vào nhà thờ, gặp ông linh mục. Hai người kể về câu chuyện, một người đàn ông đến cổng thiên đàng, song ở đó có một tên lính gác, ngoảnh mặt ra. Ngày nào người đàn ông cũng đến và nhìn vào trong. Ngày nào tên lính gác cũng trả lời là không được vào trong. Sau nhiều năm, người đàn ông bị mù, mà tên lính vẫn như vậy.
K. là một nhân cách hấp dẫn. Những nhân vật xuất hiện trong truyện như họa sĩ Titorelli, bà Grubach, cô Brustner, bạn cô Brustner, luật sư Huld,…. (cần bổ sung nghề nghiệp) không ai trong số họ hỏi đến lí do K. bị bắt, không ai hỏi K. bị buộc tội gì mà ai cũng nhận giúp đỡ K., khiến cho anh phải công nhận “Sao lắm người định giúp đỡ mình thế’’. Một số người phụ nữ hiến dâng cho K. Về nhân cách hấp dẫn như vậy, bạn của tác giả là Max Brod rất thân với Franz Kafka ở ngoài đời.cũng công nhận. Tính đặc biệt của cá thể. Cuốn Kinh Thánh có người nhận xét rằng thành công ở chỗ người đọc thấy cuốn sách như kể về cuộc đời cuả mình, bản thân con người được hoá thân thành các nhân vật từ đầu sách đến cuối sách. Dù thời đại thay đổi, nghề nghiệp, chức vụ của nhân vật thay đổi, thì niềm hạnh phúc được đồng hành cùng nhân vật, làm một phần của câu chuyện là không thay đổi. Điều này lý giải tại sao các tôn giáo đặt niềm tin trên cuốn Kinh Thánh đạt tỉ lệ truyền giáo rất cao. Max Brod nói: “Sẽ có ngày, thế kỷ XX được gọi là thế kỷ của Kafka”. Điều đó có thể hơi quá, nhưng cũng có tiền đề, khi Franz Kafka thành công trong việc làm cho độc giả nghĩ mình là trung tâm của câu chuyện. Nhiều học viên cũng rất thắc mắc, tại sao họ bị rơi vào tình cảnh chẳng một ai vấp phải. Giống như K., rơi phải một trường hợp chưa thấy ở đâu bao giờ. Vì vậy khi đã đọc hết một tác phẩm của Kafka rồi thì, nếu hiểu ý, háo hức tìm đọc cuốn tiếp theo.
Chuyên viên ngân hàng K. không hề sợ bị kết án. Những người viết bình luận, sợ bị kết án, hơn cả K. Bằng chứng là trong khi đi “chạy án” thì K. vẫn có những mối tình đẹp, không sợ gì bị kết án dâm ô mà những người theo Do Thái giáo hay Cơ-đốc giáo đều rất run sợ. Đọc tác phẩm không thấy sợ, tác phẩm kể về những cảnh đó, mà không làm cho người đọc tưởng tượng và hành động khác đi.
Một luật sư giỏi không chỉ là biện hộ được nhiều vụ án từ án này qua án khác. Luật sư giỏi tạo ra được các chương trình hành động. Tác phẩm Vụ án được hâm mộ, không chỉ trong giới văn chương, mà trong nhiều lĩnh vực khác, và đương nhiên rồi, luật học. Cảnh sát Đức và cảnh sát Anh được cho là văn minh và lịch sự nhất nhì thế giới. Người Việt ở lậu bên Đức hoặc bên Anh, miễn là đừng quậy phá, thì dù không có giấy tờ hợp lệ, cũng không bị cảnh sát quấy rối, cảnh sát Đức cũng là người và nhiều người trong số đó bị ám ảnh bởi tiểu thuyết viết tiếng Đức kể trên. Họ chủ động độc lập suy nghĩ. Nền quân cảnh (police) của châu Âu thay đổi nhiều trước và sau Kafka. Trước Kafka, cảnh sát Anh hành xử như băng nhóm xã hội đen, sau Kafka, cảnh sát Anh hiền lành nhẹ nhàng, đáp ứng được những điều lệnh thiêng liêng từ dân chúng. Sau này bên Mỹ cũng xuất hiện những anh hùng như Edward Snowden,…cho thấy nỗ lực bứt phá hoàn cảnh, thay đổi hệ thống phải được diễn ra. Tất nhiên, không thể nói rằng chỉ một mình Franz Kafka thay dổi cả văn hóa luật háp châu Âu. Đó là công sức của nhiều người, nhiều hội đoàn. K. được tại ngoại trong lúc điều tra (khác với nhiều nơi nhốt người ta rồi bị oan vì không có tội). Điều so sánh đáng ngạc nhiên là, triết lý khởi nguyên của nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa rất gần gũi với những tư tưởng như của Kafka. Nhiều sinh viên Việt Nam Cộng Hòa chạy nạn qua Đức đã được tuyển vào hệ thống công chức Đức, ví dụ như ông Đinh Phan Cư, luật khoa Sài Gòn,…
“Một số lớn những người có tiếng tăm trong văn học giới hiện đã được giới thiệu qua một vài tác phẩm văn học. Sự giới thiệu rất tốt. Cũng như chúng ta rất nên biết đến tài của Nietzsche, Kierkegaard, Dostoievski, Kafka, Rimbaud, Faulkner, v.v…, để mở mang trí óc, cho vòng trời kiến thức vươn thêm ra, nhưng đó không phải là mẫu người cho một dân một nước, có may lắm là cho một thiểu số chừng 1/10 000.”-Kim Định, Viện đại học Sài Gòn, trường đại học Văn Khoa Sài Gòn, Nhân Bản 1965.
Người như K. mỗi ngày một nhiều, đáng lo là, không phải ai cũng được như K. Nhân vật K. ở trong xã hội Đức, với kinh tế và văn minh rực rỡ. Còn những K. ở những nơi xô bồ, nghèo thiếu thì biết làm sao? Do đó cần đọc lại Vụ án của Franz Kafka để tìm cho ra giải pháp.
Hãy gửi ý kiến của bạn đến cho chúng tôi.
Viết tại Hà Tĩnh, ngày 14 tháng Một năm 2021.
Tôn Phi
Văn học và ngôn ngữ 2014-2018
tonphi2021@hotmail.com

Bài viết đã được đưa vào sách Biên khảo về Franz Kafka của tác giả Tôn Phi.
Liên lạc mua sách: tonphi2021@hotmail.com
Điện thoại hỗ trợ: +84344331741 (Phone, Whatsapp, Signal, Telegram, Zalo)
Cảm ơn Bạn đã chuyển.
Quý mến,
ĐML
ThíchThích