Vì sao các triết lý trung thực không khuyến khích việc làm thuật?

Phim hài Thiên sứ bắt ma của Lâm Chấn Anh.

Ở Can Lộc-Hà Tĩnh quê mình có chợ Nhe. Trước cửa chợ Nhe có một cửa hàng bói toán, chủ quán nói gì cũng trúng. Dân nô nức gặp “thầy” để xem, tôi học đại học về quê thấy những người lương trong làng kháo nhau. Dù thầy bói bói gì cũng trúng thật, tức là nó không lừa đảo, nhưng nó đưa con người vào trạng thái phải phụ thuộc vào nó mãi.

Tâm lý con người thích xem những chuyện lạ: người bay được, chim chóc nói được,…Những khả năng ấy là không mẫu mực, chỉ một tỉ lệ nhỏ người mới làm được. Những người thích làm những chuyện lạ ấy gọi là phù thủy hay thuật sĩ. Tại sao các triết lý trung thực không khuyến khích việc làm thuật?


Công việc một đô-la sẽ được trả giá một đô-la“-cách ngôn Mỹ. Do đó nếu gặp thầy bói để hỏi về số đề thì không bao giờ giàu được, dù việc trúng số đề là thường xuyên. Nếu một người dùng thuật để làm công việc một cách tắt thì nhiều khả năng gặp hậu quả. Ơ-clit nói với vua rằng trong hình học không có con đường tắt dành cho vua chúa. Trong cuộc sống nói chung cũng vậy, việc làm thuật mang lại hậu quả nhiều hơn là lợi ích, và di hại lâu dài.

Mở đầu bài luận này, chúng tôi thừa nhận rằng ý hệ không thể giải quyết hết các vấn nạn. Ở đợt bái vật, xã hội không tiến về kỹ nghệ và phụ thuộc thiên nhiên. Ở đợt ý hệ, xã hội là lò cạnh tranh gay gắt giành chỗ đứng, con người dùng mọi cách để đạt cho được đủ số lượng. Những người không ngóc đầu lên nổi ở đợt ý hệ thường tìm về đợt bái vật, ngay cả các đảng duy vật (một loại ý hệ). Vì vậy các phần tử ý thức nhất cho rằng cần tiến tới đợt Nhân bản tâm linh trung thực trước khi quá muộn.

Để cảnh cáo về làm thuật, triết Nho có câu: “Quân tử bất khí, bất cụ”. Người quân tử không mạnh về nghề riêng nào quá đáng để dựa vào đó sống ở đời, và tuyệt đối không làm thuật, không bốc độn. Mẫu người quân tử trong Nho giáo phải là con người giống với dân làng, không nhất thiết phải giống nhau y như đồng phục. Trái với triết Nho, triết học của Đạo giáo và Phật giáo (có thể không chính thống) dựa dẫm vào thuật nhiều, với đủ loại mật tông, cùng muôn vàn thầy pháp. Những thầy pháp của các tôn giáo, đáng thương thay, xuất phát từ tình thương con người, mong muốn giải cứu con người, song không biết mình đang làm thuật, tổng quan thì có hại cho con người. Qua so sánh các quần thể xã hội, có thể thấy triết Nho trung thực hơn các triết học kia, đã đi quá xa so với triết lý khởi nguyên ban đầu.

Khải Huyền chương 22 câu 15: “Những loài chó, những thuật sĩ, những kẻ tà dâm, những kẻ giết người, những kẻ thờ hình tượng, và những kẻ ưa thích cùng làm sự giả dối đều ở ngoài hết thảy.” Học thức con người ngày nay đã ngập răng. Tuy nhiên cúng trăng, cúng sao, cúng vong, thắp nhang nặn tượng cầu thần vẫn mọc ra đầy rẫy. Nguyên nhân là do đâu?

Tử vi cũng có thể là môn khoa học, song đừng quá chú tâm vào nó. Khoa học kỹ thuật giúp con người bớt phụ thuộc vào các nhà thuật sĩ, phù thủy. Tuy nhiên vẫn cần phải tổ chức lại đời sống sao cho hài hòa, nếu không khoa học kỹ thuật được sử dụng vô tình gây ra nạn bất bình sản khắp nơi nơi, mà kéo theo đó là chiến tranh và vân vân chi khoản. Việc ưa thích những điều lạ, những tài lẻ biến cả thế giới thành các “trại tình báo”, có khi mỗi mét vuông ba mật thám, xã hội chuộng các nghề như hacker, cùng đủ loại tinh vi không cần thiết. bầu không khí ngày càng bức thở. Ngày trước, thanh niên chân tay lành lặn là có việc làm. Ngày nay, chân tay khỏe mạnh vẫn thất nghiệp nhiều, bói bài bói toán đầy dẫy. Ấy là do bất cân đối về tài sản và khủng hoảng tinh thần đã lan tràn trong xã hội.

Ngay cả các nước nổi tiếng văn minh như Pháp quốc thì các khu Paris vẫn đầy những thuật gia. Những thuật mà tôi nêu ví dụ đầu bài là còn dễ thấy. Còn có những thuật khác rất khó thấy, nhiều lúc chúng được bảo trợ. Không thể nói với người ta rằng đừng đến với thuật sĩ thì họ sẽ không đến, song phải cho họ thấy các giải pháp thay thế và bảo trợ cho họ có một đời sống no đủ, hay ít nhất cũng không đến nỗi quặt quẹo, thì mới có thể bước đi một cách bình hành.

Triết Việt có nội dung về bình sản: có mà như không có, không mà lại có. Ruộng là của chung làng chứ cá nhân không có, nhưng vì định kỳ quân phân nên ai cũng có, nhưng có mà như không, vì ba năm có thể đổi diện tích theo số nhân đinh thêm bớt, hoặc khi qua đời phần điền lại trở về của làng để chia cho các người tiến lên sau, như thấy trong định chế công điền công thổ cố hữu của nước ta từ ngày lập quốc. Tôi đã tốt nghiệp một trường và ngày đêm nghĩ làm sao để cân bằng lại xã hội này, dù biết điều đó là không thể, xác suất thì thấp, sức ít, nhưng có triển vọng ngày càng sáng sủa lên.

Vì vậy, năm 1947, hội nghị triết toàn Âu Mỹ tại Honolulu đã bầu cho triết Việt, lúc đó họ đang gọi là triết Khổng, Confucinism, làm nhạc trưởng cho thế giới mới. Đó chỉ mới là kỳ vọng, trên thực tế chưa có nước nào thực thi, trừ miền nam Việt Nam, song cũng rất đáng để ta tự hào, nếu kết quả ấy được đánh giá nghiêm túc trong các giảng đường, bắt đầu từ triết khoa và văn khoa.

Hà Tĩnh, ngày 2 tháng 2 năm 2021.

Tôn Phi.

Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s