Không cúng Táo Công có sao không?

Tôn Phi.

Nhà báo, nhà giáo Lê Trọng Hùng ở Hà Nội đặt câu hỏi thú vị: “Gia đình nhỏ của mình không cúng Táo Công không thả cá chép có sao không cả nhà nhỉ?”.

Tóm tắt câu chuyện ông Táo Công: Một người chồng hay đánh vợ. Một lần nọ, không chịu được nữa, người vợ bỏ đi làng khác. Sau này, chồng đi ăn xin. Vợ lấy trai ở làng khác, một hôm mở cửa ra cho ăn mày thì cho đúng người chồng năm nào. Chồng mới về, sợ bị phát hiện, nhét vào cây rơm. Chồng mới lửa rơm để thiêu con nai săn được, lửa cháy chết chồng cũ. Người vợ thương quá, nhảy vào rơm với chồng cũ. Chồng mới thấy vợ chết, thương, cũng nhảy vào theo. Thế là cả ba cùng chết.

Đối với các bạn trẻ, câu chuyện Táo Công không phải là không có ý nghĩa, khi nêu ra được hậu quả cho việc đánh vợ mà thời nào và ở đâu cũng có xảy ra. Câu chuyện nên có ý nghĩa nhân sinh, chớ khoác vào ý nghĩa thờ tự để rồi nạn cúng bái tràn lan khắp nơi. Có ông Minh Đăng Quang tuyên bố thẳng rằng tục cúng ông Táo là tà kiến. Con cá con chim đang tự do con người bắt nó về nhốt rồi lại thả ra có con bị chết trước khi thả, theo nhiều người như vậy như vậy là tội ác. Cũng giống như, tết trùng ngũ mồng 5 tháng 5 là tết để trở lại trung cung, chính nghĩa trong lòng người, chứ không phải tết khóc thương chí sĩ Khuất Nguyên trung thành với chúa mà nhảy sông tự vẫn. Nhiều kỳ lễ được giải sai ý nghĩa nguyên bản thành ra người đời mới thậm chí không biết và hành động bầy đàn, còn những người không làm thì bị quy cho mất gốc. Người biết ý nghĩa của tết trùng ngũ, hay Táo Công thì không cúng bái, cùng lắm mua con cá về ngắm trong bể kính trong nhà. Nhật Tân hựu Nhật Tân! ( mỗi ngày phải mới).

Nếu cúng mà được ơn phúc, không cúng bị phạt thì ắt nó đã phải xảy ra phổ biến nhiều nơi, song điều đó không xảy ra, chỉ có ở Việt. Tây, Mỹ họ đâu có làm ba cái trò đó mà họ cũng phát triển hơn Việt Nam và Trung Quốc, và còn bình an hơn nữa. Ban đầu người ta không muốn cúng, nhưng không cúng thì lại kinh doanh thất bát, các gia đình ai cũng sợ, thành ra lại phải cúng cho chắc ăn. Nhưng lỡ cúng cho ma quỷ thì sao? Về điều này, giám mục cải cách Martin Luther thật đúng khi nói rằng, “Loài người không có lối thoát.”. Xin đừng tuyệt vọng, ý của Martin Luther là, loài người trên đà diệt vong nhưng nếu thức tỉnh kịp và được cứu vớt thì thoát.

Chúng ta cùng phân biệt được giữa đâu là truyền thống, đâu là thống kỷ. Trong trường hợp ông Táo ông Công là thống kỷ chứ không phải truyền thống. Chẳng qua vì nó lặp đi, lặp lại qua các đời nên người ta nhầm tưởng nó là truyền thống mà thôi. Chính nhà giáo Lê Trọng Hùng cũng cho biết, không cúng Táo công nữa thì thấy khỏe re. Ông Táo Công, 2 ông 1 bà, là một trong những biểu hiện của lưỡng nhất tính (lưỡng (2)-nhất (I)) ngập tràn trong triết Việt. Không cúng Táo Công không có nghĩa là bỏ bê truyền thống. Trái lại, những nhà khoa học đời mới lại tìm thấy con đường trong các truyền thống. Ví dụ, người Do Thái thế kỷ XX đọc kinh Cựu ước thì dò ra con đường phục quốc, với lãnh tụ phải là một người nhà Đa-vit, như sau này xảy ra thế thật ở Đa-vit Ben-gu-ri-ôn. Không ít người Việt ngày nay dò xem kinh điển dân tộc cũng thấy được rằng, người cứu được nữa là “chồi” và “hậu tự” của Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo, đang nắm quyển hạ, quyển then chốt nhất của Vạn kiếp binh thư trong tay, từ từ điều này sẽ được hé lộ. Người đang rải đậu thành binh. Khai thác kinh điển dân tộc một cách đúng đắn, ta vẫn giữ nguồn gốc và theo đà phát triển của nhân loại.

Không cúng Táo Công thì có sao không? Nhạc sĩ Huỳnh Thu Vân có viết cho nhà giáo Lê Trọng Hùng: “Ăn thua ta sống tử tế đàng hoàng thôi em ạ.” Tưởng nghĩ đây là câu trả lời hay nhất cho câu hỏi trên. Có tâm có phúc thì có lộc. Hãy quên dần đi những hủ tục, hủ tục mê tín dị đoan!

Ông Công, ông Táo của ta khác hẳn Tàu. Trung Quốc đang thành công trong việc gieo văn hoá độc hại cho nhiều dân tộc khi cả dân tộc bị u mê văn hoá dễ bị kẻ thù thao túng. Bị Trung Quốc đô hộ hàng 1000 năm nên sẽ có ảnh hưởng văn hoá, hoạt động văn nghệ biến thành hoạt động tế tự. Ban đầu đó nét văn hoá của người dân, sau này lạm dụng gây lãng phí, đến bây giờ thì làm ô nhiễm môi trường. Vấn đề này phân tích chuyên sâu trong cuốn “Minh triết Việt trong văn minh phương Đông” của Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Người viết bài này đã tốt nghiệp cử nhân, song tự thừa nhận vẫn không bằng Nguyễn Vũ Tuấn Anh học xong chương trình nhưng không tốt nghiệp, vả dù không thi cuối khóa thì ông Tuấn Anh cũng đã đỗ tốt nghiệp rồi. Ông cha mới đây đã làm mất đi lòng tự tín của con người, thế hệ này khởi công lấy lại.

Góp ý tác giả: tonphi2021@gmail.com

Ngày 04 tháng 02 năm 2021

Tôn Phi.

Bài viết đã được đưa vào sách Xóa bỏ hủ tục và bài trừ mê tín dị đoan của tác giả Tôn Phi.

Liên lạc mua sách: tonphi2021@hotmail.com

Điện thoại hỗ trợ: +84344331741 (Phone, Whatsapp, Signal, Telegram, Zalo)

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s