Việt Nhân.
Nhân ngày 23 tháng 12 là ngày Ông Táo cưỡi con Cá hoá Rồng lên chầu Ngọc Hòang Thượng Đế, tâu về nhân gian thế sự, có Vị ghé hỏi thăm, chúng tôi xin góp câu chuyện:
Tại sao lại chọn ngày 23 và tháng 12? Xin thưa những con số 1, 2, 3 và 5 ( 2 + 3 = 5 ) là Huyền số ( Myth numbers ), con số mang ý nghĩa về Nội dung của Việt Nho: Văn Hóa Nhân bản Dân tộc.
Số 1 tượng trưng cho Thượng Đế
Sô 2 tượng trưng cho Dịch lý Âm Dương Hòa là Thiên lý với 3 luật lớn gọi là Thiên võng khôi khôi sơ nhi bất lậu “ : Lưới Trời lồng lộng, thưa mà chẳng lọt. Đó là luật Biến động , luật Giá sắc và luật Loại tụ.
Số 3 là Tam Tài : Thiên – Nhân – Địa : Thiên Hoàng, Nhân Hoàng, Địa Hoàng.
Sô 5 ở Trung cung hành Thổ là nguồn Tâm linh ( VÔ ):
Nguồn Sống ( Vât chất ) và Nguồn Sáng ( Tinh thần: Nhân / Nghĩa, Bao dung )
Chúng ta nên biết nền Văn Hóa của Tổ Tiên chúng ta là nền Văn Hóa Biểu tượng: ( Symbol ) :
1.- Biểu tượng về Đồ hình Ngũ hành
2.- Biểu tượng về Số độ Ngũ hành
Đồ hình là khung Ngũ hành, Ngũ hành là Tạo hóa Lư hay Lò cừ, là nguồn sinh sinh hóa hóa của Vũ trụ, tượng tự như Time – Space – continuum của Einstein.
Đồ hình Ngũ hành được dùng làm khung Cơ cấu cho Vũ trụ quan, Nhân sinh quan và Lộ đồ Tu, Tề Trị, Bình của Việt Nho.



Thời gian / Không gian lưỡng nhất → Vũ trụ
Time – Space – Continuum ( Einstein )
Đồ hình Ngũ hành là Cơ cấu ( Structure hay form ) hay khung của Việt Nho
Số độ Ngũ hành là Nội dung của Việt Nho và Triết lý An vi

Có giải mã ( Decoding the symbols ) đươc những Biểu tuợng về Đồ hình và Số độ Ngũ hành thì mới hiểu thấu Việt Nho và Triết lý An vi của Tổ Tiên Việt, chứ Nho không là của Tàu . vì không nhận ra vai trò quan trọng của hành Thổ trong Ngũ hành, nên Hán Nho trở thành Bá đạo, giải thích Nho một cách tai dị!

Số độ của Ngũ hành là 1, 2, 3, 4, 5 ( vòng Trong: số sinh ) và 6,7,8, 9 ( Vòng ngoài: Số Thành ) .
Lạc thư là Ma trận ( matrix ) trong Toán học, được sắp xếp số Sinh và số Thành vào 2 Thâp tự nhai đứng và xiên lồng vào nhau, số Lẻ được xếp theo khung chữ Thập đứng ( ┼ ), số Chẵn được xếp theo khung chữ Thập chéo góc ( ╳ ) hai khung giao nhau ở Tâm điểm Thổ ( số 5: 5 chấm trắng hình tròn ở giữa )

Chấm đen tượng trưng cho số Chẵn: Âm
Chấm Trắng tượng trưng cho só Lẻ: Dưong


Khi xếp hai khung chữ Vãn và chữ Vạn vào nhau quay ngược chiều nhau, các số Lẽ vả số Chẵn đan kết với nhau cá biệt hóa mà sinh ra vạn vật (* Xem Lạc thư Minh triết của Kim Định )
Lạc thư là Tạo Hóa Lư thứ haỉ của Việt Nam qua số độ Ngũ hành được khai sinh ít nhất từ 5 ngàn năm, trong khi đó đến thế kỷ 19 Khoa học gia Einstein mới khám phá ra Time –Space – Continuum.
Quẻ Li

Huyền thoại Tiên Rồng
” Cháu 3 đời Viêm Đế Thần Nông tên là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, rồi đi Nam tuần đến Ngũ Lĩnh gặp được người con Gái Vũ Tiên đem lòng yêu mến, mới cưới về, sinh ra Lộc Tục, dung mạo đoan chính, thông minh túc thành. Đế Minh lấy làm lạ cho nối ngôi Vua. Lộc Tục cố nhường cho anh. Đế Minh lập Đế Nghi cai quản phương Bắc, phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương cai trị phương Nam, đặt Quốc hiệu là Xich Qủy.
Kinh Dương Vương xuống Thủy Phủ cưới con Gái Động Đình là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm tức là Lạc Long Quân thay Cha trị nước, còn Kinh Dương Vương thì không biết đi đâu. . . . “
Qua đoạn trích trên chúng ta nhận ra Viêm Đế Thần Nông là Tổ 3 đời của Đế Minh – Ông của Lạc Long Quân – , truy ra Viêm Đế Thần Nông sáng lập ra Nông nhiêp là TỴ TỔ của Dân tộc Việt Nam, Tàu mượn Thần Nông – Huyền Tổ Nông nghiệp của Việt – làm nhân vật Lịch sử của Tàu du mục.
Chữ Viêm của Viêm Đế được cấu tạo bởi 2 chữ Hỏa ( 炎帝 ), Hỏa (火) thuộc Phương Nam là nguồn năng lượng mặt Trời, nguồn sống của Vạn vật, do đó mà Tổ Tiên Việt có tục thờ mặt Trời, thờ Trời là thờ Thượng Đế.
Hỏa thuộc phương Nam là Quẻ Li của Kinh Dịch, Quẻ Li gồm 2 nét liền ( dương ) và một nét đứt ( Âm ), Quẻ Li gồm 2 Dương 1 Âm, ông Táo là 2 ông 1 bà , Lưỡng Long ( 2 Dương ) triều Nguyệt ( 1 Âm).
Vậy Lưỡng Long Triều Nguyệt, Ông Táo đều là Biểu tượng của Quẻ Li. Do đó mà có sự tích đến ngày 23 tháng Chạp Ông Táo cưỡi “ con Cá hoá Long “ về chầu Trời.
Liên lạc tác giả: nvietnhan27@yahoo.com