Việt Nhân: Thư gửi các cháu thanh niên tranh đấu cho chủ đạo Việt.

Việt Nhân

nvietnhan27@yahoo.com

Một vài điểm tế nhị trong Văn Hóa Việt

Các cháu thân mến,

Trong thời buổi này mà còn gặp được những thanh niên như các cháu, thật là họa hiếm, bác quý lắm, nên bác muốn trao đổi với hai cháu vài điều thiết thân:

          Văn Hóa Việt là văn hóa  “ khoan hòa nhu thuận “,  “ nặng về Tình hơn Lý ” , nhưng  “ Tình Lý tương tham “ để xử  Hòa với cả ba cõi  “ Thiên, Địa, Nhân “  theo “ Dịch lý   “Âm Dương Hòa “ , cách hành xử này dựa trên nền tảng “Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ”: nghĩa là trọng nhau bất kể lớn nhỏ, đối xử công bằng  “Phải Người Phải Ta với nhau” không  xen lấn bất công vào bất cứ thứ gì của người khác, biết hổ thẹn khi làm trái khuấy thất lễ, luôn khiêm cung học hỏi  để vươn lên mà làm người tốt, vì càng học thì càng thấy cái dốt của mình, nên phải luôn khiêm cung trong cách học hành cũng như  xử thế.

Đối với người viết lách về văn hóa  thì nên dùng lời văn vẻ để cảm hoá nhau theo chánh nghĩa để sống hòa với nhau, hợp tác với  nhau mà lo việc chung, chứ không theo lối mâu thuẫn thống nhất, dùng  bạo lực  và mưu gian để  khống chế  người khác hay tranh dành hơn thua mà sát phạt nhau !.

Khi viết lách thì nên dùng lối tỉ giảo, nghĩa là mình có thể viết về cái sai của người khác, chứ không nói xấu, khi viết về điều cho là không  đúng của người khác thì mình cần trưng ra cái mình cho là đúng, chứ không công kích một cách cực đoan  ( Công hồ dị đoan ) như thành phần cực đoan độc tài, khi dùng bài viết của người khác thì mình không thể tự sửa đổi cắt  xén, điều này chứng tỏ khiếm lễ với nhau và thiếu công bằng, đây là điểm quan trọng của văn hóa mà ngày nay người cầm viết chưa  quan tâm đủ, nếu trong bài viết của người khác có điều gì mình cho là sai, thì mình viết lời bàn luận của mình vào để làm sáng tỏ  vấn đề cho độc giả khác, vì ở đời không ai hoàn thiện cả, cứ gối đầu lên nhau  mà tiến lên.

Vì mến các cháu, mong mỏi các cháu  tiến bộ cả hai đàng tư cách và khả năng về lâu về dài, nên trong khi học hỏi, mình nên phân biệt có hai loại kiến thức, một loại cho thân là information ( tin tức cho sáng trí )   loại này có nhiều ở thư viện, loại khác là formation  ( tin tức về đào luyện cái tâm cho trong sáng ) cần hơn cho tư  cách, nên ta  phải biết chọn lọc, nay mình đang học hỏi, tinh lọc minh triết của tổ tiên để tránh lối sống khôn vặt, “ khôn độc dại đàn, tham  dĩa bỏ mâm, nhiều sãi không ai đóng của chùa, cái sảy nảy cái ung . . .”: 

Xưa này nhiều người làm văn hóa thì chỉ ưa tìm những điều xa lạ với con người để thỏa mãn tinh tò mò, việc bỏ đói con người này  là vong nhân, vong thân, để  tỏ ra là thông thái, còn những điều thiết thân cho con Người thì lại lãng  quên, nan đề của con người và dân tộc là ở con người ngay đây và bây giờ ( Here and Now ), chứ không ở quá khứ, tương lai, cũng không ở đâu xa!  Đây là mục tiêu của văn hóa nhân bản của tổ tiên Việt.

Mong các cháu cảm phiền mà thông cảm.  Bác muốn nói lên vài  điều có ích cho nhau mà không có ý dạy đời.  Tre gia thì măng mọc. Bác là tre già, các cháu là măng cứ  tựa vào gốc tre già mà từ tốn vươn lên cho cao cho xa. Các cháu nên nhớ, ai ai cũng là con người đang thành, chứ chưa đã thành, nên cứ khiêm cung học hỏi và trau dồi nhân cách mà tiến. Bác nay đã 94, bác đã bị phiêu bạt nhiều nơi trên thế giới với hai bàn tay trắng, may mà đã vượt qua nhiều hiểm nguy  trên đường xa, trong rừng sâu, ngoài biển sóng cả , bác đã tìm tòi lục lọi khắp lãnh vực của vài tôn giáo, nhưng vẫn không tim ra lối thông cho con người, cho  dân tộc.

Khi ra ngoại quốc tuy không gặp triết gia Kim Định, nhưng lại gặp  được những lời khai ngộ dẫn đường trong công trình của triết gia Kim Định, phải đọc kỹ, suy gẫm sâu  như kiểu sôi kinh nấu sử xưa để có cái nhìn tổng quát  về công trình, mới có ích.   

Bác đọc Kim Định lúc 58 tuổi, tới 36 năm nay vẫn còn đọc lại, mỗi lần đọc và viết sách là mỗi lần  hiểu rộng và sâu thêm một ít, có sáng kiến khai triển thêm, giải thích những chỗ khó hiểu, và lấy bằng cớ khoa học để giải thích và kiện chứng thêm để tránh  hiểu lầm văn hoá xưa là đã lạc hậu.

Bác đã viết 20 cuốn lớn chừng 18 ngàn trang A8 và hơn 100 cuốn nhỏ về các chủ đề thời sự.  Đây là cuộc cứu nước  bằng con đường văn hóa như triết gia Kim Định, nên không giống ai, chẳng có lợi lộc gì, chẳng cần tiếng tăm gì, không đảng phải, nhưng có một  đảng mang tên  Quốc  gia,  không làm chính trị chuyên nghiệp, nhưng làm chính trị công dân, nên hàng ngày cứ  âm thầm tìm cách  cứu  nước  bằng văn hoá, lấy vương đạo Việt Nho đẩy lùi Bá đạo Hán Nho, lấy Chính nghĩa đẩy lùi Phi Nghĩa. Cụ  Nguyễn Trãi đã  tài tình nêu cao:

Lấy Đại Nghĩa  ( của Việt Nho ) để thắng Tham tàn ( của Hán Nho hay hậu duệ của Hán Nho )

Đem Chí Nhân ( của Việt Nho ) mà thay Cường bạo (của Hán Nho hay hậu duệ của Hán Nho ).

Nhờ ơn trên khi còn khỏe, chưa bị lú lẫn, thì bác vẫn học, vẫn viết lách, vì đó là sự  sống cần như cơm ăn nước uống hàng ngày, chứ nay Việt Nhân không  cần gì  ngoài sự sống  ấy cho đến ngày  trả hết nợ đời mà ra đi một cách thanh thản  an vui.

Chúc các cháu và gia đình luôn được manh khỏe, bằng an và mọi sự tốt lành.     

Thân mến,

Việt Nhân

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s