Bệnh viện Vì Dân chữa bệnh miễn phí của đệ nhất phu nhân Nguyễn Thị Mai Anh

Đệ Nhất Phu Nhân Nguyễn Thị Mai Anh.

Đọc báo: “Bà Nguyễn Văn Thiệu ở tuổi 88!

Bà hiện đang sống lưu vong ở Boston. Di sản quí báu nhất bà đã để lại cho người dân Sài Gòn là bệnh viện Vì Dân, là 1 bệnh viện tư nhưng hoàn toàn miễn phí do bà quyên góp để xây dựng.

Ở nước Mỹ, rất nhiều trại cô nhi, viện dưỡng lão phải đóng cửa, y như khi đổi tên thành bệnh viện Thống Nhất thì thu phí. Đắt rẻ chưa nói, ở đây chúng ta cùng phân tích vấn đề. Tại sao vào thời chiến, bà Thiệu-Đệ Nhất Phu Nhân Nguyễn Thị Mai Anh lại xây được bệnh viện miễn phí, mà nay thời bình, có dư thừa điều kiện, mà người ta lại làm không được?

Câu hỏi trên cũng như câu hỏi, tại sao Ngô Đình Diệm xây dựng được miền nam thành hòn ngọc viễn Đông ngay giữa chiến tranh, mà các nước kia không có chiến tranh, tài trợ quốc tế ào ạt mà cũng không làm được? Khoảng độ 10-20 năm nay tại Việt Nam, cũng có những nỗ lực thử làm bệnh viện miễn phí cho dân, của một số khoa bảng ngành y. Song quay đi quay lại vẫn không làm nổi, hầu hết ra đời cách ồn ào nhưng được vài tháng, lâu lắm vài năm, rồi lại chìm trong yên lặng, mà không ai biết tại sao. Rõ ràng phương thức biểu hiện hay viện trợ chỉ là một phần. Tác giả bài này đưa ra mấy ý kiến như sau cho sự thành công của bà Mai Anh và bệnh viện Vì Dân như sau:

Thứ nhất, ấy là do phu nhân tổng thống Nguyễn Văn Thiệu được thừa hưởng một bầu khí tâm linh sử quan, mà chỉ có tại Sài Gòn. Các nơi khác có dư thừa y sĩ, máy móc, phương tiện nhưng không có bầu khí tâm linh sử quan nên loay hoay mãi không được, ví như các trại mồ côi và trại dưỡng lão ở Hoa Kỳ cũng phải đóng cửa. Thời nay, bầu không khí duy vật sử quan, nên làm gì cũng khó. Bầu không khí tâm linh sử quan giúp cho Sài Gòn dù chỉ kéo dài 20 năm cũng làm được những thành tựu mà sau này khi nhắc lại ai nấy đều hào hứng.

Thứ hai, những người sau làm với tâm thái “ân huệ xin cho”, trong khi bà Thiệu làm một cách có hiến chương, hiến ước. Ví dụ, trong hai bệnh viện, một bệnh viện chữa bệnh với giá 1 đồng ( 1 phần 10 bữa ăn dân lao động) và một bệnh viện chữa bệnh miễn phí, bệnh viện nào làm việc ơn nghĩa được lâu hơn? Mở ra một cơ sở thì dễ, duy trì nó mới khó.

Vấn đề triết lý khởi nguyên rất quan trọng. Trong một số trường hợp, nếu đặt sai triết lý khởi nguyên coi chừng hỏng hết những thứ phụ tùng theo sau.

Người dân, sau một vài lần tin tưởng vào chuyến xe miễn phí, bữa ăn miễn phí, thì mất niềm tin, thành ra sau này có người thực sự giỏi kêu gọi gì cũng khó. Đây là bệnh rất nặng của phái Mặc Địch, nhiều người làm đệ tử của Mặc Địch lúc nào không hay. Họ ra sức móc tiền túi ra làm ơn cho đời, nhưng cái gì làm cũng chỉ được một thời gian, mặc dù có tự do. Những việc làm ấy thuộc đợt lương tri (bon sens), chứ không có cơ cấu. Ngày nay, nếu có ai muốn ban phát cho đời, thì cũng đừng làm không, mà phải thu, dù chỉ tượng trưng. Các chủ quán cơm 2000 ở Sài Gòn là một ví dụ, thu 2000 để người ăn không có cảm giác xin cho, còn hơn là thu 0 đồng nhưng cảm giác tù túng.

Bà Nguyễn Văn Thiệu, một phu nhân xinh đẹp và hiền từ tỏa ra từ gương mặt.

Đệ Nhất Phu Nhân Nguyễn Thị Mai Anh.

Bà được giáo dục rất kỹ. Nói: “Trả lời báo chí ngày 11 Tháng 3 năm 1970, Đệ Nhất Phu Nhân Nguyễn Thị Mai Anh nói rằng bà không bao giờ bàn luận với chồng về công việc của chính phủ “Sự quan tâm của chồng tôi là chính trị, còn sự quan tâm của tôi là phúc lợi xã hội, và tôi có thể giúp chồng tôi theo cách này.” Đây là thành quả của nền giáo dục của Sài Gòn thuở vàng son. Thời ấy có những trường để chuyên đào luyện phụ nữ, trường Gia Long, trường Trưng Vương, trường Đồng Khánh…hết thảy đều đào tạo ra những vị phu nhân cho xã hội mà cả đến người Pháp và người Mỹ đi sang cũng phải đều hâm mộ.

Đệ Nhất Phu Nhân Nguyễn Thị Mai Anh. Ảnh Bettmann/CORBIS
Đệ Nhất Phu Nhân Nguyễn Thị Mai Anh.

Bệnh viện Vì Dân ngày xưa là bệnh viện tư, nhưng được điều hành như bệnh viện công, nghĩa là không thu viện phí, không thu tiền khám chữa bệnh, không thu tiền các loại thuốc thông dụng có sẵn ở bệnh viện. Những thuốc đặc trị thì bác sĩ ghi toa, gia đình bệnh nhân phải đi mua ở các nhà thuốc Tây. Triết Việt cho rằng phụ nữ nắm minh triết của xã hội. Dù sao cũng phải kẻ đến kiến trúc sư Trần Đình Quyền sinh năm 1932 tại Huế, tốt nghiệp đại học Kiến trúc Sài Gòn năm 1960, đại học Columbia, Hoa Kỳ năm 1964, thiết kế mới (hoặc nâng cấp) các Bệnh viện Vì Dân (nay là Thống Nhất), Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, các Bệnh viện Long An, Nhà Bè, Hóc Môn, Nhi Đồng 1, Bình Dân…Trên đây là những biểu hiện ra văn minh từ văn hóa Việt. Triết Việt khởi sinh từ động Đình Hồ bên nước Tàu nay được bảo tồn tại Sài Gòn, cũng như nền văn minh nhà Đường lại kết tinh nơi nước Nhật Bản.

Ngày nay, liệu có thể lặp lại vàng son thời đại một lần nữa không? Người nói, viết thì hay nhưng hiếm hoi lắm mới kiếm được người có chương trình hành động. Kinh điển cho biết rằng, ai vớt được cửu đỉnh ở sông Hán Thủy lên thì người đó đáng bậc quân vương, tái lập được minh châu trời đông. Đã có Nguyên Nho làm khởi nguyên và con người thực hiện được, vấn đề còn lại chỉ là thời gian.

Hà Tĩnh, 09 tháng 02 năm 2021.

tonphi2021@gmail.com

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s