Tư tưởng kiến trúc của người dân nông thôn Việt Nam.

Tôn Phi.

Nước Pháp làm nhà ở Việt Nam, hàng thế kỷ không lạc hậu. Việt Nam làm nhà tiền tỷ được tối đa 5 năm lạc hậu. Nhiều nhà làm được 2 năm là lạc hậu. Có nhà xây xong là muốn đập rồi. Xót của mà do không có nhận thức.

Ở quê, và kể cả thành phố, nhà không có kỹ sư, lỗi rất nhiều. Các chủ thầu thường là năng khiếu bẩm sinh đi lên làm thầu. Đây là những anh chàng học mót, không thành quy củ được. Dân học mót và dân trường lớp là rất khác nhau.

Một chú kỹ sư xây dựng đến chơi nhà ông chủ xưởng mộc. Nhà có cháu bị bệnh phổi rồi chết. Cháu mới có 1.5 tuổi. Chú kỹ sư đến nhà chơi thì thấy bịt kín không thông khí. Người khỏe mạnh ở nhà ấy thì chắc chắn cũng sinh bệnh. Chú kỹ sư biết đó là nguyên nhân sinh bệnh của cháu nhỏ kia, vì chú đi học đại học Kiến Trúc ra đàng hoàng. Bởi vậy, nhà quê xây mới cần có tư vấn giám sát. Giá cả thì ai làm cũng giá cả đó, song còn được tư vấn giám sát toàn nhà miễn phí.

Các trường phái kiến trúc có từ nhiều thế kỷ, đã đi vào kinh điển, không biết sử dụng là dại. Nhà ở quê xây thường không có tư vấn giám sát, tự căn nhà thành cục bê-tông vô giá trị. Bọn nhà giàu có đi mua đất, thấy nhà này làm cho lô đất thêm mất giá trị. Do đó, dùng tư duy bần cố nông là phá hoại. Tư duy bần cố nông đòi thay thế cho kinh điển nhân loại là hỏng. Cái nguy hại của bọn bần nông là hiểu ít mà lại tưởng mình hiểu nhiều, nghĩ tri thức chỉ gói gọn trong ao làng. Cũng là nông thôn, song ở Huế, xây gì người ta cũng hỏi thầy. Cho nên nhà rường ở Huế cũng không lỗi thời, trình độ không thua gì nhà Pháp. Thầy ở Huế coi hướng gió, hướng nắng…cực kỳ công phu, con gái con trai Huế rất khỏe mạnh và xinh đẹp. Các tỉnh khác thì làm rờ, làm mò.

Vào thế kỷ 17, trí thức Anh vượt biên sang Mỹ. Sau hai thế hệ, người Mỹ thành đạt, về thăm quê ở Anh. Quang cảnh, cây cối của ngôi làng vẫn y nguyên như trong sổ tay của thế hệ vượt biển thứ nhất. Đại học Oxford 100 năm trước vẫn giống trong tranh Oxford 100 năm sau. Ở họ, kiến trúc có tính kế thừa trong tư tưởng.

Sài Gòn, 04 tháng 06, 2020.

8 bình luận về “Tư tưởng kiến trúc của người dân nông thôn Việt Nam.

  1. Cái này hơi khác. Kiến trúc tập hợp nhiều tư duy : nghệ thuật, văn hóa, công năng, văn minh. Khi 1 công trình thiếu sự hài hòa các yếu tố cơ bản trên thì thành lạc hậu. Vd: Kiến trúc Pháp giờ muốn lắp thêm hệ thống máy lạnh phù hợp văn minh bây giờ thì cần cửa kính kín, khi đó lại khó. Mấy nữa nhà nhà cần tận dụng pin mặt trời để kịp xu hướng thì sẽ có mô hình kiến trúc khác ra đời.

    Thích

  2. Một bài phân tích rất là sâu sắc!
    Về mặt kiến trúc, người Huế khi làm nhà chọn hướng theo phong thủy, mục đích là để những người sống trong ngôi nhà ấy hưởng được khi trời trong lành để được khỏe mạnh.
    Nếu đất không thể xoay được khí thuận lợi thì tìm cách để khắc chế

    Thích

  3. Bài viết hay.phản ánh đúng thực trạng kiến trúc xây dựng nhà ở việt nam..hi vọng tác giả có thêm một bài về quy hoạch đô thị đường xá theo ô bàn cờ của mỹ.để thấy quy hoạch đường xá của việt nam .dở tệ như thế nào.

    Thích

  4. Trong kiến trúc,Trái tim là TỶ LỆ.Trong Quy hoạch ,trái tim là PHƯƠNG HƯỚNG,địa hình,địa mạo và Quy mô dân cư!.Trong xây dựng là công nghệ-kỹ thuật. Rất tiếc Kiến truc và Quy hoach của ta hàng chục năm nay không đạt được ,thỏa mãn được điều đó! Ví dụ,Sài gòn từ 1975 đến nay vãn chưa có Bản đồ Địa chất và bản đồ Cao độ nền,chỉ thi nhau lấp hồ để phân lô bán nền,nên tắc cống rãnh,ngập lụt,nhà nghiêng ngả……

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s