Độ tuổi 17-18 là độ tuổi nổi loạn. Là thế hệ đàn anh đi trước, sóng gió liên miên, chúng tôi xin giải đáp vấn đề ” Bằng đại học có quan trọng không và quan trọng đến mức nào?”. Câu hỏi này, bố mẹ và con cái ở nhiều gia đình cãi nhau đến độ mất tình cảm.
Đầu tiên xin nói rằng nó rất quan trọng. Trong một trại tị nạn ở Mã Lai, các nhà chức trách Mỹ đang tuyển lựa hàng nghìn người chờ phỏng vấn để đưa sang Hoa Kỳ định cư. Nếu bạn là viên chức Mỹ, bạn sẽ chọn ai? Đương nhiên là chọn người có bằng đại học. Còn lại, cho hồi hương. Vì vậy, đừng nói là bằng đại học không có giá trị gì.
Có những em choai choai nói với bố mẹ: “Bố mẹ ơi. Con không học đại học đâu. Học ra cũng không có việc làm. Nhà mình nghèo không có tiền chạy việc.” Ngu. Hai cô lao công, một cô có bằng thạc sĩ, một cô chỉ có bằng cấp 2, nét mặt hai người khác hẳn nhau. Cùng một mức lương, cô có học vẻ mặt rạng rỡ, cô học hành thấp vẻ mặt lo âu. Đồng ý rằng, học xong đại học, tất cả đều sẽ không có việc làm ( ý nói việc công chức nơi công sở), phải đi làm thuê, nhưng, ta có đi học, có bằng cấp, thì tâm thế làm việc của ta khác hẳn những người còn lại.
Ở Hà Tĩnh quê tôi, dân thường không có quan hệ, than rằng: ” Nhà mình nghèo không có tiền chạy việc.” Thưa các bạn, đây là câu nói tàn phá lương tâm của con người, được lưu truyền trong dân gian. Vì vậy, có những người có bằng cao đẳng trở lên mà vẫn nằm trong xe tải sang Anh. Với văn bằng cao đẳng, vào Sài Gòn kiếm một việc làm văn phòng lương tháng 10 triệu ( vật giá năm 2018) không phải là qúa khó. Văn hóa vùng miền giết chết con người. Cái dở tiếp theo, ở Việt Nam văn hóa xin-cho, thành thử hàm lượng sáng tạo trong giới sinh viên thấp.
Có em lại nói: ” Nhà mình nghèo, bố mẹ không có tiền nuôi, con không đi học đại học đâu.” Ngu. Việt Nam đã mở cửa về kinh tế, sau đó là mở cửa giáo dục. Trường đại học 0 đồng đầy dẫy trên thế giới, chỉ cần ngoại ngữ. Anh Nguyễn Quang Thạch làm chương trình sách hóa nông thôn hay là vậy.
Ngán nhất là lập luận: “Bill Gates có bằng đại học đâu mà vẫn giàu.” Sai trầm trọng. Bill Gates là người may mắn, sinh ở một đất nước may mắn, trong một thời kỳ may mắn. Cái may mắn của Bill Gates không áp dụng được cho số đông. Phúc mà Trời ban cho các dân khác nhau thì khác nhau. Học ở ngoài đường như phải trả một giá đắt gấp mười lần học ở trong trường.
Có em lại nói rằng: ” Con không có năng lực để đi học đại học đâu.” Xin thưa, đừng tự ti em à. Có những đứa không biết lập trình vẫn tốt nghiệp kỹ sư công nghệ thông tin. Có biết bao đứa viết câu tiếng Anh sai tè le vẫn tốt nghiệp các trường bên Mỹ. Như đã nói ví dụ đầu bài, đừng để đứa dốt hơn được lên tàu, còn bạn thì ở lại, chỉ vì nó có bằng đại học, bạn thì không.
Bên cạnh đó, có những trường hợp ngoại lệ. Ở Đức có những kỹ sư đặc cách. Có ông 45 tuổi, kỹ sư trưởng của công ty ô-tô, hàng ngày bắt xe buýt đi học vì còn nợ môn. Đó là văn hóa Đức, nơi số năm kinh nghiệm có thể thay cho bằng cấp. Ở Việt Nam đừng có mơ.
Trường hợp riêng của chúng tôi, 4 năm đi học, 4 học bổng. Cuối cùng tốt nghiệp đại học nước ngoài, hạng ưu tú. Sau nhiều năm trầy trật, vẫn có cái bằng tặng mẹ. Quan trọng hơn hết, nó là tâm thế để mình làm việc. Không một ai đang sống ở Việt Nam có thể tước văn bằng của chúng tôi. Bây giờ chỉ còn đợi gió Tây. Sức sáng tạo của con người là vô hạn. Tuy nhiên, hạt giống tốt phải được gieo vào nơi đất tốt. Sức sáng tạo của con người là không thể cản được. Vô số người Việt học ở Âu- Mỹ sắp về nước. Chúng tôi dự đoán rằng sắp có một hoàng kim thời đại chuẩn bị đến trên quê hương Việt Nam.
Xin gửi tặng bài văn này, đến những bố mẹ có con trong thời kỳ thử nghiệm tư tưởng.
Xin gửi đến các em trong thời kỳ gian khó, không biết chọn cánh cửa nào.
* Có, bằng đại học rất quan trọng ở một số người, vì nó có thể xác nhận cho người đó đã đạt một mức độ tri thức nào đó, và, từ mức độ tri thức có được ấy người có bằng sẽ đi vào công cuộc khám phá các tri thức mới (học thêm hoặc tự học hoặc tự khám phá).
* Không, vì ở một số người, bằng đại học chỉ là cái được dùng để tiến thân, mặc dù sau này công việc của anh ta (dùng bằng đại học để xin việc) lại chẳng liên quan vì đến tri thức mà anh ta có (được ghi trong văn bằng).
* Càng không, ở một số người vỗ ngực rằng mình đã học ở một trường đại học có danh tiếng tuyệt vời nào đó để khoe mẽ và ám chỉ rằng tri thức của anh ta thì đừng có kẻ nào to gan dám so đọ (Ví dụ, hênh hoang rằng mình đã học có học bổng và tốt nghiệp loại ưu tại đại học Harvard, chẳng hạn), nhưng, anh ta lại không thể nhận thức được rằng: các trường đại học đó chỉ tạo cho anh ta trở thành một thứ con buôn mà không bao giờ trở thành người kinh bang tế thế cả, nói cách khác, các trường đó chỉ tạo nên bọn lãnh tụ đểu cho thế giới nghèo mà thôi.
ThíchThích
BỎ SUNG: Hệ… hệ… , bản nhân xin lỗi vì đánh máy sai, xin quý vị độc giả đọc cụm từ “chẳng liên quan gì…” thay cho “chẳng liên quan vì….” nhé, thành thật xin cảm tạ và xin lỗi nhiều. Nhân đây, bản nhân xin nhắc tác giả tới trường hợp Kim Chính Ân, hắn ta tốt nghiệp ở một trường đại học cao vời vợi ở khu vực được coi là DÂN CHỦ NHẤT HÀNH TINH đấy!
ThíchThích
Nhiều người thành công nhưng không có học, nhưng chắc chắn có học thì cơ hội thành công sẽ cao hơn.
ThíchThích
Bằng ĐH quan trọng, nhưng kiến thức, kỹ năng và thái độ với công việc mới chính là giá trị thật của con người.
ThíchThích