Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản (Phần 2)
Trong huyền thoại lập quốc, tổ của người Đại Hàn chỉ là một con gấu cái, nhờ chăm chỉ tu tiên nên được Trời cho lên làm người. Con cháu họ cũng mới từ thế giới thứ ba ( chỉ các nước nghèo không thể cứu vãn) thành siêu cường khoảng mấy chục năm trở lại đây.
Quãng năm 1970, Hoa Kỳ muốn chấm dứt hiện diện quân sự tại châu Á-Thái Bình Dương. Vào thời gian này, các nhà đại tư bản muốn chọn một nơi để làm trung chuyển quốc tế.
Không thể chọn Nhật Bản vì Nhật Bản là đảo cô lập, lúc cần không có chỗ hạ cánh khẩn cấp. Không thể chọn Philipines vì thiên tai bão lũ. Chọn Hàn Quốc lúc đó là hợp lý. Ngoài ra còn có các nước mà bạn nghĩ đến, song, các nước này không tổ chức tổng tuyển cử nên không thể đặt các trạm không vận quốc tế.
Vận may đã tới. Khách thập phương kéo đến Hàn Quốc. Đáp máy bay là phải tham quan, ăn chơi, du lịch, giao lưu văn hóa, khoa học kỹ thuật. Đồng đô-la Mỹ, bảng Anh,… từ khắp các nước đổ về Hàn. Việc làm thừa mứa. Thanh niên nam nữ các tỉnh nô nức kéo nhau về thủ đô Seoul.
Trong thế giới các nước Cơ-đốc giáo lại vừa có sự chuyển mình. Sau chiến tranh, hàng loạt các giá trị được định hình lại. Italia là ông anh họ già cỗi. Chị gái Pháp lâu nay làm trưởng nữ nay lại muốn ẩn thân. Trong làng Cơ-đốc, Hoa Kỳ nghiễm nhiên làm ông thị trưởng gánh vác mọi công việc.
Trong buổi đó, Hàn Quốc là cậu em út đi sau, mà đã đi sau thì sẽ được hưởng lợi từ những thằng anh đi trước. Hàn Quốc bê nguyên vẹn bộ luật công nghiệp của Nhật Bản làm luật công nghiệp nước mình. Luật pháp Hàn Quốc được Hoa Kỳ tư vấn, vá được lỗ hổng trong luật pháp Hoa Kỳ và các nước. Nói cách khác, Hàn Quốc là bản cập nhật hoàn hảo nhất. Nước này có tỉ lệ án oan thấp nhất thế giới.
Với một chế độ tốt như vậy, đô-la Mỹ tiếp tục đổ về Hàn Quốc. Tự do giao thương, các đoàn thể Cơ-đốc, từ Công giáo đến Tin Lành cùng đổ về Hàn Quốc truyền đạo. Người Hàn Quốc thông minh, nhanh chóng tiếp nhận đạo Tin Lành. Dân Tin Lành ở Hàn Quốc vừa giàu, vừa giỏi, làm nên cú đột phá cho xã hội. Chính lược quốc gia của Hàn Quốc ngày nay dường như do dân Tin Lành, hoặc chịu ảnh hưởng của Tin Lành, nắm và hoạch định.
Trong một cuộc cạnh tranh bình đẳng trong xã hội Hàn Quốc, Phật giáo không chạy đua nổi với Tin Lành và Công giáo. Khi đất nước còn nghèo, Phật giáo dễ kiếm nhân sự từ trẻ sơ sinh, bần cố nông. Bước vào thời khoa học, đất nước giàu mạnh, giáo dục phổ thông tốt, Phật giáo không chiêu dụ được tín đồ thuần thành nữa. Một người dân, khi gặp câu hỏi sau: Anh gặp ai để được sống, gặp Đức Chía Trời là đấng ban sự sống hay gặp Phật là một loài thụ tạo? Thì đương nhiên người ta sẽ chọn một điều rõ ràng và chắc chắn. Dân Hàn chọn đạo Tin Lành, cuối tuần cha mẹ lái xe chở con cái đến nhà thờ, ông mục sư chạy ra mở cửa ô-tô. Từ 80% dân số theo đạo Phật, ngày nay 50% dân số Hàn Quốc theo Tin Lành. Một đời sống văn minh và nền nếp. Cùng với đó là chủ nghĩa tư bản.
Địa chủ ở Hàn Quốc không bị thanh trừng. Đây là tầng lớp tinh hoa về quản lý đất đai, quản lý nông nghiệp. Sau chiến tranh, địa chủ Hàn Quốc trở thành tư bản Chê-bon ( Cheabol). Nhiều nước học theo, đưa Chê-bon cho con nhà xuất thân từ gia đình bần cố nông lên làm, kết quả lỗ chỏng vó. Như đã nói, quản trị Cheabol phải là tinh hoa quản lý nông nghiệp, con cháu của những gia đình trâm anh thế phiệt giàu có đời đời kiếp kiếp. Chỉ có địa chủ và thầy đồ mới thuộc lòng kinh điển dân tộc. Họ kế thừa huyết thống, kế thừa trình độ cha ông đã rất thành công qua nhiều chế độ. May mắn cho đất nước Hàn Quốc, tầng lớp địa chủ không bị giết hại. Vào lúc nước ngoài đầu tư vào Hàn Quốc, chính tầng lớp này hướng đạo cho dân chúng thành công.
Hàn Quốc là lễ nghĩa chi quốc. Các vị vua, phải cúi đầu chào các vị bô lão trong triều ( xem phim Thần y Hơ-Jun hay Truyền thuyết Ju-mông). Thời làm Chê-bon, các ông chủ tập đoàn và nhân viên đồng lòng, là nhờ nền tảng lễ nghĩa chi quốc. Tầng lớp địa chủ cộng với nền tảng lễ nghĩa chi quốc đã bảo vệ Đại Hàn Dân Quốc cập bến an toàn.
Vào thời đại lập quốc, Hàn Quốc là một nước thờ Trời. Truyền thuyết buổi sơ khai, Hàn Quốc có mẹ là gấu, xin Trời cho làm người, được Trời cho làm cô gái xinh đẹp rồi kết hôn với hoàng tử con Trời, đẻ ra cả dân tộc Hàn Quốc. ( Xem Văn học Nhật Bản và Triều Tiên). Sau đó, họ có một thời gian lầm lạc thờ rồng rắn và phụt phạp. Cuối cùng, dân Hàn Quốc lại theo đạo Tin Lành, tức là quay lại thờ Trời, y như nguyên cũ.
* Đề nghị tác giả xem lại cái luận đề: Địa chủ phấn đấu trở thành Chaebols ở Hàn quốc, thực ra từ năm 1948, một số gia đình doanh nhân trước đó có quan hệ trực tiếp với quân đội Nhật ở các lĩnh vực dệt may hoặc sản xuất hàng thiết yếu cho nhu cầu của quân đội Nhật và nhu cầu dân sinh. Khi thất trận, quân đôi Nhật đã để lại các cơ sở sản xuất cho các gia đình này, và, chính họ đã trở thành Chaebols đầu tiên trong khoảng thời gian 1948 đến 1960 đó.
* Tướng Park Chunghee (Phác Chung Hy) lật đổ Lyngman Rhee (Lee Seungman-Lý Thừa Vãn), để lên làm tổng thống. Chính ông đã đưa Chaebols lên các tầm cao mới với chiến lược công nghiệp hóa nền kinh tế với mức đầu tư thấp. Xin kể về một chiến công nhỏ của ông: Ông biết rõ đường cao tốc rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế nên đã quyết định làn đường Gyeongbu nối thủ đô Seoun tới Busan bằng các biện pháp sau:
– Mời các tỉnh trưởng có đường cao tốc chạy qua lên gặp, ông nói rõ là sẽ làm đường và cấp tiền để các tỉnh trưởng mua đất ở những vị trí thiết yếu theo kiểu da báo, sao cho người dân không biết chính phủ chuẩn bị làm đường, và đồng thời, cấm các tỉnh trưởng để lộ thông tin qua vợ, con, tình nhân…. Đến khi chính phủ công bố việc làm đường thì việc mua tiếp các vị trí không thiết yếu với giá rất rẻ, làm cho đường cao tốc được hình thành với giá đầu tư không cao.
– Vĩ đại nhất của ngài tổng thống là sau khi đường Gyeonbu hoàn thành, ngài tuyên bố với toàn dân là: Đường cao tốc được hình thành là công của nhà nước, chứ không phải là công của dân, vì thế, khi người dân nào bán bất động sản của mình ven đường cao tốc thì nhà nước sẽ thu hồi khoản tiền chênh lệch so với giá ruộng. Chính điều này đã làm cho giá bất động sản của Hàn quốc trong một thời gian dài không cao. Điều này đã giảm nhẹ rất nhiều cho chính phủ Hàn quốc trong việc đầu tư công. Công lao của ngài Park Chunghee là vậy, nhưng bây giờ, Hàn quốc còn mấy người nhớ tới ông (trường hợp này có giống với Bùi Viện ở đất cảng Hải Phòng không?).
* Tư tưởng quy hoạch của Hàn quốc có khác gì so với tư tưởng quy hoạch của người Việt không, thưa tác giả (xin đọc lại bài: “Tư tưởng kiến trúc của người dân nông thôn Việt Nam”?.
ThíchThích
BỔ SUNG:
* Thực ra thì người Hàn quốc tích lũy vốn ban đầu rất cực nhọc, họ phải kiếm tiền từ những “đồng tiền dơ bẩn” do đánh thuê, chẳng hạn. Vì thế, nói tiền đầu tư từ nước ngoài chảy nhiều vào Hàn quốc để giúp họ phát triển kinh tế là không chính xác cho lắm.
* Bản nhân không chú ý lắm về các giáo phái này, giáo phái nọ; minh triết này, minh triết kia, nên, khi đọc phần 1 của bài này thì bản nhân rất ú ớ không hiểu gì. Vì thế, kính mong tác giả phân tích thêm để bản nhân biết được sự giống nhau và khác nhau giữa Công Giáo và Tin Lành là như thế nào. Xin chân thành cảm ơn!
ThíchThích
Bài viết hay, nhiều thông tin, xin chia sẻ nhé!
ThíchĐã thích bởi 1 người
Em thật là người hiểu biết nên viết bài rất hay !
ThíchThích