
Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản (Phần 6).
Từ năm 1954, tầng lớp địa chủ ở Hàn Quốc phấn đấu để trở thành Chaebols. Thực ra từ năm 1948, một số gia đình doanh nhân trước đó có quan hệ trực tiếp với quân đội Nhật ở các lĩnh vực dệt may hoặc sản xuất hàng thiết yếu cho nhu cầu của quân đội Nhật và nhu cầu dân sinh. Khi thất trận, quân đội Nhật đã để lại các cơ sở sản xuất cho các gia đình này, và, chính họ đã trở thành Chaebols đầu tiên trong khoảng thời gian 1948 đến 1960 đó. Quân đội Nhật khi rút đi không phá hủy các xưởng sản xuất, là vận may ăn sẵn cho dân tộc Đại Hàn.
Việt Nam, năm 1975, sau khi các nhà tư bản tháo chaỵ khỏi Sài Gòn, toàn bộ máy móc hãng xưởng còn để lại, nhưng kỹ sư miền Bắc, tốt nghiệp Bách Khoa Hà Nội không biết vận hành những dây chuyền sản xuất. Thế là, những máy móc tinh xảo phải tháo rời ra bán với giá sắt vụn. Hàn Quốc, vận hành máy được, là do có kỹ sư Nhật ở lại hướng dẫn.
Đúng thời điểm 1970 đó, thế giới tư bản phân chia thị trường: Mỹ giành thị phần khí tài quân sự, khoa học không gian và cơ học lượng tử, Đức làm ô-tô và cơ khí chính xác, còn lại đồ gia dụng nhường cho Hàn Quốc và Nhật Bản. Buổi tranh tối tranh sáng ấy là thời đại hoàng kim. Bây giờ các nước đi sau, ví dụ như Vinfast, có tiền làm cũng chẳng được, vì thời đại hoàng kim đã qua, không trở lại. Thị trường đã phân chia xong. Không có tư bản Anh-Mỹ ủng hộ thì chẳng làm được gì. Hàn Quốc là đất nước ăn may vĩ đại, đúng thời điểm đó thì họ có Samsung, Huyndai, LG. Các nhà đại tư bản của Mỹ, là con cháu Tin Lành, các “thú dữ” trong đảng Cộng Hòa rót tiền vào Hàn Quốc ngay ở giai đoạn này. Nắng hạn gặp mưa rào. Người Hàn Quốc rất sáng tạo. Chẳng mấy chốc họ giàu to. Giàu và lịch sự.
* Tướng Park Chunghee (Phác Chung Hy) lật đổ Lyngman Rhee (Lee Seungman-Lý Thừa Vãn), để lên làm tổng thống. Chính ông đã đưa Chaebols lên các tầm cao mới với chiến lược công nghiệp hóa nền kinh tế với mức đầu tư thấp. Xin kể về một chiến công nhỏ của ông: Ông biết rõ đường cao tốc rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế nên đã quyết định làn đường Gyeongbu nối thủ đô Seoun tới Busan bằng các biện pháp sau:
– Mời các tỉnh trưởng có đường cao tốc chạy qua lên gặp, ông nói rõ là sẽ làm đường và cấp tiền để các tỉnh trưởng mua đất ở những vị trí thiết yếu theo kiểu da báo, sao cho người dân không biết chính phủ chuẩn bị làm đường, và đồng thời, cấm các tỉnh trưởng để lộ thông tin qua vợ, con, tình nhân…. Đến khi chính phủ công bố việc làm đường thì việc mua tiếp các vị trí không thiết yếu với giá rất rẻ, làm cho đường cao tốc được hình thành với giá đầu tư không cao.
– Vĩ đại nhất của ngài tổng thống là sau khi đường Gyeonbu hoàn thành, ngài tuyên bố với toàn dân là: Đường cao tốc được hình thành là công của nhà nước, chứ không phải là công của dân, vì thế, khi người dân nào bán bất động sản của mình ven đường cao tốc thì nhà nước sẽ thu hồi khoản tiền chênh lệch so với giá ruộng. Chính điều này đã làm cho giá bất động sản của Hàn quốc trong một thời gian dài không cao. Điều này đã giảm nhẹ rất nhiều cho chính phủ Hàn quốc trong việc đầu tư công. Công lao của ngài Park Chunghee là vậy, nhưng bây giờ, Hàn quốc còn mấy người nhớ tới ông (trường hợp này có giống với Bùi Viện ở đất cảng Hải Phòng không?).
Lại Thế Hiền: Tư tưởng quy hoạch của Hàn Quốc có khác gì so với tư tưởng quy hoạch của người Việt không, thưa tác giả (xin đọc lại bài: “Tư tưởng kiến trúc của người dân nông thôn Việt Nam”?.
Đáp: Rất khác. Ở họ có sự liên tục, ở ta là sự đứt quãng. Phòng trọ của sinh viên Hàn Quốc nghèo không khác phòng ngủ của vợ chồng đại gia. Cuộc sống đã được tối giản. Cùng một loại cửa kéo và cùng một loại giấy dán tường. Họ có một truyền thống không đứt quãng. Trong khi, người Việt ngày nay, làm nhà không có sự thống nhất, mạnh ai nấy làm, không cần kỹ sư. Tính riêng từng nhà Việt Nam thì đẹp, tính chung cả khu phố thì như những mảnh ve chai vỡ.
Lại Thế Hiền: Thực ra thì người Hàn quốc tích lũy vốn ban đầu rất cực nhọc, họ phải kiếm tiền từ những “đồng tiền dơ bẩn” do đánh thuê, chẳng hạn. Vì thế, nói tiền đầu tư từ nước ngoài chảy nhiều vào Hàn quốc để giúp họ phát triển kinh tế là không chính xác cho lắm.
Đáp: Số tiền đánh thuê không đáng kể, chỉ đủ để nuôi một tỉnh nhỏ của Hàn Quốc. Họ giàu có, cơ bản, nhờ đặt được trạm không vận quốc tế. Bên cạnh đó, nền tảng văn hóa ” Lễ nghĩa chi quốc”, Hàn bán sản phẩm kèm theo chiến dịch “truyền giáo” Han-liu, làm cho dân các nước đang phát triển say mê văn hóa Hàn Quốc lúc nào không biết. Say mê văn hóa Hàn rồi lại sẽ mua hàng của họ. Đây gọi là triết lý “lãi suất kép”. Nước giàu sẽ càng giàu thêm. Ví dụ: con gái Việt Nam xem phim Hàn rồi sẽ mua váy Hàn. Thấy váy Hàn đẹp lại rủ nhau xem phim Hàn. Vòng lặp sinh lời bất tận.
Lại Thế Hiền: Bản nhân không chú ý lắm về các giáo phái này, giáo phái nọ; minh triết này, minh triết kia, nên, khi đọc phần 1 của bài này thì bản nhân rất ú ớ không hiểu gì. Vì thế, kính mong tác giả phân tích thêm để bản nhân biết được sự giống nhau và khác nhau giữa Công Giáo và Tin Lành là như thế nào. Xin chân thành cảm ơn!
Đáp: Công giáo hay Tin Lành là 2 giáo phái trong vô vàn giáo phái xưng mình là sự tiếp nối liên tục của giáo hội sơ khai của Đức Giê-su. Công giáo có sở tổng chỉ huy là Vatican ở Roma, trong khi Tin Lành không có sở tổng chỉ huy. Vì có sở tổng chỉ huy nên giáo lý Công giáo thống nhất, song cũng vì thế mà họ có những cái sai không sửa được. Tin Lành không cần sở tổng chỉ huy nên năng động hơn, song lại xảy ra tình trạng bát nháo ai cũng cho mình đúng. Công giáo trung thành với giáo hoàng và kinh thứ cấp ( sắc lệnh, nghị quyết…), Tin Lành trung thành với kinh sơ cấp ( kinh căn bản), tức Kinh Thánh. Tin Lành cho rằng Công giáo mắc bệnh thờ tượng ( bị cấm đoán nghiêm ngặt trong điều răn số 2 luật Môi-se), đồng thời cho rằng một mục sư phải có vợ để tránh hiểm họa dâm dục. A-đam và E-va cuối cùng cũng phải giống A-đam và E-va đầu tiên. Về tổ chức đời sống, Công giáo vẫn xin, cho, quyên góp cứu đói mổ tim mổ não, trong khi Tin Lành đã lên tới đợt hiến chương, anh đi làm đóng 10% nuôi nhà thờ và nhà thờ giúp đỡ anh khi cần thiết.
Có 2 mục sư Tin Lành đã lên làm tổng thống, là Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc và Kim Nhật Thành ở Bắc Triều Tiên.
Xin vinh danh ông Lại Thế Hiền đã giúp chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên.
Góp ý tác giả: tonphi2021@hotmail.com
Viết tại quận 7, Sài Gòn, ngày 18 tháng Sáu năm 2021.
Tôn Phi (triết gia Lê Minh Tôn)
Trợ lý: tonthanck@gmail.com.
Đây là cuốn sách đầu tay của Tôn Phi.
Park Chung Hee là con người quá tài năng, Hàn Quốc có được như Hnay là một phần công lao của ông ấy.
ThíchThích