
Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản (Phần 10)
Tôi có một năm sống ở Đà Lạt hoàn thành nạp 2 luận văn. Tại đây tôi chú ý về tổng quan kiến trúc thành phố. Những khu do người Pháp để lại thì muôn đời không lỗi thời, như Da Lat Palace, các dinh Bảo Đại, các tu viện, trường nữ sinh Couvent des Oisseaux do Pháp xây. Thằng em tôi chỉ đi lễ nhà thờ nào đẹp nhất.
Buổi sáng, tôi đi vào rừng thông, thơm phức mùi thông. Nhưng nếu buổi chiều đi vào rừng thông thì ngạt mũi, do thuốc bảo vệ thực vật. Các vườn dâu, vườn cải, vườn hoa đều nồng nặc mùi thuốc hóa học. Nếu bạn muốn đi thăm các vườn thì phải dậy lúc 5h sáng. Sau một đêm, khi những giọt sương đã rửa trôi nước thuốc, bạn mới ngửi được hương thiên nhiên. Giữa quảng cáo và thực tế khác nhau rất xa.
Đà Lạt đẹp nhưng không phải để ở. Khí hậu lạnh chỉ thích hợp với người Thượng, những chàng trai cô gái da dày, khỏe như trâu. 95% người dân Kinh lên Đà Lạt phải dùng răng giả vì không thích nghi được khí hậu xứ này.
Buổi chiều ra phố, đi từ Phan Đình Phùng ra Trần Phú, vỉa hè không có chỗ cho người đi bộ. Nhà phố lồi lõm. Xây nhà, dù là nhà một tầng, cũng phải thuê kỹ sư, chứ không làm bừa được đâu thưa quý vị. Các khu phố mới do người Kinh lên làm vỡ quy hoạch. Mưa xuống là ngập sụt sùi.
Vì không có tính đồng bộ, không có quy hoạch tổng thể, quy hoạch cả về mặt bằng và quy hoạch cả trường phái kiến trúc. Một khu phố muốn đẹp thì tất cả các nhà phải được quy hoạch đường sá, mặt bằng. Ngoài ra kiến trúc tất cả các nhà phải thuộc một trường phái, chẳng hạn kiến trúc Roman, Gothic, Baroque, kiến trúc Phục Hưng, kiến trúc Nhật…
Cho nên khi đi vào các khu biệt thự như Phú Mỹ Hưng hay các khu biệt thự bây giờ quảng cáo trên TV ta thấy đẹp là do có tính đồng bộ.
Người Phật giáo rất tủi thân, tại sao không một ngôi chùa nào được làm biểu tượng cho một thành phố, như nhà thờ Đức Bà làm biểu tượng cho Sài Gòn, nhà thờ Con Gà làm biểu tượng cho Đà Lạt. Thưa, Pháp khi xây một nhà thờ thì họ đo mức độ hài hòa với cảnh quan, thoáng đãng. Phật giáo khi làm chùa thì làn cách tự phát, đã thế lại còn trang trí rồng rắn, đi qua một ngôi chùa người ta thấy rùng rợn, nên không một thành phố nào có thể dùng nó làm biểu tượng. Nếu một ngày nào đó dân Công giáo chết hết, chặt cây thập tự trên nóc nhà thờ Con Gà vứt đi thì nó có thể làm trường học hay thương xá Tax. Một nhà thờ khác, được trưng dụng vào làm học viện Chính trị-Kinh doanh Đà Lạt, hoàn toàn không cần phải sửa sang, thích ứng đến tận ngày nay. Nhưng không ai có thể xài lại được một ngôi chùa Phật giáo cho mục đích nhân sinh. Nói chung tư tưởng kiến trúc Phật giáo thất bại đậm ở Việt Nam.
Tư tưởng kiến trúc Cơ- đốc giáo thì thành công, nhưng mấy năm gần đây có vẻ đi xuống. Một kỹ sư cho rằng, tệ hại nhất là công trình tôn giáo trong khuôn viên nhà thờ. Đến ngày nay rồi mà các công trình tôn giáo mà mình thấy, nhất là Thiên Chúa giáo, xây dựng không quy hoạch, không trường phái. Cổng 1 kiểu kiến trúc, nhà thờ 1 kiểu, nhà phòng 1 kiểu, nhà học gíao lý 1 kiểu. Cho nên lúc làm nhà thờ, các linh mục đi thăm toàn những công trình đẹp để lấy về làm nhưng khi xong tổng thể nhìn không ra gì vì các công trình không đồng nhất. Lúc xong nhìn vào tổng thể kiểu như mặc quần lụa cho tay lực sỹ.
Tất cả các khu đẹp đều đồng nhất kiến trúc từ cổng, hàng rào, nhà…Với nhà dân thì có thể do sợ tốn tiền, nhưng với công trình của cộng đồng là do người điều hành ( thường là “ông cha xứ”) thiếu nhận thức tổng thể về xây dựng. Như bây giờ thì các linh mục đã thuê người thiết kế nhưng vẫn không có tính đồng nhất do các ông can thiệp sâu vào chuyên môn và do cả kiến trúc sư cũng thiếu về tầm nhìn vĩ mô.
Hồi Pháp quy hoạch Đà Lạt, họ không chủ trương làm cao ốc. Nhà cao lắm là 3 tầng. Danh từ “tư bản” có chữ “tư” gợi đến cái gì riêng tư, ích kỷ. Đừng nhầm vậy qúy vị, các nhà tư bản xây nhà riêng nhưng luôn thống nhất với hàng xóm chung, cho nên Đà Lạt thời Pháp nhà nào cũng giống nhà nào. Chỉ nhà tư bản mới có tinh thần công hữu, nhất là trong kiến trúc. Tư tưởng kiến trúc này giống với tư tưởng của dân đảo Ba-li. Dù anh là tỷ phú, anh vẫn không được phép xây nhà cao quá 3 tầng. Người Kinh lên phá hủy kiến trúc của người Thượng. Một người, được cho là của quân đội Mỹ, nói rằng Việt Nam sau này, bốc từng thành phố một, ném ra biển, rồi thuê Pháp sang quy hoạch lại.
Bọn học mót, không có bài bản, chắc chắn sẽ dính bẫy. Ngày nay, vua Tàu bể nợ do thua kiện, mà vẫn không biết vì sao mình thua. Đệ nhị sai nha của nước Tàu vừa mới đầu hàng Mỹ. Những ngày tháng đen tối của nhân dân Tàu sắp qua đi. Sẽ không có nạn tra tấn, hành hung, hay là đau đớn nữa. Trung Quốc sẽ giữ văn hóa ngàn năm, nhưng tiếp nhận văn minh và vốn đầu tư Mỹ. Đất nước Tàu sẽ lại xinh đẹp như xưa.
Bài có sự giúp sức của kỹ sư tốt nghiệp Kiến Trúc.
God bless you. God bless America.
tonphi2021@gmail.com
Phone, Whatsapp, Signal: +84344331741
Trợ lý: Kiến trúc sư Tôn Thân: tonthanck@gmail.com
Phone: 090 8599066
Bài viết đã được đưa vào sách Tư tưởng kiến trúc của người Đài Loan của nhà văn Tôn Phi đã phát hành trên Amazon:
Gía sách in: 550 000 VNĐ. Giá sách PDF: 250 000 VNĐ.
Số tài khoản nhận tiền đặt sách: 142720499-Ngân hàng ACB-Chủ tài khoản: Tôn Phi.
Email đặt sách: tonphi2021@gmail.com hoặc tonthanck@gmail.com
Trân trọng cám ơn quý bạn.