
Năm 1945, kết thúc chiến tranh thế giới thứ II. Châu Âu kiệt quệ về kinh tế, đau khổ về tinh thần. Giữa lúc ấy, Mỹ đề xuất đề án Marshall. Tướng Marshall, một đầu óc lớn của quân đội Mỹ, trình bày kế hoạch tái thiết châu Âu. Đồng đô-la Mỹ cứ thế đổ về châu Âu bằng cách tưới nước cho từng dự án. Sau khoảng 10 năm, kinh tế châu Âu bắt đầu hồi phục. Sau khoảng 20 năm, người châu Âu lại sang trọng, lịch lãm như xưa. Từ đó đến nay, thanh niên châu Âu có 3 thế hệ sống sung sướng, cho đến năm gặp Covid-19.
Câu hỏi đặt ra là, mắc mớ gì Mỹ phải cứu châu Âu? (nhất là Đức). Trung Quốc cứu châu Phi, xong bắt châu Phi lệ thuộc, càng ngày càng nghèo. Mỹ cứu châu Âu, không cần châu Âu trả ơn, còn dạy cho châu Âu cách tự cường. Báo đài gọi “phương Tây ” tức là ý chỉ Tây Âu cùng với Hoa Kỳ và Canada. Đây đều là các quốc gia thờ Chúa Giê-su ( thờ đúng hay thờ sai chúng ta chưa bàn, mà chưa chắc đã có Chúa nữa). Nhưng, giả sử có Chúa, thì, trong Chúa, họ là anh em. Các em nghèo khổ, anh sẽ mang gạo, bánh đến nuôi các em.
Ngược lại, khi Trung Quốc cướp Tây Tạng, chẳng có nước Phật giáo nào lên tiếng. Cam-bốt, Lào, Thái, hay Hàn Quốc, Nhật Bản đều mặc kệ Tây Tạng, mặc cho Đạt- Lai Lạt-Ma khóc hết nước mắt. Nếu ông Phật là Cha của vũ trụ, thì Cam- bốt, Lào, Thái sẽ đem quân đến cứu Tây Tạng. Nhưng không, ông Phật chỉ là người, thậm chí là một người đáng thương. Trong xã hội Việt Nam, những người ăn nói ẩu hay dùng cụm từ “500 anh em”. Khoa Văn Học của chúng tôi đã thử đi tìm nguồn gốc của cụm từ này. Thầy trưởng khoa mới, theo đạo Phật, cho rằng 500 anh em là 500 người tu đắc đạo Phật. Không đúng, vì Phật đâu có sinh ra ai trong số đó. Cụm từ “500 anh em”, muốn giải thích được, phải tìm trong một mối quan hệ hoặc là huyết thống hoặc là thiêng liêng. Phật giáo ngày hôm nay vẫn chưa xây dựng nổi siêu hình về thời gian bởi trong kinh điển gốc của họ không có phần sáng thế ký. Trong Phật, các nước là bình đẳng, mày đi cứu nó trước đi rồi tao sẽ đi sau, cuối cùng chẳng có ai đi cứu.
Trong kỳ trước ( phần 14), chúng tôi đã phác thảo cho bạn đọc các ý niệm về triết học cơ thể/ triết học bộ phận. Ở Mỹ, đã từng có lúc, hãng hàng không quốc gia như American Airlines suýt vỡ nợ, thế là chính phủ nhảy vào giải cứu. Công nghiệp ô-tô vỡ nợ, ngân hàng nhảy vào giải cứu. Giả dụ FBI có vỡ nợ, điện lực sẽ nhảy vào cứu. Giả dụ như vậy, khi một ngành của Mỹ vỡ nợ thì tất cả các ngành khác cùng nhảy vào cứu. Đây là tinh thần của chủ nghĩa tư bản, khi một bộ phận của cơ thể bị đau thì các bộ phận khác ưu tiên sinh năng cho bộ phận đó. Triết học Mỹ là triết học cơ thể, mặc dù nó thử/sai rất nhiều lần. Mỹ có thể sụp đổ chính phủ, nhưng không sụp đổ chế độ, vì triết học Mỹ là triết học cơ thể. Phải là anh em chung huyết thống từ thời lập quốc thì mới cứu nhau.
Bây giờ xét về triết học Nga. Lê-nin định nghĩa: ” Vật chất là thực tại khách quan tác động vào ý thức để được cảm giác chủ quan.” Lê-nin dường như có ý cho rằng, khởi đầu của vũ trụ là một cục đất, là một cỗ xe pháp, thay vì một tồn tại có nhân cách. Chính vì vậy, đảng Lê-nin rất giống đảng Phật giáo. Lê-nin biến cả nước Nga thành một đất nước Phật giáo.
Xét về hậu quả của định nghĩa này. Khởi đầu của chúng sinh là vật chất chứ không phải một cơ thể. Triết học Lê-nin vì vậy là triết học bộ phận. Ngành khai khoáng lỗ nặng, quân đội giàu kếch xù nhưng mặc kệ. Ngành lương thực thiếu vốn, tiền nứt núi đổ vách như cơ quan mật vụ KGB vẫn dửng dưng, mày chết kệ mày, tao không có thừa tiền. Các bộ phận của Liên Xô không cứu nhau được vì nó là các chi tiết máy của một cái bánh xe chứ không phải là các cơ quan của một cơ thể. Cuối cùng, Liên Xô vỡ nợ và tan thành 15 mảnh. Liên Xô vỡ nợ vì định nghĩa của Lê-nin, chứ không có ” diễn biến hòa bình” nào ở đây cả.
Marx không vô thần. Marx vẫn thừa nhận có Thượng Đế. Vì vậy thời Marx không giết người bừa bãi. Lê-nin chối bỏ Thượng Đế. Vì vậy, không có cái gọi là “chủ nghĩa Marx-Lê-nin”. Các nước vệ tinh theo hầu chủ nghĩa Marx, hóa ra bị Lê-nin ăn cắp lương thực, trong lòng sinh bất mãn. Vào năm 1990, các bộ phận trong cơ thể Lê-nin bắt đầu thối rữa. Khi các công ty quốc doanh Liên Xô sắp vỡ nợ, người dân Ukraina truyền tai nhau rằng: ” Này anh em ơi, quốc gia đến ngày giải phóng!”.
Chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa Lê-nin là không đội trời chung. Mục sư Kim Nhật Thành ở Triều Tiên nhận ra điều này từ rất sớm. Triều Tiên chỉ theo chủ nghĩa Marx chứ không theo cái gọi là chủ nghĩa Marx-Lê-nin. Chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa Lê-nin khác hẳn nhau. Karl Marx chưa bao giờ đặt tay lên đầu Lê-nin và nói: ” Này là con ta yêu dấu, đẹp lòng ta mọi đàng”. Triều Tiên theo chủ nghĩa Junche, về tinh thần, coi có Trời, Kim Nhật Thành là con Trời, về vật chất, lấy kinh tế xã hội hóa như chủ nghĩa Marx. Nếu không đua đòi nguyên tử, Triều Tiên sẽ giàu hơn cả Hàn Quốc hoặc Nhật Bản. Trong trường hợp đó, Mỹ không bao giờ động đến cọng tóc của Triều Tiên, vì Triều Tiên cũng thờ Trời, như Mỹ.
Ngoài các nước Tây Âu, giờ đây các nước Đông Âu cũng lần lượt theo Mỹ. Mỹ là người anh thứ, nhưng nắm quyền gia trưởng trong nhà. Nước Nga là anh cả, tộc trưởng, song đã bỏ cha mẹ ( Chúa Giê-su) để đi chơi với Phật giáo. Vậy, nước Mỹ làm anh cả, dẫn dắt chăm lo cho đàn em, bao gồm Anh, Pháp, Ba Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản…Không biết là Mỹ sẽ gánh team được bao lâu. Nhưng một điều chắc chắn, khối nước này không bao giờ vỡ nợ, vì bọn này là một cơ thể. “In God We Trust” trên đồng tiền Mỹ, trong Chúa, chúng ta là anh em.
Vì vậy, chúng ta hãy cùng lạc quan trong kỷ luật. ” Này anh em ơi, quốc gia đến ngày giải phóng.”
God bless you. God bless America.
Sài Gòn, 30 tháng 6, 2021.
Góp ý tác giả: tonphi2021@hotmail.com