Tác giả: Lê Minh Tôn. Cử nhân triết văn ( philo-lettres).
Mọi sự đóng góp về bài này, gửi về địa chỉ điện thư: tonphi2021@gmail.com
Phần cuối của chiến tranh Trịnh- Nguyễn kéo dài 200 năm khủng khiếp, người ta chứng kiến cuộc chiến tranh giữa nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn.
Quang Trung còn gọi là Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ) tiến quân ra Bắc, đánh vua Lê-chúa Trịnh. Vua Lê thua chạy, sang Trung Quốc gọi thiên triều xuống phân xử. Thiên triều đem 20 vạn quân ( đây có thể là báo cáo nhầm lẫn) vào Thăng Long, bị Quang Trung đánh nốt. Đánh xong, Quang Trung xưng đế ( hoàng đế).
Việc xưng đế là sai lầm chiến lược của Quang Trung. Bởi, các chúa Nguyễn ở trong nam lâu như vậy cũng không dám xưng vua chứ đừng nói xưng đế. Khi vua Lê còn sống đó sờ sờ, các chúa Trịnh- cha truyền con nối chức tể tướng ở miền Bắc, không dám phế vua để xưng đế, chỉ dám “giữ chùa ăn oản”. Các chúa Nguyễn ở miền nam, cách nhau đèo Ngang, cũng không dám xưng đế, xưng vua. Mặc dù, vua quan nhà Lê không có khả năng nam tiến vào nam. Xưng một danh hiệu là rất khó khăn, thuở con người còn biết liêm sỉ.

Dân Bình Định kể: Bữa Quang Trung xưng đế, có một thầy tướng số đi qua và nói: “Ngài chỉ làm được tướng (quân) thôi, không làm được vua. Nếu ngài xưng vua thì ngài sẽ chết.”
Quang Trung có ước mơ lấy lại lưỡng Quảng, tức Quảng Đông và Quảng Tây cho Việt Nam. Cho tới tận thế kỷ XXI này, bên đó vẫn còn nhiều người ăn trầu. Đảo Hải Nam vẫn còn đền thờ Trần Hưng Đạo. Nói vậy để biết rằng lãnh thổ của đế quốc Viêm Việt xưa kia rộng lớn thế nào.
Quang Trung định đánh lưỡng Quảng. Nhưng vua này lưỡng lự. Thứ nhất, chế độ mới thành lập, lương thực đâu để đánh? Thứ hai, giả sử đánh được, thì có thể trụ lại được bao lâu? Nên nhớ rằng hồi ấy, Trung Quốc là một nước đế quốc rất khủng khiếp, các nước châu Âu nườm nượp kết giao. Bởi vậy, Quang Trung đòi đem quân sang đánh Trung Quốc chẳng khác nào Nguyễn Tấn Dũng đòi đánh Vatican bây giờ.
Quang Trung rất khôn. Một mặt, nói với dân chúng, ta sẽ đem quân sang lấy lại lưỡng Quảng, để lấy le. Mặt khác, cho người sang Tàu kết thân, xin cho được sắc phong chức vua An Nam, để được thiên triều Trung Hoa bảo hộ. Cùng lúc Chúa Nguyễn Ánh nương nhờ các linh mục Pháp, tức là nhờ Vatican bảo hộ, từ đó nhận được từ khối nước Tây phương viện trợ dồi dào. Đẳng cấp của chúa Nguyễn cao hơn hẳn đẳng cấp vua Quang Trung.
Có thể nói, tư duy của Quang Trung là tư duy bần cố nông. Bần cố nông hay đe dọa, thậm chí sẵn sàng giết người trong nước, nhưng rất sợ hải ngoại, và dốt đặc công pháp quốc tế. Quang Trung vận động được Hà Lan bán vũ khí. Song, Nguyễn Ánh vận động được Pháp và Bồ Đào Nha, vừa bán vũ khí, vừa ủng hộ mình trong tư cách quốc gia. Trong một thế trận lâu dài, Quang Trung khó lòng đỡ nổi. Tên bần cố nông không thể đánh lại nhà tư bản. Đây là cách nói ẩn dụ, Quang Trung là địa chủ ở núi Bình Định, chứ không phải là bần cố nông. Nhưng, đội quân của Quang Trung phần lớn là bần cố nông, không thích nghi được ở xứ kinh kỳ là nơi có ngàn năm văn hiến.
Đó là chưa kể, tầng lớp sĩ phu Bắc Hà từ chối, hoặc hợp tác bằng mặt không bằng lòng với Quang Trung. Không biết thằng ngu nào đã bày cho Quang Trung vẽ một lá cờ dốt nát như vậy. Lá cờ đó, nền đỏ chấm vàng, đi ngược với chính nghĩa quốc gia của người Việt. Lá cờ của Việt Nam là lá cờ nền vàng:
“Đầu voi phất ngọn cờ vàng
Đạp luồng sóng dữ đánh tan tành giặc Ngô.”

Phía Nguyễn Ánh sử dụng Long tinh kỳ, nền vàng, ruột đỏ, thể hiện sắc thái dân tộc. Vì thế Nguyễn Ánh được lòng Nho sĩ Bắc Hà. Mỗi dân tộc đều có chính nghĩa quốc gia, trải suốt dòng lịch sử. Ví dụ, dân tộc Việt Nam máu đỏ da vàng, thì cờ phải nền vàng sọc/ruột đỏ. Đảo ngược lại điều đó là đảo ngược lại chính nghĩa quốc gia, và đương nhiên, sẽ bị dân tộc tính đào thải. Các thầy hướng đạo đã chỉ cho Nguyễn Ánh chọn đúng lá cờ.
Quang Trung thua ngay từ lá cờ, tức là thua từ bước xây dựng nền móng. Không có Quang Trung phản loạn, thì quân Tàu vào Việt Nam để làm gì? Thấy Quang Trung không có chính nghĩa quốc gia, giới sĩ phu Bắc Hà tìm đường bỏ trốn. Thi hào Nguyễn Du chạy vào nam theo Nguyễn Ánh, chẳng may bị nhà Tây Sơn bắt.
Ở trong nam, dân chúng mong sao sớm thoát được ách cai trị tàn bạo của loài quỷ đỏ Tây Sơn. Họ sáng tác những câu vè: Lạy trời cho gió nồm thổi, để chúa tôi ( Nguyễn Ánh) về cứu tôi. Nhà Tây Sơn nghe được câu đó, tan nát cõi lòng, mặc dầu họ còn đầy đủ binh tướng.
Việc Quang Trung cướp được chính quyền miền Bắc lại là món quà vô giá đối với chúa Nguyễn Ánh. Vua Quang Trung hạ bệ vua Lê, thế là chỉ cần hạ vua Quang Trung, Nguyễn Ánh sẽ thống nhất hai miền nam bắc, mà không cần trải qua bước cướp chính quyền. Nhà Nguyễn sẽ là sự tiếp nối của nhà Lê, chính danh và hợp pháp trước công pháp quốc tế. Nhà Nguyễn trả thù nhà Tây Sơn tàn khốc, lý do: giúp vua Lê diệt trừ mấy tên giặc cỏ. Chúa Nguyễn không mắc tội “Cõng rắn cắn gà nhà”, bởi ngoài miền Bắc, Quang Trung cũng mượn người Hà Lan tham gia chiến tranh đó thôi. Nhà Nguyễn Ánh cao tay hơn nữa , khi lá cờ của họ là sự tiếp nối lá cờ của nhà Lê, tiếp nối lịch sử dân tộc. Ở đây người ta nói, nhà Nguyễn học hành có bài bản hơn nhà Tây Sơn. Nguyễn Ánh, chàng thư sinh nghèo khổ, cả đời chạy giặc, nhưng có những ông thầy tốt, nắm được chính nghĩa quốc gia. Sau khi nắm được chính nghĩa quốc gia, chúa Nguyễn Ánh cùng đồng minh trở về phục quốc, đập cho quân Quang Trung những trận tơi bời. Quang Trung, phía Bắc bị Trung Quốc nghi ngờ, mặc dầu đã quỳ, phía tây bị Lào và Cam – bốt từ chối cống nạp, phía nam là bức tường, phía đông là biển. Không lương thực để dành, không ngân sách dự trữ, vua Quang Trung giãy chết. Thiếu ăn, quân Tây Sơn nghĩ ra các trò ăn cướp của dân chúng. Ngoài khơi, chúa Nguyễn Ánh dư thừa vàng bạc, dư thừa lương thực. Việc chúa Nguyễn đuổi được Quang Trung ra khỏi miền Bắc Việt Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Nhà Nguyễn về nước sớm, thay đổi tài công, còn là vấn đề nhân đạo, khi tướng tá Quang Trung bắt đầu có dấu hiệu ăn thịt lẫn nhau. Trận đánh cuối cùng, các tướng giữ ải của nhà Tây Sơn cúi đầu quy phục Nguyễn Ánh. Nhiều nơi không cần phải đánh.
Quang Trung, dầu sao, là một người vĩ đại. Biết mình thua, Quang Trung không làm hại nền văn hiến. Ông không chửi “địt mẹ”, không khủng bố giới sĩ phu. Các công trình văn học vẫn được bảo tồn. Quang Trung là một người trí thức. Bạn coi đó, nền văn hiến ở Bắc Hà không bị tiêu diệt như ngày nay.
Những đứa cầm đầu tổ chức đều biết, lãnh thổ Việt kéo ra đến tận sông Dương Tử, tức là cả miền nam nước Tàu rộng lớn. Bờ nam sông Dương Tử có nền văn minh Nho giáo. Quang Trung có ước mơ lấy lại lưỡng Quảng, giống như Việt linh nguyên lão Kim Định muốn đặt lại triết Nho làm chủ đạo cho Việt Nam.
Tu sĩ dòng Tên cho biết, vua Quang Trung đã tự thua, tức là tự đầu hàng, có giai đoạn, trước vua Nguyễn Ánh, để tránh đau thương cho dân tộc. Song, Nguyễn Ánh không cho Quang Trung đổi màu. Xin giới thiệu với quý bạn bộ triết lý An Vi của Lương Kim Định ( tốt hết nên đọc bản gốc thời Văn Khoa, bản ngày nay bị sửa qúa nhiều). Một người học trò của Kim Định là một người làm theo di chúc của ông.
Vua Quang Trung đã thua ngay từ lá cờ. Người Việt Nam máu đỏ da vàng, vàng bọc ngoài, đỏ nằm trong, máu phải nằm trong da. Nguyễn Ánh thắng là thắng ở lá cờ. Lúc chạy trốn, Nguyễn Ánh và hoàng gia không còn gì cả, chỉ còn mỗi lá cờ tươi thắm. Nhưng đó là lá cờ thiêng liêng, lá cờ quyết định vận mệnh cả một dân tộc, cả một triều đại.
Quận 7, Sài Gòn, ngày 04 tháng Bảy năm 2021.
Tôn Phi.
Phone, Whatsapp, Signal, Telegram: +84344331741
Xét về góc độ của tôi thì, Bởi vì mấy đời Chúa Nguyễn dân Nam Bộ chỉ trung thành với dòng họ Chúa Nguyễn ,nên dân Nam Bộ luôn ủng hộ Nguyễn ánh,và Nguyễn ánh Thắng Quang Trung là bình thường
ThíchThích
OK!
ThíchThích
Mỗi con người trong mối tương quan THIÊN ĐỊA NHÂN đều có một cái thế nhất định, cái thế ấy người ta gọi nôm na là “mệnh trời”
Ngài Nguyễn Huệ không có mệnh Hoàng đế mà dùng ý chí để soán đoạt, sớm lên ngôi hoàng đế hiệu Quang Trung, tức là trái mệnh trời. Trái mệnh trời thì lòng người không tụ, lòng người không tụ ắt sẽ bị diệt vong!
ThíchThích
Tư liệu quí , chú có nhiều kiến thức quí, hiểu biết rộng, mong ngày càng có nhiều hiệp sĩ trí thức như chú
ThíchThích
Lá cờ Quang Trung dùng nó na ná cờ phúc kiến thặc😄. Bài viết rất sâu sắc đó Phi! Đặc biệt nó được nhắc đi nhắc lại trong bài rất rõ.
ThíchThích