Chiến tranh Việt Nam: Nguyễn Ánh chặn đường tiếp viện của Quang Trung như thế nào?

Chúa Nguyễn Ánh đang hội ý với đô đốc Pháp. Ảnh tư liệu.

Nguyễn Gia Long đánh nhau với Quang Trung ngoài Bắc. Hai bên đều cầu cứu viện trợ. Pháp, Bồ Đào Nha, Xiêm La ( Thái Lan ngày nay) chi viện cho Nguyễn Ánh. Hà Lan chi viện cho Quang Trung. Lúc này, Quang Trung là nhánh duy nhất còn sót lại của nhà Tây Sơn.

Nguyễn Ánh, thừa hưởng thành quả lâu đời của các chúa Nguyễn đi trước, làm chủ về công pháp quốc tế đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ đó, tàu bè đi lại trên biển Đông đều phải triều cống Nguyễn Ánh. Khi triều cống, họ đã xác nhận, Nguyễn Ánh là chủ sở hữu của hai quần đảo này.

Phe Hòa Lan chi viện cho Quang Trung. Họ biết đi đường nào? Đi bộ từ châu Âu sang Trung Quốc rồi xuống An Nam? Không thể, như thế mất quá nhiều thời gian. Đi đường Ấn Độ, gồ ghề. Họ phải đi đường biển. Ra đến biển, Hòa Lan gặp phải các cố vấn quân sự Pháp, Bồ Đào Nha dong thuyền sắp hàng, quân Hòa Lan ngậm ngùi quay về. Các tướng Tây của Nguyễn Ánh như Philippe Vannier, Jean-Baptist Chaigneu…tinh thông hàng hải quốc tế. Bên phía nhà Tây Sơn không có nhân vật nào đủ sức làm đối trọng.

Phe Quang Trung chỉ trích Nguyễn Ánh cõng rắn ( Xiêm La) cắn gà nhà. Phe Nguyễn Ánh cũng không phải dạng vừa, thu thập bằng chứng phe Quang Trung sử dụng người Hà Lan trong chiến tranh. Phe Nguyễn Ánh còn thu thập được bằng chứng, phe Quang Trung ăn cướp của nhân dân Bắc Hà. Các sổ ghi chép của các tu sĩ dòng Tên ( Jesuits) ghi rõ từng chi tiết một.

Chúng ta thử đặt câu hỏi, quân Quang Trung có thể không ăn cướp của dân không. Quân đội Quang Trung quá đông. Để nuôi một đội quân lớn như vậy, cần có đường tiếp vận lương thực dồi dào. Song, phía nam, Nguyễn Ánh đã đánh được Nguyễn Nhạc, Nguyễn Nhạc không còn cơm đưa ra cho Quang Trung. Ngoài biển, như đã phân tích ở trên, không một nước nào có thể vượt qua vòng vây để đưa lương vào cho Quang Trung. Quân đội một ngày ăn như núi lở. Lại thêm miền Bắc mất mùa nữa, cho nên, đàn em của Quang Trung, vì bị áp lực từ Quang Trung, đã phải cướp bóc của dân. Tất nhiên, không có một mệnh lệnh nào từ Quang Trung truyền xuống phải cướp lương thực. Song, bọn này phải cướp để nuôi quân, không còn lựa chọn nào khác. Một vài đứa tuyên truyền hay hơn: “Quang Trung đem của cải trong kho chúa Trịnh phân phát cho quân sĩ.” Hỡi ôi. Chúa Trịnh sau 200 năm giao chiến chẳng còn của cải gì, miền Bắc nghèo mạt vận, cho nên mới phải đi cướp miền Nam. Của cải trong kho chúa Trịnh là Zê-rô. Quân đội Tây Sơn không được Nho sĩ Bắc Hà ủng hộ. Người Bắc Hà không gả con gái cho quân Tây Sơn. Bạn hãy tưởng tượng, quân Tây Sơn đi đánh lâu như vậy, lấy gì để giải tỏa sinh lý? Vâng, họ phải cướp bóc và khủng bố dân thường. Nhà nào không nghe quy cho tội phản quốc. Như vậy, anh nông dân Quang Trung Nguyễn Huệ càng rơi vào bẫy của chúa Nguyễn Ánh. Quân Lào, nghe tin giặc Tây Sơn vô đạo, cũng viện trợ 1 vạn tượng binh cho Nguyễn Ánh. Vua Chân Lạp cũng viện trợ voi cho Nguyễn Ánh.

Quang Trung không dám đánh Quảng Đông, Quảng Tây như hứa hẹn với dân chúng. Vua Lê Lợi đánh sang đó, thắng được, nhưng cũng phải về. Lý Thường Kiệt đánh được sang đó, rồi cũng phải về. Quang Trung biết vậy, cho nên nài nỉ xin cho được Càn Long ban cho mình chức vua chư hầu, An Nam Vương. Thế là Quang Trung thành công đường binh nghiệp. Khổ nổi, các anh Nguyễn Nhạc trong nam không giữ được thành Phú Xuân ( Huế). Nguyễn Ánh đánh đuổi được nhà Tây Sơn trong nam, phục quốc thành công, tổ chức cấm vận, cắt đứt từng mạch máu nuôi nhà Tây Sơn ngoài Bắc. Trong một tư thế không có gì phải vội, Nguyễn Ánh nắm chắc phần thắng. Thủy quân lục chiến của liên quân Nguyễn Ánh một khi đã dàn trận, đội quân ô hợp nhà Tây Sơn lâý gì đỡ nổi? Tàu chiến không, hỏa mai không. Quang Trung nắm chắc phần thua.

Dầu sao cũng phải công nhận, quân Quang Trung làm truyền thông giỏi. Đến nỗi, người có học cũng bị lừa. Các bạn tôi học khoa triết đã gửi lời khen bài trước (1). Một người thừa nhận là mình bị “ô nhiễm” bởi sách vở. Giới triết học trẻ của Việt Nam nhìn nhận về Quang Trung như sau:

“Như cậu đã bình luận, Quang Trung là tướng võ, việc kéo quân xưng đế là cái nhìn nóng vội trước thời cuộc. Ngay cả lá cờ hay cách muốn được người đời ca tụng cũng nói rõ ông muốn được ghi nhận như tướng võ. Trước tình thế liền kề anh bạn to xác thiên triều mà trong bối cảnh mới có một nước Lang Sa nào đó muốn dòm ngó thì không thể tư duy chắp vá, tất nhiên rồi.”

“Cái mà ta cần suy nghĩ cho thấu là làm sao hợp tác cùng tây mà sửa cái phong khí này, mấy kiểu sếp quan liêu có vài thứ sau đâu cũng như nhau: 1-nghèo, 2-lính đâm sau lưng do ấu trĩ; 3-có tính triệt kẻ giỏi nên chẳng mướn được thằng nào ra trò; 4-công nghệ hay văn hoá cái gì cũng tạm bợ. Cơ bản, đó là kẻ yếu như nhà nước Hồi Giáo tự xưng vậy”.

“Còn đương nhiên sử gia e sợ giữ mạng thì trở thành sử nô, rồi thì thói quen này truyền lại cho con cháu. Khi đó con cháu có muốn biết sự thật đầy đủ cũng không có, nhưng chẳng kẻ độc tài nào lừa dối được thiên nhiên. Mình thấy có vài điểm chung của độc tài: sống không quá 50 tuổi, vương triều không last-long và sự ca tụng của người đời nó không tự nhiên như kể chuyện, nó vẫn có nét hùng biện.”

Như bài trước đã nói, Quang Trung rất khôn ( ranh). Đuổi được vua Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu rồi, Quang Trung đưa Lê Duy Cẩn lên làm giám quốc (cố vấn). Điều này vẫn không xóa được vết nhơ cướp chính quyền. Quan dân nhà Lê, ngàn năm văn hiến, không có nhu cầu được Quang Trung giải phóng. Nền văn hóa của nhà Lê cao hơn hẳn nhà Tây Sơn.

Thừa nhận, Quang Trung là thiên tài quân sự, nhưng dốt nát về công pháp quốc tế. Về ngoại giao, Quang Trung không vận động được nổi phương Tây nên phải cầu cạnh nhà Thanh. Nguyễn Ánh không giỏi binh pháp ( đoản trận) bằng Quang Trung, song là một tay có đầu óc làm kinh tế tư bản chủ nghĩa và có tầm nhìn của bậc đế vương. Nguyễn Ánh nhìn ra được, tử huyệt của Quang Trung là không có chính nghĩa quốc gia, và không có khả năng chạy đường dài. Quang Trung sang quỳ bên nhà Thanh ( hoặc cho người đóng giả sang đó quỳ), Nguyễn Ánh hay các vua Nguyễn chưa bao giờ quỳ bên nhà Thanh. Đồng bào coi đó để biết ai có quốc sỉ, ai không.

Chú thích:
(1) Bài trước: Vì sao Quang Trung đánh thua Nguyễn Ánh.
https://saigonpick.com/2021/07/04/vi-sao-quang-trung-danh-thua-nguye%cc%83n-anh/

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s