Do Thái, nền nhân bản đất đai.

Trong quan niệm Do Thái, một người sinh ra trên đời luôn có giá trị của người đó. Giá trị ấy gắn liền với đất đai của cha ông. Bởi vậy, trong vòng 7 năm, một người đã bán đất có quyền chuộc đất.

Bạn tôi người miền Tây, học kỹ thuật Cao Thắng, bỏ học, xin cha bán đất để đi học triết trường Nhân Văn. Ra trường, đi làm, không bao giờ mua lại được miếng đất nữa, vì nó đã thành đất ở và đội giá lên gấp chục lần. Nếu là ở Do Thái thì anh sẽ được chuộc lại đất với giá y như nguyên cũ. Nền nhân bản đất đai ở Do Thái rất hay. Đất nông nghiệp có giá trị vô cùng.

“Không được phép bán đồng cỏ chăn nuôi thuộc phạm vi các thành này, vì đó là sản nghiệp vĩnh viễn của người Lê-vi.” (1)

Ở Việt Nam, ta hay thấy, cướp đất giá vài chục ngàn rồi bán giá tỷ bạc. Một chuyện như thế không thể xảy ra tại Israel. “Nếu các ngươi bán cho người đồng hương hay mua của họ, đừng lợi dụng lẫn nhau. Khi mua đất các ngươi phải tính giá mua căn cứ trên số năm còn lại cho đến năm hoan hỉ. Người bán cũng tính theo số năm còn lại sản xuất mùa màng. Nếu số năm còn nhiều, giá đất phải tăng, nhưng nếu số năm còn ít giá phải giảm, vì thực ra đây là việc mua bán số mùa màng.”

Một nền nhân bản về đất đai đã dẫn đến một nền nhân bản về mọi mặt trong xã hội. Nền nhân bản ấy không cho phép cho vay nặng lãi.

“Không được cho vay để lấy lãi, nhưng phải kính sợ Đức Chúa Trời để cho người đồng hương có thể sống với các ngươi.”(2)
Các nước Phật giáo, hết thảy đều rớt vào thảm trạng cho vay nặng lãi. Người ta không hiểu tại sao bên Tây Tạng, 1 phần 4 dân số là nhà sư, mà nạn cho vay lãi lại kinh hoàng đến vậy. Bởi vì, không có nền nhân bản. Các nước Cơ-đốc cũng có cho vay nặng lãi nhưng phải hoạt động lén lút, với một tỉ lệ gần như là Zê-rô.

Các gia đình Cơ-đốc tránh cho vay nặng lãi. Tôi còn nhớ, hồi nhỏ, buổi tối thấy người trong xã đến vay tiền bố tôi. Bố tôi không bao giờ lấy lãi.

Để làm được nền nông nghiệp như vậy, cả xã hội Do Thái phải có trước hết là một nền thống nhất tinh thần. Do Thái may mắn có được một nền thống nhất tinh thần mà ai khó tính mấy cũng phải thừa nhận là đúng, ít nhất cũng không bắt bẻ được.

Với một nền nhân bản như vậy, Do Thái có thế trận quốc dân tất thắng.

Theo công pháp quốc tế, nếu đất là của gia đình bạn, chẳng may bị cướp, dù kẻ cướp có sổ đỏ, bạn cũng sẽ đòi lại được. Nếu là khoảnh đất nhỏ thì đòi dễ. Trong trường hợp mảnh đất là lớn, để đòi lại, gia đình bạn có thể cần thuê đến nhân viên công lực quốc tế.

Do đó, như chúng tôi dự đoán, nghề hái ra tiền nhất từ nay đến cuối thế kỷ XXI sẽ là: một là nông nghiệp, hai là, tổ chức các công ty quân sự quốc tế ( để đi đòi đất và bảo vệ đất).

Động đến dân Do Thái, từ chết đến bị thương.

Chú thích:
(1) Lê-vi ký chương 25 câu 30
(2) Lê-vi ký chương 25 câu 35
(3) Lê-vi ký chương 25, câu 14-16

6 bình luận về “Do Thái, nền nhân bản đất đai.

  1. Ở Việt Nam bây giờ giá trị của đồng tiền kém xa so với 7 năm trước. Ví dụ một mẫu rẫy cà phê 7 năm trước có 400 triệu đồng , còn bây giờ một mẫu rẫy cà phê có giá 1 tỷ đồng

    Thích

  2. Áp vào câu truyện quan hệ rất đời thường ở VN để thấy vay lãi – tính nhân bản là thế nào. Người thân, bạn bè thân thiết cho nhau vay thì người cho vay và người vay đều vô tư ko có khái niệm lãi khi trả. Còn người sơ thì khi cho vay giao kèo lãi và thời gian trả. Khi quan hệ “thân” được nâng lên tầm ý thức, văn hóa của 1 dân tộc thì sẽ thấy mức độ đồng chất của sức mạnh nhân bản của dân tộc đó.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s