Le Minh Ton
Về lập thuyết, người Do Thái và người Pháp cũng rất khác nhau. Các triết thuyết ra từ nước Pháp có đặc điểm là không bền lâu. Khi mới ra, nó rất hay, rất lạ, trong thời gian ngắn thu thập được nhiều tín đồ nhưng sau đó không hiểu tại sao chìm dần vào quên lãng. Có thể kể đến thuyết Hiện sinh của Jean Paul Sartre, Hiện tượng luận của Trần Đức Thảo…giờ đây chẳng còn đệ tử đúng nghĩa nào.
Các triết thuyết của Do Thái đi con đường âm thầm lặng lẽ. Nếu bạn thấy một clip của Pháp dài 50 phút hoặc 2 giờ đồng hồ, thì một clip của Do Thái chỉ kéo dài khoảng 10-15 phút mà thôi. Họ sẽ không nói lại điều người khác đã nói. Nhưng không phải vì thế mà họ kém sâu sắc hơn đâu. Trong một clip của người Do Thái, bạn được suy tư, đồng tham vào công việc, chứ không ngồi nghe thụ động như khi xem clip của văn hóa Pháp.
Các triết thuyết của Do Thái thường lâu bền. Vì sao vậy? Vì khi lập thuyết họ có gốc rễ vững chắc. Do đó lập thuyết là phải lập thuyết theo văn hóa Do Thái. Tạm gạt Kinh Thánh ra một bên vì đó là món đồ mà giả sử có ông Thượng Đế nào đó ban tặng. Do Thái có kinh Talmud, không liên quan gì đến Thượng Đế. Pháp có kinh nào? Vâng, Pháp không có kinh điển nào cả. Người Pháp chỉ làm việc được với nhau trong khoa cơ khí, không làm việc được với nhau về tư tưởng. Chính vì vậy, nước Pháp không có kinh điển dân tộc, phải xài tạm kinh của người Do Thái.
Văn hóa Do Thái rất khoáng đạt. Ông Đinh Phan Cư sang du lịch về bảo rằng, ở đó ông thuê một chiếc thuyền đi chơi hồ. Cô quản lý thuyền gật đầu bảo xong rồi. Ông ngạc nhiên hỏi, sao không có biên lai gì à, lỡ cô quên sắp thuyền cho đoàn chúng tôi thì sao? Thế là ông bắt cô gái Do Thái viết giấy biên nhận. Sáng mai quả thực đã thấy con thuyền đúng giờ đợi sẵn. Nếu là bên Pháp thì một chuyến như vậy phải tốn hàng mớ giấy tờ. Bên Do Thái không có giấy tờ vì họ rất trung thực.
Nước Pháp lập thuyết thường hay gian dối. Trường hợp Jean Paul Sartre hay Trần Đức Thảo cũng vậy, không phải là gian nhưng họ làm ra vẻ mình là chân lý. Họ phải nói dài, nói dai, người nghe không biết nguồn gốc câu nói của họ. Bên Do Thái trái ngược. Do Thái nói ngắn, nói ít. Nếu cần nói dài, ông giáo sư Do Thái buộc phải cầm giấy phát biểu. Ông giáo sư Pháp và ông giáo sư Việt học từ Pháp hay nói kề rề. Sinh viên Do Thái học rất chậm nhưng rất chắc. Cùng lứa tuổi, một người tốt nghiệp ở Do Thái xuất sắc hơn một người tốt nghiệp ở Pháp.
Văn hóa Pháp rất nhảm. Nó có gì đó giống văn hóa Ấn Độ, một cực động một cực tả mà thôi. Các triết thuyết ra từ Ấn Độ có hàm lượng lánh đời rất cao và nếu trở thành tôn giáo thì nó hay là ngụy thuyết.
Vì Do Thái lập thuyết vững, cho nên trong xã hội không có hiện tượng xảo ngôn. Kiếm vài ba người làm chứng dối trong một vụ án rất khó. Bên Ấn Độ thì rất dễ. Nụ cười của người Do Thái hôm nay vẫn giống nụ cười của người Do Thái hai ngàn năm trước. Người ta đo nụ cười, thấy nụ cười của ông tổng thống Mỹ Ronald Reagan, giống nụ cười của dân da đỏ Anh-điêng bản địa, ông đã hòa làm một với văn hóa bản địa. Nụ cười của ông quan chức Do Thái giống nụ cười của chủ vườn nho. Họ rất thành thật, ngay cả khi đang nói dối. Trong khi, nụ cười của giaó sư văn bụng bư ở Việt Nam học ngoài Hà Nội giống hệt nụ cười đắc thắng của một ông thầy chùa. Trong khi ánh mắt của ông giáo sư Do Thái giống hệt ánh mắt của các cô cậu sinh viên vì thảy đều đang đi tìm kiếm.
Văn hóa lập thuyết của người Do Thái chi phối văn hóa của ngành ngân hàng, văn hóa của ngành dầu mỏ của mọi nước trên thế giới. Khi lập thuyết họ có nền móng, và tối ưu hóa. Vì vậy áp dụng được cho mọi thời và mọi nơi.
Góp ý tác giả: tonphi2021@gmail.com
Chú có file sách kinh Talmud không, vui lòng share cho xin với
ThíchThích
Nam Ttng không có anh.
ThíchThích
Cảm ơn chú
ThíchThích
Em thật dày công nghiên cứu viết những bài rất hay.
ThíchThích