Lê Minh Tôn

Trong chiến tranh giữa nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn, có một nhân vật tuy thầm lặng nhưng đã ảnh hưởng đến toàn bộ thắng thua trong cả cuộc chiến. Đó là giám mục Bá-Đa-Lộc, môt giám mục rất nổi tiếng từ Á sang Âu.
Chuyện kể rằng, cả vương tộc nhà Nguyễn bị nhà Tây Sơn tàn sát. Ban đầu, nhà Tây Sơn dấy binh bằng khẩu hiệu phù chúa Nguyễn, dẹp loạn thần Trương Phúc Loan. Sau này, khi đã dẹp được Trương Phúc Loan, nhà Tây Sơn lại muốn diệt luôn cả nhà Nguyễn, đối tượng phụng sự của họ lúc ban đầu. Việc làm đó tự đốt đi chính nghĩa của nhà Tây Sơn. Gia đình của thế tử Nguyễn Ánh bị giết không còn một mống.
Vì sao tác giả gọi Nguyễn Ánh là “thế tử” chứ không gọi là “thái tử”? Danh từ “thái tử” chỉ dành cho hoàng tử nào được chỉ định sau này sẽ kế vị vua. Nhà Nguyễn trong nam chưa dám xưng là triều đình. Người lãnh đạo cao nhất, chúa Nguyễn, chỉ cấp bậc chúa, chứ không dám xưng vua. Bởi vậy, các con của chúa Nguyễn, cùng lắm gọi là thế tử, vương tử. Đây là sự tôn trọng của nhà Nguyễn ở Đàng Trong dành cho nhà Lê ở Đàng Ngoài. Vua Lê còn sống đó, chúng thần trong nam này không dám xưng độc lập, tiếm mạo ngai vàng. Ta hãy cùng coi chỗ ngồi của các chúa Nguyễn truyền cho đến các vua Nguyễn, không phải là ngai vàng, mà làm bằng gỗ, rất đơn sơ.
Thế tử Nguyễn Ánh bỏ trốn, trong tay không còn một cắc bạc, chỉ có con dấu của nhà Nguyễn, sau này sẽ gọi là “quốc ấn” cho nó sang. Trong lúc quan binh Tây Sơn truy đuổi, thế tử Nguyễn Ánh chạy vào nhà một con hát. Cậu bé nhà con hát chỉ cho Nguyễn Ánh chui vào bồ thóc nằm im. Quan binh Tây Sơn vào nhà lục lọi không thấy gì rồi cho đi qua.
Thời ấy, kép hát được coi là mạt nghề của xã hội, thân phận thấp hèn. Thường sau khi hát, cô đào phải dâng rượu, và sau đó nhạc công lui ra, cô đào phải dâng thân xác cho quan khách mua nhạc. Bởi vậy, ngoài miền Bắc có luật cấm con trai của kép hát đi thi, sợ nó thi đỗ sẽ làm ô uế triều đình, ô uế chốn quan trường. Người ta nói, trong sỏi đất có chạch vàng. Có một con trai tên là Đào Duy Từ, có mẹ rất đẹp làm nghề kép hát nên không được đi thi. Mẹ phải chịu về làm thiếp ( vợ lẽ) cho một ông quan rồi mới được ông đó sửa hồ sơ cho mà đi thi. Không phụ lòng mẹ và ông cha dượng, cậu bé Đào Duy Từ thi đỗ rất cao. Nhưng cái kim trong bọc giấu mãi cũng lòi, một ngày nọ có một người tố cáo với vua Lê chúa Trịnh rằng, Đào Duy Từ là con kép hát. Anh hoảng sợ, bỏ ấn từ quan, chạy vào nam theo chúa Nguyễn Hoàng. Tại đây, Đào Duy Từ cố vấn cho vị chúa đầu tiên của nhà Nguyễn đắp Lũy Thầy, làm cho quân Trịnh 200 năm không thể nam tiến. Dân gian vẫn còn câu hát:
Khôn ngoan qua được Thanh Hà
Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy.
Lịch sử lặp lại. Lần này, lại một con hát cứu con trai của chúa Nguyễn thoát nạn.
Song, quan binh Tây Sơn rải khắp các hang cùng ngõ hẻm, cậu bé Nguyễn Ánh ở nhà con hát, sớm muộn cũng sẽ lòi ra. Nghe nói, các cố đạo Tây phương hào hiệp trượng nghĩa, Nguyễn Ánh thử vận may, chạy đến nhà thờ xin gặp giám mục Bá Đa Lộc.
Tại đây, giám mục Bá Đa Lộc nghe chuyện của cậu bé tự xưng là Nguyễn Ánh. Một đệ tử của Bá Đa Lộc nhận ra, bảo đúng đây là vương tử nhà Nguyễn thật rồi, đã có dịp gặp trong hội chợ. Nguyễn Ánh lại đưa ấn tín của nhà Nguyễn ra. Giám mục Bá Đa Lộc quỳ xuống, tuyên thệ phò trợ chúa Nguyễn Ánh. Bên ngoài tiếng chó sủa, đoàn cảnh binh Tây Sơn không thể ngờ được rằng chúa Nguyễn Ánh trốn trong nhà thờ.
Hàng ngày, giám mục Bá Đa Lộc nói chuyện với chúa Nguyễn Ánh. Nói chuyện về Đức Giê-su. Song, trong lúc này, Nguyễn Ánh kệ Chúa, anh chỉ nghĩ làm sao phục quốc, làm sao trả được mối thù giết cha làm nhục chú. Nếu vậy, Bá Đa Lộc bày cho một cách, đó là liên minh với nước Pháp, một dân tộc tuy ở rất xa nhưng đánh giặc giỏi. Nguyễn Ánh cả mừng, gật đầu đồng ý. Ánh phong cho Bá Đa Lộc làm quốc sư, làm toàn quyền. Rồi Ánh trao con trai cho Bá Đa Lộc làm con tin, trao ấn tín cho Bá Đa Lộc làm chứng. Vị giám mục cùng ấu chúa giăng buồm sang Pháp kết thân.
Khốn nỗi, nước Pháp lúc đó đang rất lộn xộn. Cách mạng vừa phế bỏ chế độ quân chủ có vua để thành lập chế độ tổng thống của giai cấp tư sản. Nội các mới của Pháp từ chối cung cấp viện trợ quân sự cho chúa Nguyễn, dù Bá Đa Lộc hứa hẹn sẽ cho Pháp nhiều cơ hội giao thương, và cả đảo Côn Lôn nữa. Xin nước Pháp chủ trì chính nghĩa không được, giám mục Bá Đa Lộc gạt nước mắt ra khỏi cung điện. Ông mời gọi các nhà giàu Pháp hãy cùng đầu tư cho chúa Nguyễn ở An Nam. Nhìn ra được triển vọng của chúa Nguyễn Ánh, người thì góp vàng, người thì góp bạc cho Bá Đa Lộc mua được nhiều chiến thuyền. Nghe được chuyện nhà Tây Sơn diệt chủng rồi quật mồ đào mả nhà Nguyễn ở Huế, người Pháp không ai là không đau lòng. Vốn quen biết sẵn giám mục Bá Đa Lộc, họ bảo ông cần gì cứ nói, chúng tôi sẽ quyên góp đủ. Tuyệt vời hơn nữa, một số kỹ sư tàu thủy, kỹ sư công binh, cùng một số sĩ quan hải quân của Pháp nhập trận. Thế là đoàn chuyên gia giương buồm về An Nam.
Về đến An Nam đã có sẵn tin mừng. Các quần thần trung thành của Nguyễn Ánh đã chiếm được thành Gia Định, tức đô thành Sài Gòn ngày nay. Gia Định là thành có vị thế chiến lược. Tại đây, đoàn chuyên gia Pháp bày cho quân đội mới chiêu mộ của Nguyễn Ánh cách đóng tàu thủy quân sự chuẩn châu u, cách chế tạo hỏa lực, cách bài binh bố trận, cách đương đầu thuỷ chiến. Quân nhà Nguyễn, gồm cả người Hoa bị Nguyễn Nhạc nhà Tây Sơn tàn sát, làm việc ngày đêm để chờ hiệu lệnh tiến quân ra Bắc.
Quân nhà Tây Sơn cũng giỏi chớ không phải dạng vừa. Thủy quân của Tây Sơn là người Hòa Lan trực tiếp sang cố vấn. Những anh nông dân học rất nhanh. Nhà Tây Sơn nghĩ ra cách buộc pháo súng lên lưng voi. Vì vậy thời gian đầu nhà Nguyễn mới thua liểng xiểng.
Nhưng nay tình hình đã rất khác. Nhà Nguyễn vừa làm việc có bài bản, vừa có thế chiến lược. Dân Công giáo ở miền nam nô nức đầu quân cho Nguyễn Ánh. Giám mục Bá Đa Lộc kêu gọi được nhiều viện trợ tài chính nữa. Hai bên dường như hẹn nhau ở trận đầm Thị Nại năm 1901.
Trận đầm Thị Nại là một biến cố quan trọng. Nếu thắng, nhà Tây Sơn không được gì. Nêú thua, họ mất tất cả. Nhà Nguyễn, nếu thua trận đầm Thị Nại, họ lại rút vào nam cố thủ. Nếu thắng, họ lại dùng đó làm bàn đạp tiến quân ra Bắc nữa. Nhà Tây Sơn rất anh dũng trong trận đầm Thị Nại. Sĩ quan hải quân Pháp của Nguyễn Ánh đánh mãi không được, nản quá muốn rút về. May sao lúc đó, gió bỗng thổi ngược hướng tính toán của cả hai bên, thành ra thế có lợi cho nhà Nguyễn, bất lợi cho nhà Tây Sơn. Chỉ chờ có thế, quân nhà Nguyễn dùng máy móc phóng hỏa đốt sạch chiến thuyền của nhà Tây Sơn. Đến rạng sáng mai, khắp doanh trại Tây Sơn chỉ còn nghe tiếng khóc.
Đánh xong Nguyễn Nhạc, chúa Nguyễn Phúc Ánh cho lính nghỉ ngơi dài hạn. Họ chậm rãi lấy nốt thành Phú Xuân và các tỉnh miền trung Việt Nam. Tin thua trận báo ra ngoàu Bắc, mà Tây Sơn Nguyễn Huệ cũng bất lực nhìn thời cuộc. Địa hình Việt Nam hẹp bề ngang ở khúc Hà Tinh-Quảng Binh-Quảng Tri-Thừa Thiên. Cho nên, Quang Trung muốn tiến quân vào nam bằng đường bộ thì rất khó. Đường biển thì công pháp quốc tế nào giờ công nhận chủ quyền nhà Nguyễn đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kể cả khi Nguyễn Nhạc còn sống cũng không vận động được tàu bè quốc tế công nhận nhà Tây Sơn làm chủ hai quần đảo này. Thắng thua ở đường biển, ở hải quân. Mất đường biển, đoàn chuyên gia Hòa Lan muốn về nước gọi thêm viện trợ cho quân Tây Sơn cũng đành kẹt lại. Vừa mất đường bộ, vừa mất đường biển, cậu em Quang Trung Nguyễn Huệ, nhánh duy nhất còn sót lại của nhà Tây Sơn âu sầu đến mức sinh bệnh. Không có ai đầu độc Quang Trung ở đây cả.
Thế rồi Quang Trung chết. Quang Toản còn nhỏ quá, 6 tuổi lên ngôi. Các tướng võ thì kiên quyết cố thủ Thăng Long đến cùng. Các tướng văn thì thấy thế lực của nhà Nguyễn Ánh quá vượt trội, lần lượt cởi áo từ quan đi ở ẩn như Nguyễn Thiếp. Một vài trận càn nhẹ nhàng nữa, chúa Nguyễn Ánh, tức Nguyễn Gia Long, hoàn toàn xóa sổ nhà Tây Sơn.
Tóm lại, tổng kết cả một cuộc chiến, người ta thấy phần trăm thắng bại nằm ở tay của một thầy tu, đó là giám mục Bá Đa Lộc.
Nếu ngày nguyễn Ánh chạy vào nhà thờ xin ẩn nấp, giám mục Bá Đa Lộc vào phe với nhà Tây Sơn, thì chúa Nguyễn Ánh chết chắc chắn rồi. Nhà Nguyễn sẽ bị xóa sổ mãi mãi. Nếu giám mục Bá Đa Lộc cùng đoàn chuyên gia Pháp về Gia Định muộn mấy tháng, có lẽ các quan thần nhà Nguyễn cũng không giữ nổi thành Gia Định, rồi phải đầu hàng nhà Tây Sơn. Nhưng giám mục Bá Đa Lộc đã chọn đúng chúa, về nước đúng lúc, cho nên mới thống nhất đất nước, kết thúc cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Sài Gòn 12 tháng 07 năm 2021.
Góp ý tác giả: tonphi2021@gmail.com
