Vụ án con lươn trong công đường Nho giáo.

19.07.2021

Chuyện kể rằng, ở Hà Tĩnh, Việt Nam, có một ông tên là Bùi Cầm Hổ. Hằng ngày, Bùi Cầm Hổ đặt ống lươn bắt lươn mang ra chợ bán. Một ngày nọ, anh đến một phố thị. Ở đó, người ta đang kháo nhau về một vụ giết người. Một cô vợ nấu cháo lươn cho chồng là binh sĩ ăn. Sau khi ăn, người chồng sủi bọt mép, lăn đùng ra chết. Gia đình nhà chồng trói cô vợ lên công đường. Quan chuẩn bị tuyên án tử cho cô.

Bùi Cầm Hổ nghe chuyện, ra chợ mua một giỏ lươn, lựa từng con rất kỹ. Lúc thăng đường, Bùi Cầm Hổ xin vào tòa. Anh bảo quan tòa rằng, tôi sẽ bào chữa cho cô gái. Quan tòa đồng ý. Bùi Cầm Hổ sai đổ giỏ lươn ra sàn nhà, rồi bắt trong số đó 3 con, sai lính đi nấu cháo cho chó ăn. 3 con chó lăn ra chết cả 3 con. Quan tòa hết đỗi ngạc nhiên. Bùi Cầm Hổ báo lên quan rằng:

“Bẩm quan. Con làm nghề bắt lươn nên con biết. Con lươn khi bò thì luôn lầm lũi, mặt cúi gầm xuống đất, còn có một con rắn hoàng xà giống hệt con lươn, khi bò thì ngỏng đầu lên. Ai ăn vào chết ngay tức khắc. Chị kia không biết, mua nhầm, nấu cho chồng ăn.”

Quan nghe thấy, sáng mắt ra. Quan tòa tuyên người con gái vô tội ngay tại chỗ. Cử tọa, những người dân phố thị, các bậc hương thân phụ lão, vỗ tay rầm rộ. Quan tòa báo vụ án đó lên kinh, triều đình biết anh bắt lươn giỏi, cho làm quan phụ tá.

Nhà kia, mẹ chồng và nàng dâu ôm nhau khóc nức nở. Suýt nữa thì gia đình mất nàng dâu hiếu thuận.

Vụ án con lươn trong công đường Nho giáo là vụ án rất nổi tiếng. Ông Bùi Cầm Hổ người Hà Tĩnh được khen cho đến tận bây giờ. Chúng ta hãy cùng so sánh với những vụ án ngày nay.

Thứ nhất, nếu là ngày nay, ông Bùi Cầm Hổ không được bước vào công đường. Trong nền văn minh Nho giáo, người ta coi trọng con người, cho nên Bùi Cầm Hổ mới được vào công đường. Ngày nay có những vụ án kéo dài 13 năm, luật sư không được gặp bị cáo. Trong một bài trước đây ( Bồi thẩm đoàn trong văn minh Tây phương), chúng tôi có nói rằng, chốn pháp đình có sự oai nghiêm của chốn pháp đình. Chốn pháp đình của Nho giáo rất tôn nghiêm, người giỏi sẽ được dùng.

Thứ hai, ông quan trong chốn pháp đình Nho giáo hết sức chơi đẹp. Bản án ( tử hình người con gái) ông đã tuyên, nhưng tự tay ông rút. Tinh thần mưu cầu chân lý và đi đến tận cùng sự thật. Câu nói “Đừng trách tôi, hãy trách người bắt tôi xử” không bao giờ xuất hiện trong chốn pháp đình của Nho giáo. Với một phong khí tôn nghiêm như vậy, tạo tiền đề cho sự xuất hiện của những con người như Bao Công, mà dân chúng ái mộ đặt tên cho là Bao Thanh Thiên. Nếu bạn bị oan ức, hãy chạy đến phủ Khai Phong.

Bên Thái Lan mới đây, có vị thẩm phán rút súng tự tử vì bị đồng nghiệp ép xử oan một người dân. Người ta nói Thái Lan vẫn còn chút gì đó của Nho giáo, trung quân ái quốc. Nền quân chủ lập hiến dựa trên Nho giáo rất có tinh thần hiệp sĩ.

Thứ ba, triều đình. Triều đình Nho giáo săn lùng người giỏi, và tạo bầu văn hóa cho người giỏi làm việc. Người giỏi có thể không cần chế độ đãi ngộ tốt, họ cần phong khí tốt. Đừng tưởng cứ đi theo Tây là tốt. Nước Pháp cũng quan liêu chán, chỉ có Bỉ, Anh là có phong khí dân chủ mạnh mẽ. Bỉ và Anh ngày nay giống hệt thời Nho giáo cực thịnh nhà Lê thời xưa. Nếu một triều đình không có phong khí, cho dầu trả lương cao, người giỏi cũng đi.

Thứ tư, về dân chúng. Tôi nghĩ rằng dân chúng thời Lê giỏi hơn ngày nay. Nền đạo đức Nho giáo tràn trề hoạt lực. Nhà giáo Lê Trọng Hùng ở Hà Nội khi còn ở ngoài nhận xét rằng, Nho giáo là gốc rễ của dân tộc Việt Nam. Nhiều người đòi đập Nho giáo. Nhưng khi đập con người “Nhân-nghĩa-lễ-trí-tín” đi rồi thì không biết phải xây dựng con người mới như thế nào. Đây là lý do người Trung Quốc ngày nay ác hơn người Trung Quốc ngày xưa. Những người dân trong vụ án con lươn vỗ tay rầm rầm khi Bùi Cầm Hổ tìm ra chân lý được giáo dục rất tốt, trong mái trường của thầy Khổng.

Khi thầy Khổng “chết” đi rồi, đất nước Việt Nam rơi vào nồi lẩu văn hóa (melting-pot), một dàn nhạc không có nhạc trưởng. Việt Nam thời nào cũng có trí thức đầu sỏ. Nếu nhìn vào số lượng thì Lương Kim Định, Trần Văn Đoàn, Lê Trọng Hùng chỉ là số ít. ‘Nhất tơ phù cửu đỉnh: 1 sợi tơ treo 9 mâm đồng’, mâm đồng là cả xã hội, còn sợi tơ tức những kẻ trí thức nghiêm túc. Cái chúng tôi nhìn là sức mạnh trường tồn nghìn năm dai dẳng. Lý Quang Diệu đã từng công nhận sức mạnh của người Việt lớn hơn Sing nhiều.

Vụ án con lươn nói lên rất nhiều điều, “triết Nho, hay phẩm cách của hiền nhân. Nó đi ra từ tấm lòng trong sáng, cao thượng. Nó là đẳng cấp cao nhất mà văn hiến Việt đạt đến. Và tâm hồn cao thượng cũng là phẩm cách những quốc gia khác tôn vinh, ngưỡng mộ.”- Phạm Mạnh Khôi.

Lê Minh Tôn

Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com

7 bình luận về “Vụ án con lươn trong công đường Nho giáo.

  1. Rất nhân văn! Câu mà khi đổ lươn ra, có con giống lươn, nhưng nó là rắn(hay ngóc đầu), lươn thì bò cúi gầm! Nhờ đặc điểm này mà ta nhận dạng được thằng nào bưng bô, thằng nào rắn đóng giả lươn!kkk

    Thích

  2. Văn minh Nho giáo lấy nhân đức làm trọng, các vụ án đều được xem xét kỹ lưỡng vì thế đời Tống mới có Bao Thanh Thiên.
    Thời xưa ở công đường dân đánh trống kêu oan tức thì được xem xét. Thời nay, dân căng băng rôn biểu ngữ đứng khắp trời nhưng quan chức vẫn làm ngơ, một nền tư pháp băng hoại, Công Lý chỉ là diễn viên hài.

    Thích

  3. Ông Bùi Cầm Hổ nói: ” khi con lươn trườn nó chúi đầu xuống lủi lủi không ngóc đầu lên, chứ không phải nói là nó không ngỏng đầu lên đâu nhá. Nhà văn, nhà triết phải luôn luôn nhớ và khắc ghi trong đầu là bánh mì không phải là lương thực.
    😂⚒️😂

    Thích

  4. Tôn Phi
    Chỉ có con Hoàng xà hình dạng bên ngoài giống hệt con lươn, nó có độc tố mạnh chết người, khi bò nó ngóc đầu lên vì nó là con rắn độc.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s