Pháo đài số của Dan Brown- ngành tin học Mỹ đã phát triển đến mức độ nào?

Tiểu thuyết gia Dan Brown của nước Mỹ là một nhà báo khoa học nổi tiếng. Ông sở hữu nhiều công ty công nghệ, tổng tài sản nằm ở mức 3 tỷ Usd. Hai cuốn sạc đáng chú ý về công nghệ của ông là “Pháo đài số” và “Điểm dối lừa”.

Ở Việt Nam, ngành công nghệ thông tin, một bộ môn ứng dụng của tin học, đang nằm ở mức gia công phần mềm, lập trình xuất/nhập tiền ở các ngân hàng, lập trình điện máy cơ hạng trung, và lập trình game. Một nước rất giỏi về các mảng này là Ấn Độ.

Tôi có một thằng bạn người Ấn Độ. Nó tốt nghiệp đại học ngành toán học ở Ấn Độ. Sau khi tốt nghiệp, ứng tuyển vào ngân hàng Standard Chartered ở Việt Nam, lương tháng 100 triệu. Anh chàng vừa quản lý các IT, vừa quản lý các accountant ( kế toán) người Việt. Nói chung, giỏi toán thì chắc chắn giỏi tin, còn giỏi tin chưa chắc đã giỏi toán.

Trở lại câu hỏi đầu bài, ngành tin học đã phát triển đến mức độ nào? Pháo đài số kể về ngành tin học Mỹ. Họ đã tạo ra được các xã hội mô phỏng, và đưa con người vào trong các xã hội mô phỏng đó. Đây là bước thứ nhất.

Bước thứ hai, người ta “ném” các chủ thuyết vào các xã hội mô phỏng đó. Chẳng hạn, người ta nhập Cơ-đốc giáo vào xã hội này, nhập Phật giáo vào xã hội kia, chủ nghĩa Marx vào xã hội này, chủ nghĩa Marx Webber vào xã hội kia.

Sau một thời gian, máy tính cho ra kết quả, xã hội có bao nhiêu phần trăm là viên chức, bao nhiêu phần trăm dân lao động, bao nhiêu phần trăm đại học, bao nhiêu phần trăm giang hồ, bao nhiêu phần trăm là trộm cướp, bao nhiêu phần trăm là đĩ điếm, bao nhiêu vụ bạo hành gia đình… Kết quả máy tính mô phỏng không khác so với thực tế là bao.

Đến đây, thuyết nào là chính đạo, thuyết nào là tà đạo lòi ra cả. Không ai chối chữa được nữa, vì tất cả đã rõ như ban ngày. Thành tựu của ngành tin học Mỹ giúp con người nhận biết đúng sai, thiện ác, chính tà. Câu nói ” Chủ thuyết ban đầu thì đúng, nhưng sau này con người thực hiện thì sai” là một câu nói xảo ngôn, được máy tính chứng tỏ làm rõ.

Dan Brown có thể là một nhà văn vô thần, nhưng vô thần chính trực. Các tác phẩm của ông thể hiện nền đạo đức Kinh Thánh rõ rệt.Ngành điện toán. Lịch sử, cơ sở lý thuyết là 64 quẻ ( 1 bai = 2 mũ 6 bít) Kinh Dịch, sinh ra tại Viêm Việt. Toán nòng nọc được khái quát hóa và trừu tượng hóa thành toán nhị phân bởi Leibnitz, nhà toán học, triết gia nước Phổ. Cuối cùng, ngành điện toán trưởng thành tại Hoa Kỳ.

Vài nét về cơ duyên giữa người viết và tác phẩm Pháo Đài Số. Tôi mua tiểu thuyết Pháo Đài Số vào đầu năm nhất, mua bỏ trên kệ chứ không đọc. Hè năm hai, tôi mới đọc. Đến năm ba, cô giáo dạy Văn học Tây Âu giục lớp đọc Pháo Đài Số thì tôi mới biết có lợi thế lớn. Song tôi không tốt nghiệp ngành văn học tại Việt Nam mà tốt nghiệp ngành triết văn tại Mỹ hệ chuyển tiếp chế độ. Khi ra trường, tôi không biết phải làm gì. Nhưng những ý tưởng trong Pháo Đài Số không ngừng thôi thúc. Tôi tiếp tục ghi danh vào một trường đại học Mỹ và việc tốt nghiệp văn bằng hai ngành khoa học máy tính chỉ còn là vấn đề thời gian. Nếu bạn muốn làm một nhà tư bản về công nghệ, Pháo Đài Số là tác phẩm bắt buộc phải đọc. Các tác phẩm khác của Dan Brown như “Mật mã De Vinci”, “Hỏa ngục” có thể là tưởng tượng rẻ tiền được huyền thoại hóa. Song, Pháo Đài Số là một kinh điển thực sự trong văn học. Những ý tưởng trong Pháo Đài Số không còn là truyện nữa, nó đã là thực tế rồi.

Sài Gòn, tháng 7 năm 2021.

Lê Minh Tôn
Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com( Viết tặng một cô giáo dạy toán thời cấp ba).

Advertisement

4 bình luận về “Pháo đài số của Dan Brown- ngành tin học Mỹ đã phát triển đến mức độ nào?

  1. Bạn Tôn Phi cho mình hỏi! Bạn học KHXHNV, nhưng lại có thể học tin học? Và tin học thì khối A, các môn trong tin học hoàn toàn không liên quan đến khối nghành bạn học?
    Bạn có bí quyết gì xin chia sẽ!

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s