Lê Minh Tôn
Khi chúng tôi nói rằng, Việt Nam bây giờ đang ở trong nền văn minh Phật giáo, và đang chuyển đến giai đoạn cuối cùng, nhiều người hẳn sẽ rất ngạc nhiên, thậm chí mủi lòng. Vì vậy, chúng tôi sẽ cho quý vị xem những bằng chứng hiển nhiên để quý vị biết rằng Việt Nam đang ở trong nền văn minh Phật giáo.
Thứ nhất, về mặt luật pháp. Đặc điểm của Phật giáo là quá nhiều điều luật. Từ năm Thích Ca rời cây bồ đề 40 tuổi, nhận mình giác ngộ, cho đến năm 80 tuổi chết vì cơm có độc, Thích Ca đã lập ra quá nhiều điều luật. Giáo hội của Đức Chúa Trời ( giả sử có Đức Chúa Trời) trong vòng 1500 năm chỉ có 10 điều luật, và có sách Đệ Nhị Luật để giải thích 10 điều luật đó. Hoàn cảnh nước Việt Nam bây giờ cũng vậy. Người dân Việt Nam gặp quá nhiều điều luật, quá nhiều thủ tục. Trong khi, các nước theo văn minh Cơ- đốc luôn có rất ít điều luật phải tuân theo. Cách tổ chức bộ máy ở Việt Nam là cách tổ chức Phật giáo. Cách tổ chức nền kinh tế cũng là cách tổ chức Phật giáo.
Về tính chất lập luật. Nước Nga Xô-Viết có nền luật học tương đối trưởng thành. Hiến pháp Nga không có mâu thuẫn nội hàm, luật pháp như những đoàn tàu chạy song song. Dù sao, nước Nga là nước Chính thống giáo nên ăn nói rõ ràng rành mạch. Khi Liên bang Xô-Viết tan rã thì có “Liên bang Nga” chứ không có “Cộng hòa liên bang Nga” như nhiều người vẫn nhầm. Ngược lại, các nước Phật giáo, luật pháp rối như nhúm hẹ. Hiến pháp có nhiều mâu thuẫn nội hàm. Luâth pháp thì điều luật này trói chân điều luật kia. Vì lý thuyết đã hỏng rồi, cho nên khi ứng dụng ra thực tế, quan chức phát biểu rất ngây ngô, lời nói luộm thuộm. Nguyên nhân sâu xa nằm ở triết lý khởi nguyên.
Triết học Phật giáo là triết học rắn cắn đuôi. Văn hóa Phật giáo vì vậy có rất nhiều mâu thuẫn hiển nhiên. Nói rằng con người tự mình giải thoát, ấy mà lại có lễ xá tội vong nhân. Nói rằng con người tự chịu kết quả do các công việc mình làm song lại sinh ra các dịch vụ như cúng trăng, cúng sao…Một vòng luẩn quẩn không ra được.
Xã hội Việt Nam thực chất đang là xã hội Phật giáo, từ cách tổ chức bộ máy cho đến văn hóa đại chúng. Trước khi thi lên chùa xin làm phép bút mực để được điểm cao. Những tờ báo lớn còn cổ vũ cho việc cúng thần rùa, còn hướng dẫn thí sinh cúng thần rùa sao cho “đúng cách”. Tư tưởng đang cai trị dân chúng đang là tư tưởng Phật giáo.
Nhiều người học Tây cho rằng lực cản của xã hội là Nho giáo. Họ không phân biệt được con lươn và con rắn hoàng xà. Hai con này giống hệt nhau. Con lươn là Nho giáo. Con rắn hoàng xà là Pháp gia và Phật giáo. Trong một xã hội Nho giáo, không bao giờ có chuyện cúng thầy Khổng trước khi thi. Một xã hội tổ chức theo Nho giáo có rất ít điều luật. Ông quan được phép ứng biến các điều luật để tránh án oan cho tử tù. Ngược lại trong một xã hội Pháp gia hoặc một xã hội Phật giáo, luật pháp ngày càng nhiều, ngày càng sắc máu, để cho kẻ bị trị có sự tuân phục tuyệt đối đối với quan trên. Xã hội Nho giáo và xã hội Pháp gia- Phật giáo khác nhau như vậy.
Trong xã hội Việt Nam, các điều luật trói chân nhau ( rắn cắn đuôi). Không chỉ Việt Nam, tất cả các nước Phật giáo đều gặp vấn nạn này. Những dấu ấn mà Phật giáo đặt vào dân tộc Việt Nam là không kể xiết. Bạn thân của Phật giáo là hầu đồng. Hễ xã nào có nhiều chùa thì xã đó có nhiều hầu đồng. Ngược lại, văn minh Cơ-đốc ngăn cấm chuyện người sống trong gia đình giao thông với người chết.
Hàn Quốc và Nhật Bản, kể từ khi đặt 2 bản hiến pháp mang màu sắc Tin Lành vào xã hội, thì hầu đồng, cúng trăng, cúng sao, những chuyện mê tín trong xã hội tự nhiên giảm xuống.
Xã hội Sài Gòn từ 1954 đến 1975 là xã hội tư bản Nho giáo. Trong một xã hội như vậy, các dịch vụ thắp nhang, cúng trăng, cúng sao, trước khi thi không có đất sống. Chính vì vậy, hòa thượng Thích Quảng Đức tuyên bố pháp nạn, mặc dù chẳng ai đánh đập gì giáo hội của ông ta.
Về giáo dục. Ta hãy so sánh trường Văn Khoa ( Sài Gòn) với trường Khoa học xã hội và nhân văn (thành phố Hồ Chí Minh). Giảng viên trường Văn Khoa Sài Gòn đa số là linh mục, như Lê Tôn Nghiêm, Trần Thái Đỉnh,…Chất lượng đầu ra là chuẩn quốc tế. Vì vậy ta thấy trong lúc di tản, người cử nhân được trưng làm công chức ngay khi họ sang đến Đức, Pháp, Mỹ. Văn hóa Nho giáo lai với văn hóa Cơ-đốc. Một giảng viên khác, theo đạo Phật, là Phạm Công Thiện, rất giỏi nhưng lại rơi vào vô định, hư vô chủ nghĩa ( nihilisme). Anh không hòa nhập được với trường Văn Khoa. Nhưng nhờ bầu phong khí tranh luận của trường Văn Khoa, các tác phẩm của anh khá nổi tiếng. Sau khi giải tán trường Văn Khoa, các tác phẩm của Phạm Công Thiện cũng hết còn vang bóng.
Ngày nay, các giảng viên trường Nhân Văn, nhất là khoa văn và khoa triết, đều là Phật giáo. ( Người Công giáo không thể lọt vào được đâu.) Tình hình lại giống như Phạm Công Thiện. Hồi tôi học (2014-2019), các thầy trong khoa than rằng lương thấp, 200 UsD đến 400 Usd một tháng, chưa kể sụt giảm vật giá. Chỉ 50 năm trước, dạy Văn Khoa là lương tháng ngàn đô. Giáo sư đầu sỏ lương phải đến 2 000.
Trong một lớp học, một ông linh mục giảng bài khác hẳn với ông giáo sư Phật học giảng bài. Ông linh mục tin vào mầu nhiệm chuộc tội ( đổ huyết của chúa Giê-su) nên nói chuyện sinh viên rất dễ nghe. Họ hay tha thứ cho sinh viên. Ngược lại ông giáo sư Phật giáo, vì không có mầu nhiệm chuộc tội, nên nói như kiểu được rồi, giọng giảng bài cứ như thách thức. Bên Hồng Kông cũng vậy, các mục sư tổ chức được những lớp học trong mơ. Các chủ đề đàm đạo giữa thầy và trò kéo dài nhiều năm sau đó. Trò có thể sửa sai cho thầy, vì cả hai đều nằm ở dưới mầu nhiệm chuộc tội. Bạn không thể sửa sai cho ông thầy Phật giáo được đâu. Ra đề kiểu đánh đố.
Phật giáo ban đầu chỉ là một triết lý. Song, sau này nó biến tướng thành tôn giáo. Đây là bệnh ngồi nhầm chỗ. Chính vì vậy, trong một xã hội Phật giáo, nhiều người có bằng đại học rồi mới có bằng cấp 3. Nho giáo, trái lại, ngoan ngoãn khom mình ở thân phận một triết lý, không dám nhảy lên đợt tế tự, cho nên Nho giáo vẫn còn. May mắn cho Nho giáo là giới trẻ ngày nay ngày càng nhiều người nhận ra Nho giáo là chủ đạo của dân tộc Việt, ghi khắc trên trống đồng. Mạng wikipedia tiếng Việt do người Việt viết đề tôn giáo của vua Gia Long là Nho giáo và Phật giáo. Đó là sai. Đề, học vấn Nho giáo, tôn giáo Phật giáo mới đúng. Rối rắm và bất minh như vậy, Phật giáo ngày càng ít tín đồ. Cách cứu nguy Phật giáo duy nhất hiện nay là ngồi đúng chỗ, tức là nhảy xuống đợt triết lý.
Về truyền thông, Việt Nam đang nằm ở gần bét bảng thế giới. Bạn còn nhớ chuyện hàng trăm tờ báo nhảy vào đập một hội thánh vừa qua. Chúng ta đều biết ai đứng sau hàng trăm tờ báo đó, họ công ty với nhau để dân chửi một hội thánh. Song, bà mục sư của hội thánh đó lên ngôn luận trả lời một bài, ngắn bằng một tờ A4, quá hay. Thành ra, lý luận của hàng trăm tờ báo kia trở thành hạ cấp. Dân chúng Việt Nam quay sang ủng hộ bà mục sư. Ẩn danh, chửi người ta không y cứ trên kinh điển, là đặc sản của Phật giáo. Bên nước Ý, văn hóa tranh luận rất đồng đẳng. Cậu sinh viên Ruồi Trâu và ông hồng y Môntaneli cãi nhau trên tạp chí của thành phố. Anh sinh viên chứng minh giáo lý của Công giáo là sai, mà hồng y Môntaneli không cãi lại được. Cả thành phố đều biết, biết không phải để bỏ đạo, biết để hiểu hơn về đạo. Hay như bên Hàn Quốc cũng có tuần san tôn giáo, cho người ta tranh luận về đạo trong văn hóa hiệp sĩ. Tuyệt nhiên không có nước nào như Việt Nam, báo đài tranh luận như hàng tôm cá.
Vì vậy chúng ta nói, Việt Nam đang ở trong pha cuối cùng của văn minh Phật giáo, trước khi chuyển sang pha đầu tiên của văn minh Christ giáo. Hết đêm trường Phật giáo này, bình minh Christ giáo sẽ đến cho dân tộc Việt Nam.
Sài Gòn, ngày 20 tháng 07 năm 2021
Lê Minh Tôn
Đăng lần đầu 20 tháng 07 năm 2021-Cập nhật mới nhất 14 tháng 08 năm 2021 theo yêu cầu của quý vị độc giả.
Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com
Thông tin về xuất thân, học vấn, bằng cấp của tác giả ở đây:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2256914767783906
Căn nguyên Phật giáo thì tốt. Chỉ là sau này bị cải biên lai tạp nên có sự hiểu sai, làm sai hoặc lạm dụng.
ThíchThích
Phật Thích Ca cuối đời có phán một câu, ta không phải là đường đi, không phải là chân lý, ta cũng không biết ta sẽ về đâu.
ThíchThích
Xin lỗi Y Jao Buon Ja! Lời phán của Phật Thích Ca như bạn nói ghi chép ở tài liện nào? Nếu không có tà liệu dẫn chứng là nói bậy đó.
ThíchThích
1. Tác giả, thông qua các bài viết tôn vinh Tin Lành (kèm theo đó là miệt thị Phật giáo) gần đây, mà cố tình không để ý tới lời nhắn nhủ của bản nhân: Phật = Bụt=Buddha=Giác Ngộ= Tự Giác=Bồ Đề, nên, bản nhân đã lưu ý tới tác giả rằng Israel là một trong những mảnh đất cuối cùng trong thế giới này MANG TÍNH PHẬT. Bây giờ đọc bài viết này của tác giả thì bản nhân cực kỳ thất vọng, vì, tác giả mất khả năng nhận thức được trên cõi này, ngoài Israel, còn có vài mảnh đất nữa là mảnh đất Phật cuối cùng
2. Phật giáo, khi không còn TÍNH PHẬT nữa thì nó sẽ bị THƯƠNG MẠI HÓA, các nhà chùa quốc doanh hoặc của các cty cổ phần sẽ trở thành công cụ kiếm tiền cho BỌN CỦ CẶC, cho dù,
chúng ẩn dưới danh nghĩa cực kỳ hay ho nào đó
3. Điều đau khổ nhất của Phật giáo là khi đã trở thành CÔNG CỤ KIẾM TIỀN, thì sẽ bị BỌN CỦ CẶC coi thường: hãy nhớ tới vụ lấy TÂY DU KÝ minh họa cho việc PHẬT GIÁO cũng ăn hối lộ nhé!?
ThíchThích
Rất triết lý.
ThíchThích
1 điều quan trọng nữa về định nghĩa tử đạo,Là người đạo Chúa chân chính thì ai tử vì đạo thì chỉ là do ngta bách hại chết vì miền tin theo đạo ,theo Chúa,chớ không ai được phép tự tử hay tự huỷ hoại mạng sống bản thân chính mình vì bất cứ lí do lí tuởng gì rồi gọi là tử đạo,tự quyết mạng sống mình là tự theo ý riêng, là xem như đi ngược ý muốn của Chúa ,điều này khác với phật giáo và hồi giáo về cách hiểu về tử đạo ,
ThíchThích
Interesting!
ThíchThích
Tôi không cho rằng VN đang xây dựng trên triết lý Phật giáo. Thật khó để xác nhận hiện nay Việt Nam đang xây dựng trên nền tảng triết lý nào? Một sự mơ hồ về chủ nghĩa Mác-Lê, tàn dư của triết lý nho giáo, sự hoài nghi về Cơ đốc giáo, Phật giáo bị quốc dân hóa…Có thể nói hiện tại Việt nam không xây dựng trên một cơ sở triết lý cụ thể và rõ ràng nào!
Với sự cai trị của chủ nghĩa cộng sản theo thuyết vô thần thì liệu quan điểm cho rằng: “Bình minh Christ giáo sẽ đến cho dân tộc Việt Nam” sớm đến có ảo tưởng quá chăng?
Thanks
ThíchThích
Phật giáo Việt Nam đã biến tướng, đã bị biến dạng, đã trở thành một thứ niềm tin dân gian tạp nhạp. Giới tu sĩ Phật giáo muốn ăn gì thì ăn, muốn uống gì thì uống. Hầu hết họ thường nhậu nhẹt rượu chè, nhảy nhót, ca hát đủ thứ nhạt đời một cách thoải mái. Họ muốn nói gì thì nói, muốn cúng lạy ai, thần thánh phương nào tùy thích. Các tu sĩ Phật giáo là những thành phần có quyền lực, thế lực và hưởng thụ tiền bạc, phương tiện vật chất, hướng khoái lạc trần tục hơn bất cứ giới nào chỉ sau những cán bộ cao của cộng sản Việt Nam. Phật giáo Việt Nam hiện nay
không có một triết lý rõ rệt ngoài tìm mọi cách để kiếm tiền cúng dường của người mê muội. Phật giáo Việt Nam đã trở thành một thứ mê tín dị đoan pha trộn đủ thứ mê tín dị đoan trên khắp thế giới nhất là thế giới của các nước lạc hậu của Châu Á.
ThíchThích