Đây là những cảnh sát ở Paraguay. Paraguay là nước thuộc địa cũ của Tây Ban Nha. Các chiến sĩ cảnh sát đưa ra thành phố, cầu xin Chúa chữa lành cho đất đai. Dân chúng đi qua đường đáp: “Amen.”
Trong nền văn hóa Tây Ban Nha, Thượng Đế là nguồn chủ sự sinh tử, họa phúc. Ở Paraguay, đạo thờ Trời chẳng phải là đạo lạ. Ngày xưa, giai đoạn đế quốc Inca, họ đã thờ Trời rồi.
Một nhà khoa học, khi làm việc, cần lật đi lật ngược vấn đề. Họ có thể đặt giả thiết là không có Thượng Đế. Hoặc, có một Thượng Đế khác nằm ngoài cha con Giê-hô-va – Giê-su. Cho đến này, chưa có một tài liệu khoa học nào chứng minh được là có Thượng Đế, cũng chưa có tài liệu nào phủ nhận được là không có Thượng Đế. Mọi thứ nhân danh khoa học để nói rằng có hay không có Thượng đế chỉ là suy diễn. Nhưng, một điều chắc chắn là, một xã hội tin tưởng có Thượng Đế rất khác với một xã hội không tin có Thượng Đế.
Trung Quốc có thời loại bỏ Thượng Đế ra khỏi “hiến pháp”. Đó là thời nhà Minh. Minh giáo Ba Tư, sử dụng Chu Nguyên Chương, lật đổ được chính quyền nhà Nguyên, thành lập vương triều nhà Minh.
Do bị sốc văn hóa, nên cảnh sát thời nhà Minh cực kỳ hiếu sát. Cha con Vương viên ngoại, Vương Thúy Kiều dù ăn ở hiền lành cũng bị vạ.
“Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.”
(Nguyễn Du)
Song, như chúng ta đã nói, một nền văn hóa thấp hơn sẽ bị một nền văn hóa cao hơn thâu hóa. Cho nên, Minh giáo đã bị Nho giáo thâu hóa. Chính vì vậy những đời vua cuối đời nhà Minh hóa ra lại là những bậc minh quân.
Các nhà nghiên cứu về luật học nhận thấy, Trung Hoa có rất ít điều luật. Những điều luật đó lại rất tiến bộ, giống với công pháp quốc tế. Nho giáo nhìn nhận Thượng Đế ban họa và giáng phúc. Sĩ phu Trung Hoa nhìn vào thiên nhiên mà tạo luật. Nhờ đó, luật Trung Hoa đầy đủ mà súc tích. Nhờ Nho giáo, trong vòng 2500 năm, Trung Hoa không cần cảnh sát, điều làm học giả Anh rất ngạc nhiên. Đến thời nhà Tống, cả phủ Khai Phong rộng lớn cũng chỉ cần 5 viên cảnh sát. Thời nay, ở Trung Quốc, cảnh sát có khi đông hơn dân.
Luật pháp súc tích và mô phỏng thiên nhiên, nên sai nha không dám lộng hành. Một nền văn hóa thờ Trời, văn hóa cảnh sát là văn hóa Triển Chiêu, Triệu Hổ.
Giả sử không có Thượng Đế thì đương nhiên không có mối thống nhất các mối nhân luân. Khi đó, luật pháp trở nên bất hợp pháp, việc cướp bóc lại trở nên hợp pháp vì người ta tạo ra các điều luật, sắc lệnh, nghị quyết,… để bảo trợ cho chúng. Đây chính là thứ văn hóa nhà thơ Nguyễn Duy giễu cợt:
“Cướp xưa băng nhóm làng nhàng,
Cướp nay có đảng có đoàn hẳn hoi.
Có con dấu đóng đỏ tươi”.
Paraguay giành được độc lập từ Tây Ban Nha vào ngày 15 tháng 5 năm 1811.
Bên Paraguay, thừa hưởng tinh thần hiệp sĩ Thiên Chúa giáo của Tây Ban Nha ( hay Bồ Đào Nha) để lại. Cảnh sát ở đây có tinh thần hiệp sĩ. Bạn không bao giờ thấy cảnh sát lên làm thị trưởng thành phố hay tổng thống, hay các vị trí dành cho kẻ sĩ. Thường là luật sư, nhà văn hay kinh tế gia trúng cử các chức vụ này. Xã hội vì thế ổn định. Cảnh sát Paraguay thậm chí còn không có tờ báo riêng.
Khi không có nền thống nhất các mối nhân luân thì các nhà soạn luật không biết một điều luật là đúng hay sai để mà ban hành. Do đó, ở các nước không thừa nhận Thượng Đế, thường hay xảy ra nạn thi hành công lý tự phát. Vì đặt nền móng quốc gia trên căn bản một Thượng Đế đã được tin tưởng thông qua kiểm nghiệm, cảnh sát Paraguay được đánh giá là cảnh sát tốt vào bậc nhất hành tinh.
Paraguay sẽ vượt qua đại dịch chăng? Tôi không biết và bạn không biết. Cảnh sát Paraguay cũng không biết. Không biết cho nên mới đi hỏi.
Ước mong đại tướng Tô Lâm và đại tướng Phan Văn Giang đủ khôn ngoan, đầu phục Jesus Christ, hiện thân Đấng Tạo hóa của mình để có thêm sức mạnh. Quì gối, giơ tay đầu hàng Thượng đế là chiến thắng vĩ đại nhất mà con người có thể đạt được.
ThíchThích