Vì sao người học triết bị thui chột khả năng suy tư?

Tượng thinking man (người suy tư). Ảnh tư liệu.

Ngày nay, nhiều người học triết bị thui chột khả năng suy tư. Trong xã hội không còn những tiểu luận vang bóng một thời như tạp chí Phương Đông thời đệ nhất và đệ nhị Cộng Hòa. Vậy, ta đi tìm căn nguyên vì sao.

Có người nói do nguyên nhân thể chế chính trị. Điều này chiếm khoảng 40% nguyên nhân. Đồng ý rằng thể chế chính trị bọp chết các thiên tài triết lý. Một trang mạng triết học mọc lên, dựng tường lửa không cho truy cập. Một nhà lý luận xuất hiện, chặn không cho có việc làm. Trường hợp nặng nữa thì chặn chỗ ở và triệt hạ nhân cách. Chúng ta đã chứng kiến đủ rồi. Nhưng, nó chỉ chiếm 40%.

Bởi vì, những người chạy sang được nước ngoài, cũng không có tiểu luận triết xứng tầm. Lâu lắm rồi không xuất hiện những người như Schopenhauer, Heidegger, K.Jung, Kierkergard. Mặc dù ở Đức, ở Ý, ở Pháp thì tự do, không ai sang đó đe dọa bạn và gia đình cả, thì cũng vắng bóng triết gia tốt. Vậy nên, ta nói, 60% nguyên nhân làm cho nền triết học Việt Nam bị như ngày hôm nay là do bản thân nội tại của nó.

Thứ nhất, về chương trình đào tạo. Ngành triết học trong trường ốc bắt sinh viên học đủ 180 mục triết. Thực chất, đó là học lịch sử các trường phái triết học chứ không phải học làm triết. Điều này giống như đào tạo kỹ sư xây dựng bằng cách cho nó đi tham quan các công trình kiểu cỡi ngựa xem hoa, ra trường nó miêu tả được hình dáng các trường phái kiến trúc chứ không biết tính sức bền vật liệu, đặt cọc, thép…

Do đó những năm gần đây người ta sửa soạn cho ngành triết văn. Ngành triết văn đào tạo ra triết gia, tức là người làm triết khi có vấn đề cần giải quyết trong xã hội, trong khi ngành triết học chỉ đào tạo ra người biết lịch sử các trường phái triết. Hai ngành này khác nhau, như kỹ sư xây dựng khác với chuyên viên địa ốc.

Thứ hai, đa số những người học triết mắc bệnh xảo ngôn.

Đi học, bố mẹ cho tiền, giáo hội cho học bổng, nhà nước cho ưu đãi. Vì vậy, người ta có xu hướng bảo vệ quan điểm cuả gia đình, hoặc giáo hội, hoặc nhà nước. Họ tin rằng mình là người tốt, và ra sức bảo vệ quan điểm đó, bằng những giọng văn ôn tồn từ tốn, người ngoài không biết là xảo ngôn.

Ví dụ, có một giáo hội nọ thời điểm A1 thì có vẻ tốt, sang thời điểm A2 thì hóa ra xấu. Cô cử nhân triết học nói rằng đó là do đời sau (A2) làm hư, chứ không phải do đời trước ( A1) vốn hư. Khi nói ra những lời ấy, cô cử nhân triết học nghĩ rằng mình đang bảo vệ giáo hội, bảo vệ lẽ phải.

Đối với những loại xảo ngôn như vậy, phải cho khoa học tự nhiên vào cuộc. Người ta cho kinh điển ban đầu (A1) vào một cộng đồng mô phỏng. Máy tính xổ ra kết quả, đầu ra của cộng đồng đó rất xấu. Đem kết quả cho cô cử nhân triết học coi, cô này rất ngạc nhiên. Giáo hội hư từ A1 chứ không phải hư từ A2, tức là hư từ trong chủ thuyết, chứ không phải hư ở người thực hành.

Điều gì sẽ xảy ra nếu cô cử nhân triết học không biết kết quả mô phỏng toán học mà vẫn tiếp tục đi bảo vệ chủ thuyết cũ? Đặc biệt, nếu cô này lên được thạc sĩ, tiến sĩ, hoặc giáo sư thì lại càng nguy hiểm hơn. Cô giáo sẽ tẩy não học sinh.

Ta phân biệt giữa “nhồi sọ” và “tẩy não”. “Nhồi sọ” là nhét quá nhiều sách vở vào đầu một người, khiến người đó bội thực. “Tẩy não” không phải là “nhồi sọ”, nhưng “tẩy não” làm cho con người không còn khả năng nhận biết đúng sai thiện ác. Ví dụ, các nông dân bị Polpot tẩy não bên Campuchia hay các học sinh bị tẩy não tham gia phong trào Black Lives Matter năm 2020 ở Mỹ. “Tẩy não” nguy hiểm gấp nhiều lần so với “nhồi sọ”. Thậm chí, nhiều người “giỏi” cũng bị tẩy não.

“Mặt đất hoang tàn và tối tăm.” May mà có chiếc máy tính làm lộ rõ ra tất cả. Thời gian trôi qua đủ lâu ( khoảng 2000 năm) để cho chủ thuyết lộ rõ ra bản chất.

Vì triết học, thần học phần đa là xảo ngôn, nên mới đẻ ra nạn vô thần. Người vô thần nói rằng thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu không có tôn giáo ( giáo sư tiến sĩ Nguyễn Hữu Liêm, Mỹ). Không có tôn giáo thì thế giới sẽ như thế nào? Ok. Đưa thuyết vô thần thuần khiết vào trong máy tính. Kết quả máy tính chạy ra thì rất công bằng. Kết quả đầu ra cũng rất là dở, xã hội mô phỏng những người vô thần càng hủy diệt nhanh hơn. Ông Nguyễn Hữu Liêm nếu thấy kết quả mô phỏng thì hẳn là hết xảo ngôn.

Vì sao ngành triết học của thế giới bị hỏng, đến đây bạn đã hình dung ra. Vì không mô hình hóa toán học được cho các chủ thuyết, nên sa vào nạn toàn cầu hóa, chủ thuyết nào cũng được, tôn giáo nào cũng tốt, vô thần càng không sao.

Đối với những thứ lẩu thập cẩm này, đem chúng đi kiểm nghiệm. Từ triết học Socrates đến triết học Kant, Hegel chiếm phần lớn thời lượng, từ Jean Paul Sartre đến Hippy, từ Bà La Môn đến Phật giáo…ôm bảng điểm dưới mức đầu ra về nhà cả.

Người ta nói, có ổ khóa thì có chìa khóa. Ngành triết văn ( philo-lettres) ra đời là hợp lý. Ngành triết văn cho biết, chủ thuyết, triết lý tiến bộ nhất hiện nay là chủ thuyết Tân Dân Chủ ( New Democracy). Máy tính cho điểm cao nhất. Gặp nhau ở Paris, giáo sư của chủ nghĩa Marx lẳng lặng cáo bệnh rồi lui, y hệt như khi bóng tối gặp ánh sáng là chạy trốn, cũng với tốc độ ánh sáng.

Chủ thuyết Tân Dân Chủ là bản nâng cấp hoàn hảo nhất của Thái Bình minh triết, tức là triết Việt ta, cái nôi của văn minh phương Đông.

Sài Gòn, ngày 21 tháng 7 năm 2021.

Lê Minh Tôn.

Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com 

Trợ lý: beauteme@gmail.com (gặp cô Nguyễn Hạnh).

10 bình luận về “Vì sao người học triết bị thui chột khả năng suy tư?

  1. Nguyên nhân là do các đối tượng tào lao trong đấu kiếm pháp trường triết học đã bị hạ gục.
    Tại sao?
    Tại vì, tự trong bản chất tự tính thể của các sự vật, sự kiện, hiện tượng trong tự nhiên đều mang tính đặc trưng thể tính luận của nó, nó là riêng mình và chỉ nó là duy nhất tính.
    Như vậy các sự … quanh ta đều mang một nội hàm riêng biệt về tính triết học tự cá thể, nó không dễ bị nhào nặn pha tạp vào nhau, đó là tính triết học trong tự nhiên.
    Khi còn người bị ma tà cà rập, nó bắt đầu mang tính đối kháng nhau, tựa như ánh sáng và bóng tối. Thực chất ánh sáng và bóng tối là một cặp đối thể bị tách rời. Nó luôn luôn tồn tại trên hai đường thẳng song song, được phát sinh từ một đường cong đầy 360•.
    Từ mỗi bản chất mang riêng một tính học triết luận khác nhau.
    Triết học phát triển xã hội loài người, được phát triển tự tính nhiên như sự phát triển của một cá thể nhân sinh từ khi hoài thai trong lòng mẹ đến lúc trưởng thành.
    Xã hội chủ nghĩa không thể là một nền triết học nhảy cóc soi dẫn con người phát triển theo chiều hướng bị đột biến gene sinh hóa như trong môi trường lai tạo giống.
    Các học thuyết ánh sáng và bóng tối như: duy tâm duy vật, duy nhất tính hay lưỡng thể tính, đều bị đánh gục trước sự anh minh của triết học tự nhiên duy nhất tính.
    Riêng về các nền triết học bảo thủ cố chấp văn hóa vùng miền, nó không phải là nền minh triết cho nhân loại; mà nó mang tính hủ cựu văn hoá man dại tự tôn hạ đẳng trị.

    Vì thế các nhóm triết gia triết học bùi nhùi sẽ không còn chỗ đứng trong tương lai.
    Triết làm gì cho đâu cái đàu
    Tôn Phi ⚒️😂.

    Thích

  2. Chưa hiểu về Nguyễn Hữu Liêm mà đã vội vã hấp tấp tấn công Nguyễn Hữu Liêm. Tôi chưa từng thấy ai liều lĩnh bạt mạng như Tôn Phi. Ông này đang cần được trị liệu triết học.

    Thích

  3. Máy tính chỉ là sản phẩm của con người, không phải là Tạo Hóa. Dó đó không thể kết luận những thứ “đút vào” đó cho ra kết quả tốt là thứ đó tốt. “Chỉ cây đời mãi xanh”. Đương nhiên, không có triết học thì cây đời khó mà xanh tươi.

    Thích

  4. Viết hay , hành văn cuốn hút ; lập luận chặt chẽ , lý và luận luôn quyện với nhau thông qua những khảo sát rất thực , rất bình dị ngoài xh đời thường : Xuất sắc !.

    Thích

  5. Nhớ thời đi học, 6g45 sáng phải có mặt ở lớp. Bụng đói, não hoa, thầy dạy triết buổi đầu oang oang: triết học là môn khoa học, mà người sáng tạo ra triết học phải là người dư ăn thừa mặc, dư thừa thời gian để chiêm nghiệm suy ngẫm,…chỉ ngần ấy thôi cái bụng nó lại sôi sùng sục.
    Thế mới biết, học triết học, suy ngẫm triết học hay sáng tạo triết học cũng cần những điều kiện cụ thể.

    Thích

      1. Tôn Phi trong thời buổi hiện nay, ở VN thì không có điều kiện để sáng tạo triết học. Còn suy ngẫm triết học hay học triết học thì nên phản biện thực tế xã hội Việt Nam và chính xã hội VN trong xu hướng của thế giới hiện tại và tương lai. Sự phổ biến phản biện, theo góc nhìn hay quan điểm triết học như vậy mới thực tế và mong thúc đẩy thay đổi được hiện tình đất nước.

        Thích

  6. 1. Ở bất kỳ đất nước nào và ở mọi thời điểm nào, bọn học trò mặt trắng, đặc biệt là cái lũ vỗ ngực rằng mình đã có bằng cử nhân VĂN TRIẾT gì đó, nếu chúng sa vào con đường HỌC PHIỆT hoặc GIÁO PHIỆT lại a dua theo đóm ăn tàn đi theo bọn CHÓ LỢN là bọn QUÂN PHIỆT QUỶ TƯỚNG (chú ý: CHÓ LỢN khác với CHÓ, LỢN hoặc CHÓ và LỢN nhé), thì, mọi thứ Triết học dù cao minh đến mấy cũng bị bọn chúng coi thường, vì lũ CHÓ LỢN này luôn nghĩ mình là LÃNH TỤ ở một việc gì đó và chỉ luôn lấy “THÀNH TÍCH” của mình làm thước đo chuẩn để các thế hệ trẻ phải phấn đấu, theo gương chúng cho đến mãn đời, Triết học là cái con mẹ gì so với thành tích vào sinh ra tử của chúng?
    2. Triết học phải chết tức tưởi ở những nơi bọn CHÓ LỢN cầm quyền, vì chúng sẽ biến bọn học trò mặt trắng làm công cụ và bắt bọn đó mượn Triết học lừa bịp dân chúng: Nhân dân chỉ thấy ánh sáng chói lòa khi kính cẩn nhìn vào LÃNH TỤ, kèm theo việc Triết học có nhiệm vụ dọa nạt dân, không để cho dân nhìn lén sau lưng LÃNH TỤ (trong sáng vì dân hay thối tha bẩn thỉu thì đều ở chỗ sau lưng này)
    3. Bạn nào muốn học Triết học tử tế thì cần nghiên cứu kỹ về Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn nhé, ông ấy là vị NHÂN TƯỚNG của cõi đời này, đồng thời, là ông tổ của mọi thứ Triết học nhân sinh đấy!

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s