Điểm 10 môn văn ở Đức và điểm 10 môn văn ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, khoảng hai chục năm trở lại đây, làng văn học có nhiều tiến bộ. Trong bài này, xin nói về 2 gương mặt được xướng tên nhiều. Một là Bảo Ninh, hai là Nguyễn Huy Thiệp. Về Nguyễn Huy Thiệp và Bảo Ninh. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp được đăng ở Pháp khá chạy, nhưng không sang được Đức.

Ở Đức, tượng đài văn học bất hủ là Franz Kafka. Thành danh ở Đức vừa khó vừa dễ. Dễ vì ở Đức, tác giả có tác phẩm là được in, không bị ai làm khó khăn. Khó là ở chỗ, nhiều người giỏi, tự do phát triển như vậy, nên leo lên được hàng trên cùng là chuyện khó khăn quá đỗi, trừ khi anh là nhà tư tưởng đặc biệt.

Ở Việt Nam, khen đi khen lại câu chuyện Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố. Người Việt cho là hay, dựng thành phim, sang châu Âu dự thi, bị đánh cho 1 điểm. Hỏi vì sao, thưa châu Âu người ta không chấp nhận chuyện bán con như Ngô Tất Tố. Trường hợp Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh cũng vậy. Trường hợp các bài văn đạt điểm 10 trong các kỳ thi trung học phổ thông cũng vậy. Nhìn sang Đức, các tác phẩm của Franz Kafka vừa đúng theo tiêu chuẩn thần học, vừa đúng theo công pháp quốc tế. Vì thế chúng trở thành tác phẩm kinh điển, vượt thời gian một, hai trăm năm. Ngược lại, các tác giả ở Việt Nam chủ yếu lấy nước mắt độc giả, non kém về thần học, nhầm lẫn về công pháp quốc tế, cho nên tuổi thọ của một tác phẩm văn chương chỉ khoảng hai mươi năm. Các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp yếu về thần học. Các tác phẩm của Bảo Ninh yếu về công pháp quốc tế. Về sức khơi gợi không thể bằng Franz Kafka.

Năm nay, bạn có nhớ nội dung bài văn đạt điểm 10 năm trước không? Thưa không. Năm sau, bạn có nhớ nội dung của bài văn đạt điểm 10 năm nay không? Thưa không. Các bài văn ấy thỏa mãn nội dung sách giáo khoa mở rộng, phục vụ cho một kỳ thi. Vì không đạt chuẩn khoa học và chuẩn công pháp quốc tế nên thường nhanh tàn, được chấm điểm cao là nhờ xúc động. Vì sao? Vì người chấm bài là người học ngành sư phạm ngữ văn chứ không phải là người học cử nhân khoa học văn chương ( ngành văn học). Sinh trưởng trong môi trường văn học như thế, cho nên khi lên quan chức sẽ nói ra những câu văn rất hàm hồ.

Nhìn sang nước Đức, bài văn của Franz Kafka thì trường cửu, vì nó sáng tác dựa trên kinh điển, cho nên Kafka trở thành kinh điển của kinh điển. Quan chức Đức, trưởng thành trong nền văn hiến tốt, nói chuyện trên truyền hình rất dễ nghe.

Ảnh: Kafka và Felice.

Ảnh tư liệu: Kafka và vị hôn phu Felice.

Trong xã hội Việt Nam, những giá trị bị đảo lộn. Có những câu văn rất rẻ tiền nhưng lại được tôn lên như hàng danh ngôn. Ví dụ, câu “Con người luân hồi và vì thế nên ăn chay để tránh sát sinh”. Đem câu nói kể trên, cho vào máy điện toán, áp dụng cho một xã hội mô phỏng. Máy cho 2 điểm. Đây là câu nói lấy nước mắt độc giả ( đám nghệ sỹ Showbiz hay dùng thủ thuật này), nhưng lại vang danh trong một nền văn hóa bị đứt gãy. Nếu đọc Kafka, có thể bắt đầu bằng cuốn Lâu đài, để thấy trình độ họ cao như thế nào.

Đất nước Việt Nam đang ở trong pha cuối cùng của văn minh Phật giáo. Vì vậy, chưa thể có văn hào. Đến khi nền chủ đạo của dân tộc trở lại, lúc ấy sẽ có văn hào, thi hào nhiều vô số.

Ngành văn chương ở Việt Nam hiện rất yếu. Ngành văn yếu là cả xã hội yếu theo. Nước nào ngành văn yếu là ngành luật yếu. Hướng đi của văn học cần chấn chỉnh lại cho đúng định hướng văn học.

Lê Minh Tôn

tonphi2021@hotmail.com

Trợ lý: tonthanck@gmail.com

Phone, Whatsapp, Viber, Zalo, Telegram: +84344331741.

13 bình luận về “Điểm 10 môn văn ở Đức và điểm 10 môn văn ở Việt Nam.

  1. Thầy Thêm, tác giả giáo trình Cơ Sở Văn Hóa VN, và quý cô Hiệu trưởng, các thầy HP đại học KH XHNV HCM nên đọc các bài của bạn trẻ này, để thay đổi hướng đi và con đường mòn Hồ Chí Minh sai lạc.

    Thích

  2. Truyền thông VN vài năm gần đây hay đưa tin về điểm số của kỳ thi THPT Quốc gia, mà cái điều đáng nói là cứ hay đưa tin về những bài thi ngữ văn được điểm 9, điểm 10. Liệu điều này có xứng đáng để đưa lên mặt báo?
    Anh Phi thử quan sát xem có quốc gia nào đưa tin về những bài thì ngữ văn được điểm 9 và 10 trong các kỳ tuyển sinh đại học không? Có khi chỉ mỗi VN làm vậy quá! Việc đưa tin của VN có tác dụng gì? Theo em thì chả có ý nghĩa hay giá trị gì sất.
    Những năm chúng ta còn thi kỳ thi đại học do mỗi trường tự chủ trì chấm thì hầu như không có bài thi ngữ văn nào đạt điểm 10. Tại sao bây giờ lại có những con 9, con 10 trong môn Ngữ văn? Là do level của học sinh đã tăng hay tiêu chí cho điểm của giám khảo đã giảm? Con điểm 10 đó đã đáng để hãnh diện?

    Thích

  3. Mình đồng ý với tác giả ở chỗ: ở Phương Tây ko chấp nhận việc chị Dậu bán con. Làm như vậy là thiếu tình thương trách nhiệm đối với con cái, rất đáng trách, đây là một điều mâu thuẫn, ko nên có trong khi khắc họa hình tượng chị Dậu-người phụ nữ VN luôn yêu chồng thương con hết mực.

    Thích

  4. dạy tắt đèn của ngô tất tố và chí phèo thì chừng nào dân giàu được. em là học sinh giỏi văn nhưng em thấy học văn nó nhảm quá nên bỏ chỉ chọn khối a

    Thích

  5. Hồi Học lớp 9 Thầy Uyên hiệu phó trường lấy đi thi học sinh giỏi văn, chả ôn luyện gì, Thầy cho mượn mấy cuốn sách luôn mà chẳng thèm đọc. trước bữa đi thi thì bị tai nạn sưng hết đầu gối không đi được. lần đầu đi thi học sinh giỏi nên ráng đi dù bị đau. vô phòng đề thi mình nhớ là phân tích “bài thơ con hổ” vẫn còn nhớ vài câu ” Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, ta nằm dài trông ngày tháng dần qua…..” Nói chung là ráng viết nhiều cho dài rồi cũng đậu. Thi chuyển cấp vào cấp 3 mình điểm cao nhất trường môn văn 9đ,mà hồi đó môn văn là viết chứ không phải trắc nghiệm nhé nên 9điểm thời đó là khó. Khi lên cấp 3 thầy hiệu trưởng hỏi thích chọn lớp chuyên văn hay toán (do tất cả các môn đều điểm cao). mình nói chọn toán do mình thấy học văn nhảm mà ko biết vì sao. Sau này làm giáo viên mới hiểu trong tất cả các môn học thì môn văn là môn quan trọng nhất. Văn học là nhân học, là học làm người. Trong khi văn việt nam đưa các tác phẩm có chí phèo, lão hạc, thị nở… những nhân vật chỉ làm cho người ta thương cảm và oán hận cuộc đời thôi chứ nó không giúp người ta hướng tới sự tiến bộ và thay đổi. Bây giờ ở độ tuổi này vẫn luôn tìm những câu chuyện, bài viết, câu nói mỗi ngày để chiêm nghiệm, để thấu cảm cuộc đời để tâm hồn và con người mình ngày càng sâu sắc hơn. Nguồn cảm hứng lớn nhất phải nói đến là cuốn kinh thánh, nguồn cảm hứng vô tận. Cháu con chị gái đợt rồi Thi khối C (điểm rất cao) sẽ trở thành giáo viên dạy văn trong tương lai. mình lo ngại vì nó lại được học tác phẩm nhảm thì nguy to, phí thời gian. Tác phẩm văn học nước ngoài nó có tuổi thọ đến 100 năm, việt nam 20 năm đã vứt rồi, còn kinh thánh thì là 4000 năm rồi vẫn đầy dẫy sự sâu nhiệm cần khám phá

    Thích

  6. Vì “văn” là “nhân”, “nhân” là “văn”!!!!!
    Hãy đọc thật chậm, nghiền ngẫm, và hy vọng bạn sẽ sáng tỏ được vài điểm trong cuộc sống hiện tại của xã hội mình. ❤

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s