Hậu quả của việc mở trường đại học tràn lan.

 

Lê Minh Tôn

Thời trước, ở miền nam chỉ có khoảng 10 trường cơ bản. Bách Khoa Đà Nẵng, Kỹ thuật Phú Thọ ( nay là Bách Khoa Sài Gòn), trường Y Dược Sài Gòn, trường Luật khoa, Nông Lâm, Nha Trang ( chuyên về thủy sản), trường Văn Khoa chuyên khối ngành văn-sử-triết, về chính trị học có Học viện chính trị kinh doanh Đà Lạt ( sau này đổi tên là đại học Đà Lạt). Đặc biệt, trước 1975 trường quốc gia hành chánh là 1 đại học của Việt Nam Cộng Hòa mà cho đến nay vẫn chưa có trường nào thay thế nổi.
Chỉ khoảng 10 trường đó thôi đủ để làm nên một miền nam huy hoàng. Nền đạo đức tư bản Nho giáo của Sài Gòn không cho phép mở trường ồ ạt, một khi đã mở trường thì phải đạt đẳng cấp quốc tế.

Thời nay, từ năm 1998 đến 2009, có 312 trường đại học, cao đẳng thành lập, nghĩa là trung bình cứ gần hai tuần lại có một trường đại học, cao đẳng ra đời, đông như gà con. Mở đại học tràn lan dẫn đến việc, luật sư Việt Nam không thể đấu tòa quốc tế, bác sĩ Việt Nam thì đến Cam-pu-chia cũng không cho làm. Nước Pháp ngày nay đại học phổ cập, giá rẻ, nhưng vài năm sinh viên sẽ tự đào thải và chọn con đường lập nghiệp khác.

Ngày nay, ở Việt Nam, người ta đều chứng kiến nghịch lý sau: về điểm đầu vào, đại học Bách Khoa Hà Nội cao hơn đại học Bách Khoa Sài Gòn, nhưng về đầu ra, chuẩn kỹ sư của Bách Khoa Sài Gòn lại cao hơn Bách Khoa Hà Nội. Đó là nghịch lý thứ nhất.

Thời Sài Gòn, các giáo sư tìm tòi và giảng dạy kinh điển dân tộc, trong điều kiện chiến tranh loạn lạc. Ngày nay trong thời bình, người ta lại dạy văn hóa hậu trường, không dạy kinh điển dân tộc, mặc dù có sẵn sách vở tài liệu thời Văn Khoa Sài Gòn để lại, chỉ việc đưa ra áp dụng. Đây là nghịch lý thứ hai.

Hiện nay, tỉ suất sinh con giảm. Các trường thiếu sinh viên, trong khi chi phí tiêu pha ngày một tăng. Nhiều trường đề xuất tăng mức học phí.

Việc tăng mức học phí chỉ áp dụng được tại các nước tư bản. Tại Hàn Quốc, chi phí học đại học cao ngất ngưởng, bố mẹ sinh con ra là làm quần quật, bỏ tiền vào ống heo để cho con đi học đại học sau này. Việt Nam không phải là nước kinh tế thị trường như Hàn Quốc, tăng học phí đồng nghĩa với tăng bất công trong xã hội.

Tấm bằng đại học là tấm vé vào đời gần như bắt buộc ở Việt Nam, đối với những học sinh con nhà nghèo. Vì vậy người ta mở trường ào ạt, đùa nhau rằng giáo sư đông hơn sinh viên. Ở bên Úc, bạn tôi kể, trong trường, vườn rất rộng. Hươu, nai chạy tung tăng trong trường. Ở Việt Nam, do tiết kiệm không gian, nên con người gần như bị nhét trong những khối bê-tông vô giá trị, không thể có hươu, nai như bên Úc. Và giả sử có, thì người Việt cũng bắt làm thịt ăn.

Việc nhét qúa nhiều trường vào một thành phố nhỏ dẫn đến hai vấn nạn:
Một là ngập lụt, ô nhiễm môi trường.Lúc xảy ra tình trạng khẩn cấp thì cả thành phố ôm nhau chết đói.

Hai là khuyến khích nạn bỏ quê lên thành phố. Thành phố tập trung quá nhiều tiền, ở quê một đồng làm cũng không ra.

Ngày nay nên dời các trường ra ngoại ô. Ví dụ, dời trường y dược về An Giang, dời trường cảnh sát về Trà Vinh,… để các tỉnh lẻ này được kích cầu kinh tế. Người thất nghiệp rất nhiều, họ có thể cung cấp ăn, uống và dịch vụ cho sinh viên. Bên Mỹ, các bậc phụ huynh có xu hướng cho con đi học trường truyền thống, trường ở nông thôn, để con có không gian rộng, môi trường thoáng đãng.

Không thể nói Việt Nam nghèo là do thiếu người giỏi được. Do Thái thời tái lập quốc gia (1948), mặt bằng khoa bảng chỉ là trung cấp hoặc thấp hơn. (Những người có bằng đại học và giới siêu giàu khôn lỏi, ở lại châu Âu, không chịu về quê phục quốc cùng đồng bào Do Thái). Văn bằng thấp, nhưng văn hóa của họ quá mạnh. Triết gia Lương Kim Định nói rằng đọc một cuốn kinh thì có giá trị hơn một kệ sách. Một người Do Thái trung bình đều được cha mẹ dạy Kinh Thánh từ nhỏ, được dùi mài trong suốt cuộc đời, nên dù không đến trường thì trình độ của họ đã tương đương cao đẳng văn chương ở Việt Nam. Vì vậy ta thấy những người không có thời gian đến giảng đường vẫn làm nên được một hoàng kim thời đại ở Israel. Bên Việt Nam, bằng đại học rồi mà vẫn nói: “Bánh mì không phải là lương thực, thực phẩm”, “Tăng giá học phí để ngăn tình trạng học đại”,…Không phải là vấn đề khoa bảng, mà là vấn đề văn hóa. Văn hóa Việt Nam yếu như vậy nên đương nhiên sẽ bị các nền văn hóa mạnh hơn ( Mỹ, Do Thái, Hàn Quốc) thâu hóa.

Việt Nam không phải là nền kinh tế tri thức. Việt Nam là nền kinh tế hủy diệt thiên nhiên. Bây giờ, đừng đầu tư tràn lan nữa, hãy đầu tư cho ba ngành chính:
Nông nghiệp, vì nước ta là xứ nông nghiệp. Môi trường, vì chắc chắn sẽ chết.

Triết, văn, vì nước ta là nước văn hiến chi bang.

Y tế, công an, vì văn hóa bệnh viện, công an Việt Nam khá thấp.

Các ngành khác, nhà nước không cần đầu tư, vì tự thị trường đài thọ.

Viết tại quận 7, Sài Gòn, ngày 28 tháng Bảy năm 2021. 

 

Ảnh: Ngôi trường Văn Khoa yêu dấu, nơi tôi hoàn thành 3/4 chương trình, trước khi tốt nghiệp.
Ảnh: Ngôi trường Văn Khoa yêu dấu, nơi tôi hoàn thành 3/4 chương trình, trước khi tốt nghiệp.

Liên lạc tác giả: tonphi2021@hotmail.com

Phone, Whatsapp, Signal, Viber, Telegram: +84344331741.

Trợ lý, Paypal: teacherkimngan@hotmail.com.

Advertisement

20 bình luận về “Hậu quả của việc mở trường đại học tràn lan.

  1. Có nhiều thứ mà trên thế giới chưa ai mần, Vn mần lắm, quá nhiệt tình luôn, bất chấp hậu quả làm càng ,dù đó là chiều không gian không ai thèm quan tâm tới bởi sự vô lý của nó

    Thích

  2. Người Do Thái biến mọi thứ phức tạp thành công việc đơn giản, còn giáo dục bên ta công việc đang đơn giản tự nhiên làm nó rối tung mù lên.

    Thích

  3. Bài viết hay.
    Bài viết ngắn gọn nhưng phản ánh được thực trạng đen tối và bể tắc về giáo dục đất nước.

    Loạn trường, loạn bằng cấp, loạn học vấn, loạn học vị mà không có đẳng cấp quốc tế, không có tri thức, không có phát minh học …

    Cứ nhìn cách phát ngôn nổ như sấm đến cách nói năng chợ búa, hành xử bạo lực , của đám quan lại từ nguyên thủ quốc gia, cảnh sát giao thông, bác sỹ trong bệnh viện, quân nhân với nhau trong quân đội, đến dân phòng kiêu binh, và bạo lực học đường giữa học sinh với nhau …thì biết đất nước nát bét, đạo đức xuống tận tầng đáy của ao từ rồi.
    Vì đâu ra nông nỗi này?

    Thích

  4. Ok 👍.???/ Triết Lý Giáo Dục Của Việt Nam 🇻🇳 Ta Do Thiết Chế Toàn Trị Tạo Ra Trật Tự Giai Cấp Công Nông Binh Trí Đã Bị Tha Hoá .???/ Trí Thức Việt Bị Lưu Manh Hoá Để Tồn Tại Cùng Đồng Loã Với Lũ Lưu Manh Được Trí Thức Hoá Để Tạo Ra Một Xã Hội Toàn Trị .???/ Mà Bộ Máy Công An Trị Được Thiết Chế Toàn Trị Biến Xã Hội Đương Đại VN Thành Một Trại Cải Tạo Khổng Lồ Mà CAi Ngục Thành Nhà Giáo Nhân Dân .???/ Biến Toàn Bộ Công Dân Của Nó Thành Đối Tượng Bị Quản Lý & Treo Trên Đầu Mỗi Cá Nhân Ấy Một Cái Án Vô Hình Bất Kỳ Mà Ngành Tư Pháp Gọi Bằng Một Thuật Ngữ Là NUÔI ÁN Để Làm Thịt Từng Con Trong Cái TRẠi SÚC VẬT Vô Hình Này Vậy .???/

    Thích

  5. Tiếc là những trăn trở, ý kiến của một người trẻ như anh Phi đây lại không đến được nơi nó cần đến.
    Thích ý tưởng chuyển một số trường học về một số vùng quê, để kích cầu kinh tế, thoáng đãng. Có điều, người đề xuất ý tưởng này có liệu đến những vấn đề phát sinh khác như di dời đến đột ngột thì cũng sẽ ảnh hưởng đến môi trường tại địa phương đó chẳng hạn.

    Thực ra em thấy lâu nay, học phí đại học của VN vốn cũng không rẻ đâu. Nhưng tại cái mộng khoa cử bấy lâu nay của người Việt từ thời trung đại nên lúc nào cũng đổ xô cho con em mình học đại học thôi.

    Và phải chăng nguyên nhân bị đào thải là vì khi còn ở trường đại học đã không học thật?

    Thích

  6. 1. Vào những năm 80 của tk trước, bản nhân có anh bạn đang là gv Toán của trường Cao Đẳng Sư Phạm Đồng Tháp, do vì biết ông Tố Hữu ký văn bản chuyển giao các trường CĐSP về cho địa phương quản lý với mục tiêu phấn đấu trở thành cơ sở giáo dục Đại Học, nên bản nhân đã khuyên anh bạn đăng ký học Thạc sĩ và mau chóng trở thành Tiến sĩ (một cách đi tắt đón đầu khi trường mình được công nhận là Đại Học), thì, bị anh bạn cười vào mặt, cho rằng chuyện này viển vông quá nên anh ấy không quan tâm. Sau đó gần 30 năm, có phong trào Đại Học hóa các trường Trung Cấp, Cao Đẳng thì anh ấy muốn đi học tiếp cũng đã quá muộn rồi. Điều lưu manh là ở chỗ, một số trường CĐSP có vai trò bao quát vùng miền (trước khi thành lập CĐSP cho các tỉnh) như CĐSP Hà Nội, Hải Phòng , Vinh, Huế, Đà Nẵng, TPHCM, Cần Thơ lại không được xét duyệt trở thành các trường Đại Học.
    2. Ông Tố Hữu biết rõ các nhà kinh tế, triết học xuất thân từ từ văn nghệ sĩ thì chẳng ra cái thể thống gì, nên, cũng trong khoảng thời gian đó, Ban Văn Hóa Tư Tưởng luôn khuyến khích các sinh viên năm 3 hoặc năm 4 học khoa học tự nhiên chuyển sang học tập và nghiện cứu triết học, nhưng tiếc thay, cái thời đại học hóa tào lao chi khươn ấy, chỉ có bọn văn nô, sử nô chạy sang học triết và sau này chúng vỗ ngực là đã tốt nghiệp VĂN TRIẾT nhưng chỉ viết được các bài báo tầm thường, còn thua xa các tổ sư của chúng là Lê Thi hoặc Lê Hữu Tầng thôi.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s